Hơi ấm ổ rơm là một bài thơ nổi tiếng của nhà thơ Nguyễn Duy với một thông điệp nên trân trọng, yêu thương những điều giản dị, đời thường của cuộc sống. Dưới đây là 5 đề đọc hiểu Hơi ấm ổ rơm có đầy đủ đáp án do cô tổng hợp từ nhiều bộ đề thi trên toàn quốc. Hy vọng sẽ giúp các em nắm vững nội dung tác phẩm cũng như trả lời đúng toàn bộ câu hỏi trong đề thi môn Văn sắp tới.

Đọc hiểu Hơi ấm ổ rơm - Đề số 1
Hãy đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4
HƠI ẤM Ổ RƠM
Tôi gõ cửa ngôi nhà tranh nhỏ bé ven đồng chiêm Bà mẹ đón tôi trong gió đêm: - Nhà mẹ hẹp nhưng còn mê chỗ ngủ Mẹ chỉ phàn nàn chiếu chăn chả đủ Rồi mẹ ôm rơm lót ổ tôi nằm
Rơm vàng bọc tôi như kén bọc tằm Tôi thao thức trong hương mật ong của ruộng Trong hơi ấm nhiều hơn chăn đệm Của những cọng rơm xơ xác gày gò
Hạt gạo nuôi hết thảy chúng ta no Riêng cái ấm nồng nàn như lửa Cái mộc mạc lên hương của lúa Đâu dễ chia cho tất cả mọi người.
Bình Lục - một đêm lỡ đường
(Nguyễn Duy, Cát trång, NXB Quân đội nhân dân, 1973)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. (0,25 điểm)
Lời giải:
Phương thức biểu đạt chính của văn bản là: biểu cảm
Câu 2. Nêu hoàn cảnh của nhân vật trữ tình trong văn bản. (0,5 điểm)
Lời giải:
Hoàn cảnh của nhân vật trữ tình trong văn bản:
- Đêm khuya, bị lỡ đường, xin ngủ nhờ. Gặp bà cụ nghèo nhưng rộng bụng cho qua đêm.
- Nhân vật trữ tình đã rất cảm động trước tấm lòng của bà cụ
Câu 3. Chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thứ 2 của văn bản. (0,5 điểm)
Lời giải:
Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thứ 2 của văn bản:
- Biện pháp so sánh
- Hiệu quả nghệ thuật: thể hiện tấm lòng thơm thảo, nhường cơm sẻ áo của những người lao động nghèo khó; cái ấm áp của tình người. Đằng sau đó là sự xúc động của nhà thơ.
Câu 4. Viết một đoạn văn khoảng 5-7 dòng nêu cảm nhận của mình về tình cảm của “bà mẹ” dành cho nhân vật trữ tình trong văn bản. (0,75 điểm)
Lời giải:
Tình cảm của bà mẹ dành cho nhân vật trữ tình: chân tình, mộc mạc, sẵn sàng nhường cơm, sẻ áo dù hoàn cảnh của bà rất khó khăn. Tấm lòng ấy thật cao cả, đáng trân trọng.
Đọc hiểu Hơi ấm ổ rơm - Đề số 2
Hãy đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4
HƠI ẤM Ổ RƠM
Tôi gõ cửa ngôi nhà tranh nhỏ bé ven đồng chiêm Bà mẹ đón tôi trong gió đêm: - Nhà mẹ hẹp nhưng còn mê chỗ ngủ Mẹ chỉ phàn nàn chiếu chăn chả đủ Rồi mẹ ôm rơm lót ổ tôi nằm
Rơm vàng bọc tôi như kén bọc tằm Tôi thao thức trong hương mật ong của ruộng Trong hơi ấm nhiều hơn chăn đệm Của những cọng rơm xơ xác gày gò
Hạt gạo nuôi hết thảy chúng ta no Riêng cái ấm nồng nàn như lửa Cái mộc mạc lên hương của lúa Đâu dễ chia cho tất cả mọi người.
