Trang thông tin tổng hợp
Trang thông tin tổng hợp
  • Ẩm Thực
  • Công Nghệ
  • Kinh Nghiệm Sống
  • Du Lịch
  • Hình Ảnh Đẹp
  • Làm Đẹp
  • Phòng Thủy
  • Xe Đẹp
  • Du Học
Ẩm Thực Công Nghệ Kinh Nghiệm Sống Du Lịch Hình Ảnh Đẹp Làm Đẹp Phòng Thủy Xe Đẹp Du Học
  1. Trang chủ
  2. Thể Thao
Mục Lục

avatar
kangta
22:19 23/12/2024

Mục Lục

Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 34: Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 7.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng tạo Bài 34: Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

Xem thử

Chỉ từ 150k mua trọn bộ lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

  • B1: gửi phí vào tk: 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
  • B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

1. Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

1.1. Khái niệm sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

- Khái niệm sinh trưởng: Sinh trưởng là sự tăng lên về kích thước và khối lượng cơ thể do tăng lên về số lượng và kích thước tế bào.

+ Ví dụ: Sự tăng chiều cao và cân nặng của em bé.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 34: Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật | Khoa học tự nhiên 7

Sự sinh trưởng của em bé

- Khái niệm phát triển: Phát triển là những biến đổi của cơ thể sinh vật bao gồm ba quá trình liên quan mật thiết với nhau là sinh trưởng, phân hóa tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan của cơ thể.

+ Ví dụ: Cây ra rễ, ra lá, ra hoa, kết trái.

Sự phát triển của cây

1.2. Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

- Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển ở sinh vật: Sinh trưởng và phát triển là hai quá trình trong cơ thể sống có mối quan hệ mật thiết với nhau. Sinh trưởng tạo tiền để cho phát triển. Phát triển sẽ thúc đẩy sinh trưởng.

- Ví dụ: Hạt nảy mầm lớn lên thành cây mầm, cây mầm lớn lên thành cây con, cây con đạt được mức độ sinh trưởng nhất định thì ra nụ, nụ lớn lên thành hoa, hình thành hạt và quả.

Quá trình sinh trưởng và phát triển ở cây cà chua

2. Sinh trưởng và phát triển ở thực vật

2.1. Vị trí và chức năng của mô phân sinh ở thực vật

- Cơ sở của sự sinh trưởng ở thực vật là sự phân chia của các tế bào thuộc mô phân sinh.

Sinh trưởng đường kính thân ở thực vật

- Khái niệm mô phân sinh: Mô phân sinh là nhóm các tế bào có khả năng phân chia, giúp cho thực vật tăng trưởng về kích thước.

- Phân loại mô phân sinh: Ở cây 2 lá mầm, mô phân sinh gồm có 2 loại là mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh bên.

+ Mô phân sinh đỉnh nằm ở vị trí đỉnh của thân, cành và rễ; có chức năng làm gia tăng chiều dài của thân, cành và rễ.

+ Mô phân sinh bên phân bố theo hình trụ và hướng ra phía ngoài của thân; có chức năng làm tăng độ dày (đường kính) của thân, rễ, cành.

Các loại mô phân sinh ở cây Hai lá mầm

2.2. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển ở thực vật

- Ở thực vật có hoa, quá trình sinh trưởng và phát triển trải qua các giai đoạn lần lượt là: hạt → hạt nảy mầm → cây mầm → cây con → cây trưởng thành → cây trưởng thành ra hoa → cây trưởng thành tạo quả và hạt.

Vòng đời của cây cam

3. Sinh trưởng và phát triển ở động vật

- Quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật bao gồm các giai đoạn khác nhau ở mỗi loài.

- Ví dụ:

+ Vòng đời của ếch trải qua các giai đoạn: giai đoạn trứng, giai đoạn phôi, giai đoạn nòng nọc, giai đoạn nòng nọc 2 chân, giai đoạn nòng nọc 4 chân, giai đoạn ếch con và giai đoạn ếch trưởng thành. Từ giai đoạn ấu trùng đến giai đoạn ếch trưởng thành xảy ra nhiều sự biến đổi về hình thái.

Vòng đời của ếch

+ Vòng đời của chó trải qua các giai đoạn: giai đoạn phôi, giai đoạn chó con, giai đoạn chó trưởng thành. Sự sinh trưởng và phát triển ở chó không trải qua biến thái.

Vòng đời của chó

Xem thử

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo hay khác:

  • Lý thuyết KHTN 7 Bài 35: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật

  • Lý thuyết KHTN 7 Bài 36: Thực hành chứng minh sinh trưởng và phá triển ở thực vật, động vật

  • Lý thuyết KHTN 7 Bài 37: Sinh sản ở sinh vật

  • Lý thuyết KHTN 7 Bài 38: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản và điều hoà, điều khiển sinh sản ở sinh vật

  • Lý thuyết KHTN 7 Bài 39: Chứng minh cơ thể sinh vật là một thể thống nhất

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:

  • Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo
  • Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo
  • Giải lớp 7 Chân trời sáng tạo (các môn học)
  • Giải lớp 7 Kết nối tri thức (các môn học)
  • Giải lớp 7 Cánh diều (các môn học)
0 Thích
Chia sẻ
  • Chia sẻ Facebook
  • Chia sẻ Twitter
  • Chia sẻ Zalo
  • Chia sẻ Pinterest
In
  • Điều khoản sử dụng
  • Chính sách bảo mật
  • Cookies
  • RSS
  • Điều khoản sử dụng
  • Chính sách bảo mật
  • Cookies
  • RSS

Trang thông tin tổng hợp cdsphagiang

Website cdsphagiang là blog chia sẻ vui về đời sống ở nhiều chủ đề khác nhau giúp cho mọi người dễ dàng cập nhật kiến thức. Đặc biệt có tiêu điểm quan trọng cho các bạn trẻ hiện nay.

© 2025 - cdsphagiang

Kết nối với cdsphagiang

vntre
vntre
vntre
vntre
vntre
Dự báo thời tiết HB 88 link F168 SV 88 v9bet
Trang thông tin tổng hợp
  • Trang chủ
  • Ẩm Thực
  • Công Nghệ
  • Kinh Nghiệm Sống
  • Du Lịch
  • Hình Ảnh Đẹp
  • Làm Đẹp
  • Phòng Thủy
  • Xe Đẹp
  • Du Học
Đăng ký / Đăng nhập
Quên mật khẩu?
Chưa có tài khoản? Đăng ký