Một trong những chủ đề tranh luận muôn thuở trong giới thiết kế là về sự khác biệt giữa UI/UX design là gì. Trong chủ đề hôm nay, chúng ta hãy cùng bàn luận để phân biệt rõ 2 khái niệm UI UX tưởng chừng như giống nhau này và khám phá 3 khóa học UI UX cơ bản.
Xem thêm:
- Học theo lộ trình, trang bị đầy đủ cho hành trình trở thành UI/UX Designer
- Những điều mà mình ước được nghe khi bắt đầu làm UI/UX Designer
- Một số mẹo tiết kiệm thời gian thiết kế trong khóa học Figma tại TELOS
Đâu là cốt lõi của sự khác biệt giữa UX và UI?
Trước khi đi vào phân tích cụ thể đâu là sự khác nhau. Chúng ta hãy tìm hiểu khái niệm UI/UX design là gì.
1. UI - Giao diện người dùng là gì?
Thiết kế giao diện người dùng (hay User Interface Design) là quá trình tạo ra các “điểm liên hệ” giữa người dùng và ứng dụng, trang web hay phần mềm. Tương tự như graphic và web design, UI Designer là một Visual Designer (nhà thiết kế trực quan).
Mục tiêu chính của UI là khiến cho người sử dụng dễ dàng tương tác với các nội dung trên website và ứng dụng. Một sản phẩm được đánh giá là UI tốt khi người dùng có thể nhận được kết quả trải nghiệm tốt nhất với ít nỗ lực nhất có thể. Có thể nói UI là phần bổ trợ cho UX, nếu UX là một tập hợp các nhiệm vụ tập trung vào việc khiến cho người dùng có trải nghiệm tốt nhất có thể thì UI là phần bổ sung của nó; bao gồm giao diện, cách trình bày và tính tương tác. Đó chính là sự khác biệt cơ bản nhất giữa UI UX.
UI là nơi mà người dùng tương tác với sản phẩm
1.1. Sơ lược về lịch sử User Interface
Để tìm hiểu về UI/UX design là gì và sự khác biệt giữa chúng. Trước hết, hãy cùng tìm hiểu về lịch sử User Interface.
Năm 1981, Alan Kay, Douglas Engelbart và các nhà nghiên cứu khác tại Xerox PARC đã phát triển giao diện người dùng đầu tiên, lúc đó được gọi là GUI (graphical user interface).
Năm 1983, Apple giới thiệu Lisa, máy tính đầu tiên có GUI - đây là một cột mốc quan trọng trong sự phát triển của giao diện người dùng, vì Lisa cũng là máy tính đầu tiên được phát triển cho mục đích sử dụng cá nhân, mang khái niệm UI đến với công chúng.
Lịch sử phát triển của UI qua từng giai đoạn
Vào cuối những năm 2000, thiết kế UI trên máy tính bắt đầu xuất hiện những bước thay đổi do sự phổ biến ngày càng gia tăng của điện thoại thông minh. Cuộc cách mạng này đã khiến cho các UI Designer tại thời điểm đó gần như phải “học lại từ đầu”.
Tuy nhiên, sự bùng nổ thực sự xảy ra là vào năm 2007 - khi Apple công bố chiếc Iphone 2G, thiết bị đầu tiên chạy hệ điều hành iOS. Điều đặc biệt hơn mà Apple đã thực hiện vào năm 2007 là cho phép các nhà phát triển bên thứ 3 tạo ra các ứng dụng Web 2.0 và hoạt động giống như các ứng dụng được tích hợp trong điện thoại. Đây là bước tiến lớn làm thay đổi hoàn toàn công việc của một UI Design, tạo ra vô số cơ hội việc làm trong lĩnh vực UI UX.
iOS 1 - Nền móng của UI App Design
1.2. “Sứ Mệnh” của UI Designer
UI/UX Designer vốn song hành cùng nhau, liệu bạn có nhận ra sự khác biệt?