Bình Lục - một đêm lỡ đường
(Nguyễn Duy, Cát trång, NXB Quân đội nhân dân, 1973)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Lời giải:
Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm
Câu 2. Biện pháp tu từ nào đựoc sử dụng trong câu thơ Rơm vàng bọc tôi như kén bọc tằm?
Lời giải:
Biện pháp tu từ trong câu thơ Rơm vàng bọc tôi như kén bọc tằm là phép so sánh
Câu 3. Em hiểu hương mật ong của ruộng là hương gì?
Lời giải:
Hương mật ong của ruộng là hương vị dịu ngọt, thanh đằm, thơm mát mà nhân vật trữ tình cảm nhận từ mùi thơm rơm rạ, ruộng đồng; đó còn là hương vị ngọt ngào của lòng yêu thương bình dị, chân thành mà bà mẹ quê dành cho đứa con, người lính qua đường.
Câu 4. Viết một đoạn văn nêu cảm nhận của em về khổ thơ cuối cùng trong bài thơ.
Lời giải:
Về nghệ thuật: Phép so sánh cái ấm nồng nàn như lửa; các từ láy nồng nàn, mộc mạc, kết cấu lặp, câu hỏi tu từ nhằm nhấn mạnh Riêng … đâu dễ ….
Về nội dung: Khắc ghi niềm xúc động mãnh liệt của nhân vật trữ tình về “hơi ấm ổ rơm”: Ôm rơm kia vốn chỉ là một thứ phụ phẩm được tận dụng, nhưng khi nó được dùng để bà mẹ lót ổ ấm cho đứa con, người lính đêm lỡ đường thì nó lại trở thành biểu tượng của lòng yêu thương giản dị, mộc mạc, chân thành. Nhân vật trữ tình, người lính không chỉ cảm nhận được tình cảm đó mà còn ghi nhớ trong lòng như một thứ tình cảm nồng ấm, thiêng liêng (cái ấm nồng nàn, cái mộc mạc lên hương của lúa, của rơm rạ đồng quê). Bài thơ kết thúc là một câu thơ chất chứa lòng biết ơn sâu nặng: Đâu dễ chia cho tất cả mọi người, bởi lẽ đó.
Về kỹ năng: Viết đúng cấu trúc đoạn văn cảm thụ văn học. Không mắc lối chính tả, diễn đạt.
Bài mẫu:
Đoạn thơ đã khắc ghi niềm xúc động mãnh liệt của nhân vật trữ tình về “hơi ấm ổ rơm”. biện pháp nhân hóa “hạt gạo nuôi”, so sánh “cái ấm nồng như lửa”, ẩn dụ đặc sắc. Từ đó đã khẳng định hạt gạo nuôi duõng sự sống con người mỗi ngày nhưng hơi âm rơm rạ từ lòng người sẽ cho con người 1 giá trị khác: lòng yêu thương bồi đắp tâm hồn con người. Ôm rơm kia vốn chỉ là một thứ phụ phẩm được tận dụng, nhưng khi nó được dùng để bà mẹ lót ổ ấm cho đứa con, người lính đêm lỡ đường thì nó lại trở thành biểu tượng của lòng yêu thương giản dị, mộc mạc, chân thành. Nhân vật trữ tình, người lính không chỉ cảm nhận được tình cảm đó mà còn ghi nhớ trong lòng như một thứ tình cảm nồng ấm, thiêng liêng (cái ấm nồng nàn, cái mộc mạc lên hương của lúa, của rơm rạ đồng quê). Bài thơ kết thúc là một câu thơ chất chứa lòng biết ơn sâu nặng: Đâu dễ chia cho tất cả mọi người, bởi lẽ đó.
