Trong thời điểm bùng nổ công nghệ và truyền thông số hiện nay, ngành quảng cáo đang phát triển chóng mặt và phong phú cả về nội dung và hình thức sáng tạo. Quảng cáo không chỉ đơn thuần là những băng rôn, biển hiệu ngoài đường hay những clip trên ti vi nữa. Hãy cùng Swinburne tìm hiểu những thông tin tổng quan về ngành quảng cáo và cơ hội nghề nghiệp của ngành này nhé!
Ngành Quảng cáo là gì?
Theo định nghĩa của Đại học Oxford, quảng cáo là một dạng truyền thông được trả phí bởi một tổ chức được xác định thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng để thuyết phục một (hay nhiều) đối tượng về một sản phẩm, dịch vụ hay một ý tưởng nào đó. Vì là truyền thông trả phí (paid media), một chiến dịch quảng cáo cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng về đối tượng khán giả để lên kế hoạch về thông điệp, phương tiện truyền thông và tần suất lan tỏa phù hợp với chi phí và đem lại hiệu quả. Cùng với Truyền thông - Quan hệ công chúng, quảng cáo là một công cụ trong marketing nhằm giúp tổ chức xây dựng thương hiệu và lan tỏa sản phẩm/dịch vụ của mình tới người tiêu dùng.
Các công việc trong ngành quảng cáo
Quảng cáo là một ngành đòi hỏi phối hợp rất nhiều các kỹ năng khác nhau. Vì vậy, khó ai có thể đảm nhận hết tất cả phần việc trong quảng cáo mà sẽ chuyên sâu về một lĩnh vực. Thông thường, một công ty quảng cáo chuyên nghiệp (advertising agency) thường có những mảng việc sau:
Quan hệ với khách hàng
Đây là nhiệm vụ của account executive. Người này đóng vai trò là cầu nối giữa khách hàng và đội thực hiện chiến dịch. Ở nhiều công ty, account executive còn kiêm nhiệm vụ quản lý dự án (project manager) để đốc thúc các công việc đúng tiến độ.
Trách nhiệm của một Account Executive thay đổi tùy thuộc vào công ty và ngành cụ thể, nhưng chúng thường bao gồm những điều sau:
- Cung cấp dịch vụ khách hàng tuyệt vời
- Tìm kiếm và quản lý các khách hàng tiềm năng mới
- Đóng các giao dịch bán hàng
- Quản lý và phát triển các mối quan hệ với khách hàng hiện tại
Nghiên cứu và lập Creative Brief
Đây thường là công việc dành cho account planner. Sau khi nhận được thông tin của khách hàng từ account executive, nhiệm vụ của account planner là nghiên cứu thị trường, sản phẩm và đối tượng khách hàng để tìm ra những insight (“sự thấu hiểu”) quan trọng. Từ những thông tin đó, account planner sẽ đề xuất “big idea” (“ý tưởng lớn”) là chủ đề cho cả chiến dịch quảng cáo. Các phòng ban khác sẽ dựa vào creative brief này để triển khai chiến dịch.
Lên kế hoạch và chiến lược
Ngoài account planner, bộ phận Chiến lược (Strategy) có nhiệm vụ lên kế hoạch chi tiết cho chiến dịch quảng cáo về các phương thức triển khai, chi phí và các kênh lan tỏa. Tùy vào cơ cấu tổ chức của từng agency, bộ phận chiến lược sẽ kiêm nhiệm việc đàm phán booking quảng cáo trên các phương tiện truyền thông (media planning và media buying).
Sáng tạo nội dung (Content creation)
Đây là mảng việc đòi hỏi sự sáng tạo cao bởi những nội dung mới lạ, thú vị sẽ thu hút và để lại ấn tượng cho người xem. Công việc sáng tạo nội dung có thể ở dạng chữ (copy writer) hoặc video (video content creator). Nhiệm vụ của họ chính là biến creative brief thành thông điệp và nội dung phù hợp với đối tượng của chiến dịch.
Sản xuất và kỹ thuật (Production team)
Bộ phận này yêu cầu những người có kỹ năng cao trong thiết kế đồ họa, quay dựng, âm thanh,… để sản xuất ra những ấn phẩm, sản phẩm truyền thông và giải trí. Thông thường, những agency lớn sẽ có bộ phận sản xuất riêng. Với những bộ phận marketing hoặc agency nhỏ, những công việc sản xuất/thiết kế này thường được thuê ngoài (outsource) để tối ưu chi phí.
Quảng cáo số (digital advertising)
Lĩnh vực này là một mảng đang phát triển nhanh nhất trong quảng cáo. Các công việc quảng cáo bao gồm (nhưng không giới hạn): chạy quảng cáo Google và quảng cáo Facebook, tối ưu hóa SEO (trình tối ưu hóa công cụ tìm kiếm), nhắm mục tiêu theo địa lý (chạy quảng cáo dựa vào vị trí của đối tượng), tiếp thị qua email, … Đây cũng là lĩnh vực dễ hoạt động độc lập (làm việc tự do) nhất nếu bạn có kỹ năng và kinh nghiệm.