Tương tự như UX Designers, UI Designers làm việc theo phương châm lấy con người làm trung tâm, ưu tiên nhu cầu của người dùng lên hàng đầu. Công việc của UI Designer là đảm bảo giao diện người dùng đẹp và trực quan (có nghĩa là một người có thể điều hướng dễ dàng một sản phẩm mà không cần phải suy nghĩ quá nhiều về những gì họ đang làm). Thiết kế giao diện người dùng cũng giúp hình thành nhận thức của khách hàng về thương hiệu.
Một số công việc mà một UI Designer đảm nhận có thể kể đến như: Iconography, Typography, Phối màu, bố cục…
Công việc chính của UI Designer là thiết kế giao diện
2. UX - Trải nghiệm người dùng là gì?
UX xuất hiện hầu như mọi nơi trong cuộc sống, từ trên giường đến ngoài đường. Bạn ngủ không ngon vì cái đệm quá cứng - do UX tệ. Một quán cafe có quy trình thanh toán khiến bạn (và nhiều người khác) cảm thấy khó chịu - do UX tệ. Vậy nên, hiểu đơn giản thì UX là trải nghiệm mà một con người có được khi họ tương tác với một sản phẩm, một sự vật trong cuộc sống.
UX tồn tại trong mọi lĩnh vực
Các nhà thiết kế UX hiện nay sẽ tập trung vào việc tạo ra các sản phẩm dễ sử dụng và dễ hiểu, nên khái niệm “Thiết kế lấy người dùng làm trung tâm” đóng vai trò quan trọng trong quá trình thiết kế UX. Và cũng là nền tảng cho UI/UX designer mãi sau này.
Một số thuật ngữ mà bạn cần nắm rõ khi bước đầu làm quen với UX Design:
- Hành trình người dùng hoặc con đường mà người dùng đi theo khi tương tác với website hoặc ứng dụng, đồng thời có tác động trực tiếp đến trải nghiệm người dùng. Hành trình người dùng bắt đầu khi mà họ nhìn thấy sản phẩm hoặc quảng cáo về sản phẩm đó.
- Tính cách người dùng: Thiết kế UX bắt đầu bằng việc tiến hành nghiên cứu người dùng. Các UX Designer phải hiểu đối tượng mục tiêu của mình và xác định chính xác những gì mà khách hàng cần từ sản phẩm mà họ thiết kế.
Hành trình trải nghiệm của người dùng
2.1. Sự ra đời của User Experience
Nghe có vẻ mới nhưng thực ra khái niệm về “trải nghiệm người dùng” đã xuất hiện từ 4000 năm trước trước công nguyên. Và bạn biết UX Designer đầu tiên trong lịch sử là ai không? Chính là nhà làm phim hoạt hình nổi tiếng Walt Disney là UX Designer! Nhờ vào phương châm làm việc “The latest technology can be used to improve the lives of people” hay “công nghệ mới được sử dụng để phát triển cuộc sống của con người”, ông được công nhận là UX Designer đầu tiên.
Mãi đến những năm 90, thuật ngữ UX mới được Don Norman đề cập đến khi ông làm việc tại Apple. Don Norman nói rằng ”Trải nghiệm người dùng - bao gồm tất cả các khía cạnh về sự tương tác của người dùng cuối với công ty, dịch vụ và sản phẩm của công ty.”
Giai đoạn phát triển của UX Design
2.1. UX Designer là làm gì?
Sau khi đã tìm hiểu qua một số khái niệm cơ bản nhất, bạn có thể hiểu UX Designer là người tạo ra “trải nghiệm người dùng” cho một sản phẩm nào đó. Hiểu đơn giản hơn, UX Designer tồn tại để làm cho các sản phẩm và công nghệ “có thể sử dụng được”, thú vị và dễ dàng truy cập được đối với tất cả mọi người hoặc một nhóm người nhất định.