Đọc hiểu Hơi ấm ổ rơm - Đề số 3
Hãy đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
HƠI ẤM Ổ RƠM
Tôi gõ cửa ngôi nhà tranh nhỏ bé ven đồng chiêm Bà mẹ đón tôi trong gió đêm: - Nhà mẹ hẹp nhưng còn mê chỗ ngủ Mẹ chỉ phàn nàn chiếu chăn chả đủ Rồi mẹ ôm rơm lót ổ tôi nằm
Rơm vàng bọc tôi như kén bọc tằm Tôi thao thức trong hương mật ong của ruộng Trong hơi ấm nhiều hơn chăn đệm Của những cọng rơm xơ xác gày gò
Hạt gạo nuôi hết thảy chúng ta no Riêng cái ấm nồng nàn như lửa Cái mộc mạc lên hương của lúa Đâu dễ chia cho tất cả mọi người.
Bình Lục - một đêm lỡ đường
(Nguyễn Duy, Cát trång, NXB Quân đội nhân dân, 1973)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. Xác định thể thơ?
Lời giải:
- Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm
- Thể thơ: tự do
Câu 2. Ngôi nhà của người mẹ hiện lên như thế nào trong đoạn thơ?
Lời giải:
- Ngôi nhà của người mẹ hiện lên:
+ ngôi nhà tranh nhỏ bé ven đồng chiêm
+ Nhà mẹ hẹp; chiếu chăn chả đủ
+ mẹ ôm rơm lót ổ tôi nằm
- Những hình ảnh trên cho thấy: nhà mẹ nghèo, vất vả nhưng gần gũi, quen thuộc, yêu thương.
Câu 3. Chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ thuật của một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên.
Lời giải:
- Phép tu từ: liệt kê. Tác giả liệt kê các hình ảnh: đồng chiêm, nhà tranh, ổ rơm, bà mẹ, hơi ấm, lửa, lúa…
- Tác dụng: phép liệt kê làm hiện lên thật sống động hình ảnh một ngôi nhà thân thương, bình dị. Nơi đó có người mẹ yêu thương hết lòng lo lắng, yêu thương người chiến sĩ. Căn nhà chỉ có ổ rơm mẹ lót con nằm nhưng trong cái nghèo khó vất vả, nhà thơ cảm nhận được hơi ấm ổ rơm, hơi ấm tình mẹ, hơi ấm quê hương, ruộng đồng quanh mình.
Câu 4. Cảm xúc của tác giả trong đoạn thơ hiện lên như thế nào?
Lời giải:
Cảm xúc của tác giả: xúc động, yêu thương trước sự chăm sóc bình dị của mẹ; thao thức trong hơi ấm ổ rơm vì nhận ra mùi đồng ruộng quê hương mộc mạc, ân tình.
Đọc hiểu Hơi ấm ổ rơm - Đề số 4
Hãy đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
HƠI ẤM Ổ RƠM
Tôi gõ cửa ngôi nhà tranh nhỏ bé ven đồng chiêm Bà mẹ đón tôi trong gió đêm: - Nhà mẹ hẹp nhưng còn mê chỗ ngủ Mẹ chỉ phàn nàn chiếu chăn chả đủ Rồi mẹ ôm rơm lót ổ tôi nằm
Rơm vàng bọc tôi như kén bọc tằm Tôi thao thức trong hương mật ong của ruộng Trong hơi ấm nhiều hơn chăn đệm Của những cọng rơm xơ xác gày gò
Hạt gạo nuôi hết thảy chúng ta no Riêng cái ấm nồng nàn như lửa Cái mộc mạc lên hương của lúa Đâu dễ chia cho tất cả mọi người.
Bình Lục - một đêm lỡ đường
(Nguyễn Duy, Cát trång, NXB Quân đội nhân dân, 1973)
Câu 1. Khái quát nội dung chính của bài thơ Hơi ấm ổ rơm.
Lời giải:
Nội dung bài thơ Hơi ấm ổ rơm: Bài thơ là những dòng cảm xúc bồi hồi, xúc động của nhân vật trữ tình khi nhớ về kỉ niệm một lần được nằm ổ rơm của người mẹ nghèo trên đường hành quân chiến đấu. Qua đó, bài thơ tái hiện vẻ đẹp của người mẹ kháng chiến cũng như tình quân dân ấm áp, cảm động.
Câu 2. Xác định lời của người mẹ trong bài thơ Hơi ấm ổ rơm . Lời nói ấy nói lên điều gì về tấm lòng của mẹ?