Xem thêm: Digital Marketing - Xu hướng ngành quảng cáo trong thời đại 4.0
Cơ hội việc làm
Hiện nay, các nền kinh tế, các doanh nghiệp, các tổ chức và cả các cá nhân đều đang trong quá trình chuyển đổi số. Do vậy các hoạt động truyền thông, quảng cáo, gắn kết, chăm sóc khách hàng đều đang được chuyển đổi lên các nền tảng số. Điều này đang tạo ra rất nhiều cơ hội việc làm với thu nhập cao trong nước và quốc tế cho sinh viên. Chính vì vậy, sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành có thể tìm kiếm cơ hội việc làm ở rất nhiều lĩnh vực và vị trí khác nhau ngoài những vị trí kể trên trong các công ty quảng cáo.
Các vị trí có thể kể đến như cán bộ, chuyên gia quản lý, điều hành trong lĩnh vực truyền thông - quảng cáo, truyền thông và tổ chức sự kiện; cán bộ, chuyên gia quản lý vận hành các nền tảng số (digital platform) liên quan tới quảng cáo, quản lý hành vi khách hàng tại các công ty, chuyên viên lập trình, phát triển ứng dụng, thiết kế, biên tập và triển khai các sản phẩm, dịch vụ đa phương tiện.
Mức lương trong ngành quảng cáo
Thu nhập trong ngành quảng cáo giao động rất rộng. Mức lương cơ bản của ngành quảng cáo đối với sinh viên mới ra trường thông thường khoảng 5 - 7 Triệu đồng / tháng, sau một năm kinh nghiệm, lương có thể lên 7 - 8 Triệu đồng / tháng. Ngoài ra, đặc thù trong ngành quảng cáo là sẽ có thêm thưởng (Bonus) nếu công việc được hoàn thành tốt.
Theo khảo sát, thu nhập bình quân của nhân viên marketing ở khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài từ 8 - 12 triệu đồng/tháng, cấp quản lý từ 20 - 30 triệu đồng/tháng.
Ngành quảng cáo học gì?
Thông thường, chương trình đào tạo chuyên ngành Quảng cáo sẽ trang bị cho sinh viên các kiến thức nền tảng về truyền thông, media, tổng quan về tiếp thị và vai trò của quảng cáo đối với tổ chức, doanh nghiệp.
Khi đi sâu vào chuyên ngành, sinh viên sẽ được học các môn nâng cao như tổ chức của công ty quảng cáo, Nghiên cứu và lên kế hoạch kênh (kế hoạch truyền thông), sáng tạo nội dung, thiết kế, đạo đức ngành, những các vấn đề trong quảng cáo,… Tùy chọn vào sở thích và thế mạnh cá nhân, sinh viên sẽ theo học các chuyên đề để nâng cao kỹ năng theo các mảng như trên.
>>> Xem thêm: Ngành truyền thông đa phương tiện là gi?
Học quảng cáo ở Swinburne Việt Nam
Ngành Truyền thông của Đại học Công nghệ Swinburne được xếp hạng 151 theo ngành học (QS2020) trên thế giới. Sinh viên chuyên ngành Quảng cáo sau khi ra trường sẽ có những kỹ năng để thành công trong sự nghiệp:
- Phát triển những kiến thức, khái niệm cùng những kỹ năng liên quan đến chuyên môn.
- Đóng góp và thực hiện những người đóng góp trong công việc giải quyết các vấn đề cũng như đưa ra các phù hợp quyết định.
- Có khả năng ứng dụng các công cụ quảng cáo số hiệu quả: thiết kế nội dung, thực hiện các chương trình quảng cáo số, đánh giá kết quả, kết hợp quảng cáo số và quảng cáo khác đa kênh (Omnichanel) tới khách hàng.
- Nhập khả năng điều hòa, làm việc và cộng tác trong nhiều nhóm khác nhau.
- Xây dựng các giải pháp để tạo ra sự phù hợp với mục tiêu và thể hiện nhận thức về phương tiện truyền thông.
- Hiểu rõ và phản hồi các vấn đề xã hội, văn hóa, luật pháp, vv đến truyền thông trong tiền cảnh hội nhập.
- Hiện sự hiểu biết về người sử dụng thông qua diễn xuất và truyền đạt nhiều ý tưởng.
- Giao tiếp hiệu quả bằng cách sử dụng tiếng Anh viết và nói trong tiền cảnh chuyên nghiệp.
Ngoài ra, Swinburne Việt Nam hợp tác với các doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam để mang đến cho sinh viên những trải nghiệm thực tế. Đây là cơ hội để sinh viên được làm việc trong các dự án thực tế. Trong các dự án, sinh viên sẽ giải quyết các công thức của doanh nghiệp từ đó được các kỹ năng chuyên môn.
Trên đây là bài viết giới thiệu về ngành quảng cáo của Swinburne, hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn cũng như giúp bạn đưa ra được lựa chọn ngành nghề phù hợp với bản thân mình.
Tham gia Cộng đồng sinh viên SWINBURNE tương lai tại đây!