Tùy vào doanh nghiệp nơi các UX Designer làm việc thì các đầu việc của họ cũng có những điểm khác nhau nhất định. Tuy nhiên một số đầu việc mà một nhà UX Design “chắc chắn sẽ làm” bao gồm:
- Nghiên cứu người dùng
- Tạo ra chân dung người dùng
- Xác định cấu trúc thông tin của sản phẩm
- Tạo User Flows và Wireframes
- Tạo Prototypes
- Usability testing - kiểm tra khả năng sử dụng
Không chỉ UI/UX Designer mà một người làm UX Design cần có kiến thức về tâm lý, kinh doanh cũng như có nhiều góc nhìn về cuộc sống. Người đời hay gọi là “tấm chiếu rách te tua”. Nếu bạn đang có mong muốn trở thành một UX Design, hãy trải nghiệm càng nhiều càng tốt (như đi du lịch, học thêm nhiều thứ mới, đọc sách…).
Để trở thành UX Designer - Hãy trải nghiệm nhiều nhất có thể
3. Sự khác biệt giữa UI UX Design là gì?
3.1. Cốt lõi của sự khác biệt là gì?
UX là cái có trước và UI là một phần bổ trợ cho UX. UX là hoạt động bao gồm rất nhiều các công đoạn khác nhau, và UI là một trong những công đoạn đó. Đây là sự khác biệt cơ bản và quan trọng nhất để phân biệt giữa 2 khái niệm này.
UI là một phần của UX
3.2 Lấy ví dụ cho dễ hiểu
Bạn là một ông chủ của một trang trại nuôi ngựa. Một ngày nọ, trong thị trấn tổ chức giải đua ngựa. Có một anh chàng cao bồi đến và hỏi thuê con ngựa của bạn. Lần đầu tiên cưỡi thử con ngựa, anh ta bị ngã nhào vì thiếu yên và dây cương. Bạn vội vàng đem cho anh ta 2 vật dụng đó. Lần cưỡi tiếp theo, chàng cao bồi nói rằng anh ấy hài lòng về cảm giác cưỡi ngựa và quyết định sẽ thuê con ngựa của bạn để sử dụng lâu dài. Bạn vui vẻ đồng ý và thế là cả hai đều đạt được những lợi ích của riêng mình.
Trong trường hợp trên, UX chính là cảm giác hài lòng mà chàng cao bồi có được khi trải nghiệm cảm giác cưỡi ngựa và UI là những yếu tố cấu thành nên cảm giác đó (bao gồm con ngựa, yên và dây cương). Quay trở lại hiện thực nào, UX được hình thành để tránh trường hợp khách hàng của bạn bị “té ngựa” khiến cho họ cảm nhận không tốt về sản phẩm. UI chính là những công cụ khiến cho trải nghiệm của khách hàng được trở nên tốt hơn.
UX là cảm giác bạn cưỡi tui - còn UI là tui đó
Trong thị trường cạnh tranh như hiện nay, chỉ cần khách hàng của bạn ”té” một lần thôi, họ sẽ không bao giờ quay lại lần sau và họ sẽ kiếm tìm một “trang trạng nuôi ngựa mới” tốt hơn. Đó là cách phân biệt giữa UI UX.
3.3. Thêm một vài điểm khác biệt nè!
Ngoài ra thì UI UX còn có rất nhiều điểm khác nhau, điển hình:
- UI tạo ra các mẫu thiết kế và sơ đồ để làm cho sản phẩm trông thu hút người dùng hơn. UX tập trung vào việc tìm ra giải pháp cho các vấn đề của người dùng. Nghĩa là UX tập trung tìm kiếm giải pháp, trong khi UI tập trung vào vẻ ngoài của sản phẩm.
- UI quan tâm đến việc làm cho các sản phẩm thú vị khi sử dụng, trong khi UX mong muốn tạo ra các sản phẩm dễ sử dụng. Trọng tâm của thiết kế UX là hành trình khách hàng, trong khi đó UI cố gắng tạo ra các điểm liên hệ giữa người dùng và sản phẩm.
- UI chỉ giới hạn trong nền tảng kỹ thuật số. Trong khi đó UX xuất hiện ở khắp mọi nơi, từ sản phẩm vô hình đến hữu hình.