Lời giải:
Lời của người mẹ trong bài thơ Hơi ấm ổ rơm: “Nhà mẹ hẹp, nhưng còn mê chỗ ngủ”
Lời nói ấy nói lên tấm lòng của mẹ nhân hậu, giàu tình yêu thương. Dù nhà mẹ hẹp, nhưng mẹ sẵn lòng chở che, bao bọc cho người con xa lạ. Nhà mẹ hẹp, nhưng tấm lòng mẹ bao la, lớn rộng.
Câu 3. Tình cảm, cảm xúc mà nhân vật tôi dành cho người mẹ trong bài thơ là gì?
Lời giải:
Tình cảm, cảm xúc mà nhân vật tôi dành cho người mẹ trong bài thơ: Lòng biết ơn, sự xúc động bồi hồi trước tình yêu thương, tấm lòng ấm áp của mẹ. Hình ảnh người mẹ và hơi ấm ổ rơm mãi trở thành kỉ niệm, thành dấu ấn theo người con suốt cuộc đời.
Câu 4. Ghi lại những câu thơ thể hiện những cảm nhận của nhân vật “tôi” về chiếc ổ rơm của người mẹ. Trong cảm nhận của “tôi”, ổ rơm của mẹ có ý nghĩa như thế nào?
Lời giải:
Những câu thơ thể hiện những cảm nhận của nhân vật “tôi” về chiếc ổ rơm của người mẹ:
Rơm vàng bọc tôi như kén bọc tằm, Tôi thao thức trong hương mật ong của ruộng, Trong hơi ấm hơn ngàn chăn đệm Của những cọng rơm xơ xác, gầy gò.
Riêng cái ấm nồng nàn như lửa Cái dịu ngọt lên hương của lúa
Trong cảm nhận của “tôi”, ổ rơm của mẹ là nơi bao bọc, chở che, an toàn như nằm trong “kén” vậy; đó còn là nơi ngọt ngào, thơm mát hương đồng gió nội- mùi hương mà tôi ưu ái gọi là mật ong của ruộng; Đó cũng là nơi ấm áp hơn ngàn chăn đệm - sự ấm áp đâu chỉ ở ổ rơm, mà ấm áp bởi tình người - lòng mẹ..
Như vậy, hơi ấm ổ rơm đối với “tôi” là một kỉ niệm vô cùng xúc động, đáng nhớ.
Câu 5. Thông điệp của bài thơ Hơi ấm ổ rơm là gì?
Lời giải:
Thông điệp của bài thơ Hơi ấm ổ rơm:
- Tình người trong hoàn cảnh khó khăn thật ấm áp, cảm động/
- Dù trong nghèo khổ, con người vẫn đối xử với nhau bằng tình người ấm áp/
- Sự kì diệu của tình yêu thương..
Đọc hiểu Hơi ấm ổ rơm - Đề số 5
Hãy đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
HƠI ẤM Ổ RƠM
Tôi gõ cửa ngôi nhà tranh nhỏ bé ven đồng chiêm Bà mẹ đón tôi trong gió đêm: - Nhà mẹ hẹp nhưng còn mê chỗ ngủ Mẹ chỉ phàn nàn chiếu chăn chả đủ Rồi mẹ ôm rơm lót ổ tôi nằm
Rơm vàng bọc tôi như kén bọc tằm Tôi thao thức trong hương mật ong của ruộng Trong hơi ấm nhiều hơn chăn đệm Của những cọng rơm xơ xác gày gò
Hạt gạo nuôi hết thảy chúng ta no Riêng cái ấm nồng nàn như lửa Cái mộc mạc lên hương của lúa Đâu dễ chia cho tất cả mọi người.
Bình Lục - một đêm lỡ đường
(Nguyễn Duy, Cát trång, NXB Quân đội nhân dân, 1973)
Câu 1: Xác định thể thơ, phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?
Lời giải:
- Bài thơ được viết theo thể thơ tự do.
- Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm
Câu 2: Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai? Vì sao em biết?
