Hiện nay có thể thấy trong cuộc sống chúng ta thường nghe hoặc nhắc đến khái niệm kinh tế tự nhiên, kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa… Tuy nhiên để hiểu và đưa ra định nghĩa chính xác về các khái niệm trên không hề dễ. Nhiều bạn đọc băn khoăn không rõ Kinh tế tự nhiên là gì?
Kinh tế tự nhiên là gì?
Theo chúng tôi nghiên cứu tìm hiểu thì khái niệm kinh tế tự nhiên là gì được hiểu là kiểu sản xuất tự cung tự cấp, sản phẩm làm ra nhằm thoả mãn nhu cầu của người trực tiếp sản xuất ra nó. Kiểu sản xuất này gắn liền với nền sản xuất nhỏ, lực lượng lao động phát triển thấp, phân công lao động kém phát triển. Nền kinh tế tự nhiên do nhiều đơn vị kinh tế thuần nhất hợp thành và mỗi đơn vị kinh tế ấy làm đủ việc để tạo ra những sản phẩm cuối cùng.
Đặc trưng của kinh tế tự nhiên
Kinh tế tự nhiên là nền kinh tế tự cung tự cấp, quy mô nhỏ chủ yếu dựa vào nguồn lực sẵn có của tự nhiên.
Trong các nền kinh tế tự nhiên, ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu, nông nghiệp là ngành sản xuất cơ bản, công cụ và kỹ thuật canh tác lạc hậu, dựa vào lao động chân tay là chủ yếu, chỉ có trong một số trang trại của địa chủ hoặc phường hội mới có hiệp tác lao động giản đơn. Trong nền kinh tế dưới chế độ phong kiến, phân công lao động kém phát triển, cơ cấu ngành đơn điệu, mới chỉ có một số ngành nghề thủ công tách khỏi nông nghiệp, sản xuất chủ yếu hướng vào giá trị sử dụng, có tính chất tự cung, tự cấp.
Kinh tế tự nhiên giới hạn bởi nhu cầu và nguồn lực cá nhân, gia đình, quy mô sản xuất nhỏ, không tạo được động lực thúc đẩy sản xuất phát triển; không có cạnh tranh, không tạo ra động lực mạnh mẽ phát triển khoa học - công nghệ để phát triển kinh tế có hiệu quả.
So sánh kinh tế tự nhiên và kinh tế hàng hóa
Kinh tế hàng hóa là nền kinh tế có sự phân công lao động và trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa người này với người khác. Nó trái với nền kinh tế tự cung tự cấp trong đó người ta tự sản xuất sản phẩm và tự tiêu dùng. Kinh tế hàng hóa ra đời là bước ngoặt cản bản trong lịch sử phát triển của xã hội loài người. So với kinh tế tự nhiên thì kinh tế hàng hóa có những đặc trưng và ưu thế cơ bản.
Mục đích sản xuất của nền kinh tế tự nhiên chủ yếu nhằm tự cung tự cấp, phục vụ bản thân là chính trong khi đó kinh tế hàng hóa mục đích nhằm trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa người này với người khác.
Phương thức sản xuất của nền kinh tế tự nhiên lạc hậu, chủ yếu dựa vào nguồn lực sẵn có của tự nhiên. Kinh tế hàng hóa có phương thức sản xuất hiện đại. Bên cạnh đó kinh tế hành hóa do sản xuất hàng hóa dựa trên sự phân công lao động xã hội, chuyên môn hóa sản xuất nên nó khai thác được những lợi thế tự nhiên, xã hội, kỹ thuật của từng người, từng cơ sở cũng như từng vùng, từng địa phương. Đồng thời, sản xuất hàng hóa cũng tác động trở lại làm cho phân công lao động xã hội, chuyên môn hóa sản xuất ngày càng tăng, mối quan hệ giữa các ngành, các vùng ngày càng trở nên mở rộng, sâu sắc. Từ đó, làm cho năng suất lao động tăng lên nhanh chóng, nhu cầu của xã hội được đáp ứng đầy đủ hơn.
Quy mô sản xuất của kinh tế tự nhiên nhỏ còn quy mô sản xuất kinh tế hàng hóa lớn hơn và phát triển hơn. Quy mô sản xuất của kinh tế hàng hóa không còn bị giới hạn bởi nguồn lực và nhu cầu của mỗi cá nhân, gia đình, mỗi cơ sở, mỗi vùng mà nó được mở rộng, dựa trên cơ sở nhu cầu và nguồn lực xã hội. Từ đó, tạo điều kiện cho việc ứng dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất, thúc đẩy sản xuất phát triển, chuyển từ sản xuất nhỏ sang sản xuất lớn.
Với những thông tin trên đây, chúng tôi tin rằng Quý khách hàng đã phần nào nắm được nội dung kinh tế tự nhiên là gì?. Trong trường hợp Quý khách hàng có bất cứ thắc mắc gì về bài viết cũng như vấn đề có liên quan, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ thực hiện.