- UI là những gì người dùng nhìn thấy. UX là những gì người dùng trải nghiệm.
- UX xuất hiện từ trước khi bắt đầu triển khai dự án. UI xuất hiện trong quá trình triển khai dự án.
- UI là cầu nối kết nối người dùng với sản phẩm.
- UX xác định nơi người dùng muốn đến và UI là công cụ giúp họ đến đó.
UI UX design - 2 công việc này, khác nhau hoàn toàn
3.4. Những lầm tưởng về UI UX
Một trong những lầm tưởng phổ biến nhất tại Việt Nam đó chính là. UI/UX Designer là một vị trí, điều này không sai nhưng chưa đủ. Thông thường một người chỉ có thể đảm nhiệm 1 vị trí UI hoặc UX Design, tại các doanh nghiệp lớn do khối lượng công việc rất nhiều nên những người làm trong các công ty này thường chỉ tập trung vào 1 mảng duy nhất.
Chân dung UX Designer và UI Designer
Một điều lầm tưởng nữa chính là UI UX chỉ dành cho những người theo học đồ họa. Một số bạn trái ngành nghĩ rằng kiến thức về UI UX phải học qua trường lớp đại học mới có thể làm được. Tuy nhiên điều này hoàn toàn không đúng, kiến thức về UX được tích lũy qua rất nhiều khía cạnh khác trong cuộc sống. Dù bạn là ai thì đều có thể chuyển hướng sang UI/UX Designer miễn là bạn có một lộ trình học tập “đúng bài”.
Trở thành UI UX Designer - không khó nhưng cần kiên trì
3.5. Các chuyên gia nhận định thế nào?
Không có sự khác biệt giữa thiết kế UI UX vì chúng là hai thứ không thể so sánh với nhau - Craig Morrison, giám đốc sáng tạo của Truvani.
UX là những gì bạn cảm nhận được, UI là những gì bạn thấy được. UX tốt giúp bạn dễ dàng tương tác khi sử dụng một sản phẩm. UI tốt là khi không chỉ đáp ứng tiêu chí về cái đẹp, mà còn là yếu tố về trực quan, dễ tương tác và mạch lạc - Nhân Lưu, CEO tại TELOS.
UI là cầu nối đưa chúng ta đến nơi chúng ta muốn, UX là cảm giác chúng ta có được khi đặt chân đến nơi đó - Jason Ogle, Designer tại CACI International.
UX tập trung vào hành trình của người dùng để giải quyết vấn đề mà họ gặp phải, UI tập trung vào cách vẻ bề ngoài của sản phẩm trông như thế nào và hoạt động ra sao - Ken Norton, cựu Product Manager tại Google.
4. Khác nhau là như thế! Vậy có điểm chung không?
UI UX thật sự có rất ít điểm tương đồng xét theo phương diện công việc. Tuy nhiên thì mục đích của cả người UX và người UI Design chính là đem lại sản phẩm tốt nhất. UI UX đều hướng về người dùng.
Họ luôn sáng tạo, suy nghĩ và làm việc với mục đích tạo ra các sản phẩm thân thiện với người dùng. Với tiêu chí “đặt người dùng làm trung tâm”.
Trứng rán cần mỡ, bắp cần bơ - Wireframe đã có, cần UI cơ
5. Kết hợp sao cho mượt?
Khi bắt đầu nhận một dự án, sự phối hợp của cả team là điều tiên quyết nhất quyết định xem dự án thành công hay thất bại. Một dự án thì cần sự phối hợp từ nhiều bên liên quan. Tuy nhiên trong chủ đề của bài viết này thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu cách mà UI/UX Designer phối hợp với nhau một cách hiệu quả nhất.
UI Designer là người sở hữu bản “Final” của sản phẩm nó có tác động đến trải nghiệm người dùng (UX). Vì vậy UX và UI Designer luôn phải làm việc với nhau vô cùng chặt chẽ để đảm bảo những nỗ lực của họ đều hướng về một mục đích chung, hướng tới việc đáp ứng nhu cầu của người dùng đồng thời giải quyết các điểm khó khăn chính trong hành trình của người dùng.
Ngựa chạy có bầy - chim chạy có bạn - làm dự án phải có nhao
Hợp tác mượt mà với Style Guide
Style guide (hay hướng dẫn về phong cách) là một tập hợp các hướng dẫn thiết kế đã được thống nhất giúp thiết lập tính nhất quán giữa các sản phẩm và thương hiệu.
Về cơ bản, Style Guide là tập hợp của một số nội dung chính như sau:
- Ghi lại những thành phần thiết kế và tương tác diễn ra trên sản phẩm
- Liệt kê những yếu tố UI cần thiết như Iconography, Typography, palette, bố cục, component…
- Miêu tả trạng thái của các yếu tố khi hover, drop down list và animation…
Do có tính nhất quán, Style Guide là ngọn hải đăng soi đường cho các thành viên
6. UX hay UI Designer? Bạn sẽ là ai trong tương lai
Bất kể bạn chọn theo con đường sự nghiệp nào, việc học các kỹ năng cơ bản cho cả UI UX là bắt buộc. Việc học những công cụ thiết kế dành riêng cho UI UX Web Design và App Design sẽ giúp bạn có một cái nhìn tổng quan về ngành cũng như xây dựng được một lộ trình phát triển sự nghiệp đúng đắn.
Nếu bạn có xuất phát điểm là Graphic Design, bạn nên học những kiến thức nền tảng nhất về UI Design. Cụ thể ở đây như là Iconography, cách sử dụng Typography…Hãy bước chậm và chắc. Nắm rõ những kiến thức nền tảng nhất và bắt đầu đi sâu vào tư duy, sử dụng công cụ một cách khéo léo.
Lộ trình học UI UX của Graphic Designer
7. Checklist một số khóa học UI UX cơ bản
Nếu bạn có xuất phát điểm từ con số 0 (thật ra đọc xong bài này thì bạn đã nắm được khá nhiều kiến thức rùi). Học một công cụ chính là cách nhanh nhất để bạn xác định mình thích hợp vị trí nào. Các công cụ chuyên dùng cho thiết kế UI UX như Adobe XD, Sketch, hay công cụ mạnh mẽ nhất hiện nay là Figma. Biết xài công cụ rồi thì việc “nghiên cứu” về ngành của bạn sẽ trở nên dễ dàng và bớt lạc lối hơn.
Một cách nữa mà bạn có thể tham khảo là tham gia khóa học UI UX tại TELOS, đảm bảo cung cấp đủ và đúng kiến thức về UI UX. Hãy cùng khám phá nhé!
7.1. Khóa học Figma dành cho designer/developer
Không chỉ là khóa học về công cụ, khóa học UI UX này còn giúp người học tư duy hệ thống trên nền tảng Figma.
Nội dung khóa học:
- Hệ thống hóa với Component, Variant
- Autolayout
- Quản lý colors & typography
- Thực chiến và triển khai dự án
Thời lượng: 8 buổi
Giảng viên: Nhân Lưu - Creative Leader tại TELOS; Former Leader Team Design tại XBOSS ERP; UI/UX Designer tại Cinqsmile VN
Lợi ích sau khóa học:
- Sử dụng công cụ: Thuần thục cách sử dụng công cụ, hiểu rõ ngôn ngữ thiết kế, thấu hiểu tư duy bài bản. Tự tin thực hiện hoá ý tưởng của mình trên các thiết kế.
- Tư duy hệ thống: Biết cách dùng phần mềm như một người làm UI UX với lối tư duy hệ thống, nắm vững nền tảng cơ bản, sắp xếp và quản lý các công việc một cách khoa học. Giảm đến hơn 60% thời gian cho các thao tác lặp đi lặp lại bằng việc tạo ra các component.
- Kỹ năng thực chiến: Tự tạo ra những thiết kế Website/App cực chất, sẵn sàng để trở thành một Designer ở các Agency chuyên xây dựng website.
>> Xem thêm về khóa học Figma dành cho designer/developer tại đây
7.2. Khóa học Nền tảng UI design
Đây là khóa học UI UX cung cấp cho người học kiến thức vững vàng về tư duy UI để chuẩn bị cho quá trình thực chiến.
Nội dung khóa học:
- Nguyên tắc thẩm mỹ cơ bản
- Luật lệ trong thiết kế UI
- Cách sắp xếp từ color, typography, elements
- Các bước teamwork hoặc đóng gói tài liệu
Thời lượng: 8 buổi
Giảng viên: Khuê Đinh - Website Designer tại TELOS; UI Designer tại J&T Vietnam
Lợi ích sau khóa học:
- Kiến thức cơ bản: Những nền tảng căn bản của UI Design: màu sắc, hệ thống chữ, hệ thống lưới, khoảng cách. Cho đến cung cấp những thành phần hay gặp trong thiết kế UI và những quy chuẩn chung của chúng.
- Căn nguyên thẩm mỹ: Biết được lý do đằng sau mỗi quyết định design để làm tốt trong mỗi một thành phần design và đồng thời để thuyết phục mọi người tin vào thiết kế của mình.
- Phương pháp làm việc: Phương pháp cập nhật và lưu trữ kiến thức, tìm cảm hứng hiệu quả. Phương pháp làm việc hiệu quả với developer.
>> Xem thêm về khóa học Nền tảng UI design tại đây
7.3. Khóa học Nhập môn UX design
Nếu bạn đang tìm kiếm khóa học UI UX chất lượng thì Nhập môn UX design chính là khóa học UX Research và design chất lượng nhất thị trường.
Nội dung khóa học:
- Hiểu về UX
- Design thinking
- Tổ chức các survey workshop và đề xuất giải pháp
- Xây dựng persona, customer journey và wireframe
Thời lượng: 8 buổi
Giảng viên: Khuê Đinh - Website Designer tại TELOS; UI Designer tại J&T Vietnam
Lợi ích sau khóa học:
- Hiểu rõ về UX process: Quá trình từ lên ý tưởng, research và tạo lập những bước đi cụ thể có một sản phẩm có giá trị.
- Các lý thuyết và công cụ: UX là một lĩnh vực lớn, một ngành khoa học nghiên cứu với các tài liệu, phương pháp và cả quy trình. Khóa học này giới thiệu bạn đến thế giới UX.
- Vai trò và vị trí: Designer nói chung hay từng vị trí chuyên môn nói riêng sẽ luôn có vai trò và vị trí trong quá trình thiết kế sản phẩm. Bạn sẽ hiểu được về vị trí của mình và người khác trong các quá trình để có thể đưa ra những quyết định phù hợp.
>> Xem thêm về khóa học Nhập môn UX design tại đây
Trở thành UI/UX Designer không khó, chỉ cần kiên nhẫn
Hành vi của người dùng đang thay đổi một cách chóng mặt do tác động của công nghệ. Những nhận định về sự khác nhau giữa 2 khái niệm UI UX design này ở thời điểm hiện tại có thể sẽ bị thay đổi trong tương lai. Tuy nhiên, dù ở bất cứ thời điểm nào đi chăng nữa thì UI UX design vẫn hướng về mục tiêu chung là nâng cao chất lượng cuộc sống của con người. Mong rằng những kiến thức và khóa học UI UX trên sẽ mang lại giá trị cho bạn, hãy đón xem nhiều bài viết hơn về lĩnh vực UI UX tại TELOS.
—
TELOS Academy - Trung tâm đào tạo chuyên sâu về UI/UX và Business Analysis dành cho người mới bắt đầu
Hotline: 0896710768 | 039 812 9882 (Ms. Yến)
Trụ sở: Lầu 3, 96 Lê Văn Duyệt, phường 1, quận Bình Thạnh, TP.HCM.