Lời giải:
- Nhân vật trữ tình trong bài thơ là nhân vật “tôi” - người lính (nhà thơ).
- Vì nhân vật trực tiếp thể hiện tư tưởng tình cảm trong thơ.
Câu 3: Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong câu thơ “Rơm vàng bọc tôi như kén bọc tằm”.
Lời giải:
- Biện pháp so sánh: rơm vàng bọc tôi được so sánh với kén bọc tằm.
- Tác dụng:
+ Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu thơ.
+ Thể hiện sự ấm áp, hạnh phúc, cảm động về nghĩa tình người mẹ đồng chiêm dành cho mình.
Câu 4: Nêu ngắn gọn suy ngẫm và cảm xúc của nhân vật trữ tình trong khổ thơ:
Hạt gạo nuôi hết thảy chúng ta no Riêng cái ấm nồng nàn như lửa Cái mộc mạc lên hương của lúa Đâu dễ chia cho tất cả mọi người.
Lời giải:
- Suy ngẫm và cảm xúc của nhân vật trữ tình:
+ Suy ngẫm về tình người, về vẻ đẹp bình dị của quê hương. Hạt gạo nuôi dưỡng sự sống của tất thảy mọi người. Nhưng hơi ấm của rơm, hương thơm của lúa, hơi ấm của lòng người lại cho con người một giá trị khác mà không phải ai cũng cảm nhận được. Vẻ đẹp thân thuộc, bình dị của quê hương, tình yêu thương giản dị, chân thành đã nuôi dưỡng tinh thần, bồi đắp tâm hồn con người.
+ Xúc động mãnh liệt, biết ơn sâu sắc của người lính trước tình yêu thương, sự chăm sóc bình dị của người mẹ đồng chiêm.
Câu 5: Chỉ ra không gian và thời gian được nhắc miêu tả trong bài thơ.
Lời giải:
- Không gian: Một ngôi nhà tranh bé nhỏ ven đồng chiêm.
- Thời gian: Ban đêm
Câu 6: Theo anh/chị, nhan đề Hơi ấm ổ rơm có những cách hiểu nào.
Lời giải:
Nhan đề Hơi ấm ổ rơm có thể hiểu như sau. .
- Đó là hình ảnh tả thực: người lính không có chăn đắp nên dùng rơm thay chăn, hơi ấm này có thể là hơi ấm thật từ những ổ rơm mang lại cho người lính.
- Thứ hai, hơi ấm ổ rơm có thể là ẩn dụ của hơi ấm tình thương của bà mẹ vùng đồng chiêm mà người lính được thụ hưởng trong đếm đi công tác lỡ đường, (ổ rơm - tình người)
Câu 7: Nhận xét về việc sử dụng các từ láy xơ xác, gầy gò trong câu thơ Trong hơi ấm hơn nhiều chăn đệm/ Của những cọng rơm xơ xác gầy gò.
Lời giải:
Việc sử dụng các từ láy xơ xác, gầy gò trong câu thơ Trong hơi ấm hơn nhiều chăn đệm/ Của những cọng rơm xơ xác gầy gò đem lại nhiều hiệu quả nghệ thuật.
Từ láy có tác dụng tả thực vì để lâu nên những cọng rơm “xơ xác, gầy gò”. Nhưng chúng còn cho hơi ấm hơn cả chăn đệm dày dặn và cao sang. Nhưng người đọc biết rằng, tác giả không chỉ nói điều đó mà còn ẩn chứa một liên tưởng sâu xa: những cọng rơm nhỏ bé đó cho hơi ấm cũng giống như một bà mẹ già trong ngôi nhà tranh bé nhỏ ở ven đồng chiêm cho tình thương ấm áp, ấp ủ người lính.
Câu 8: Cảm nhận của anh/chị về hình ảnh người mẹ hiện lên trong bài thơ. Trả lời trong khoảng từ 5 - 7 dòng.
Lời giải:
Người mẹ trong đoạn trích là một người mẹ tuy rằng xa lạ với người chiến sĩ, nhưng khi người chiến sĩ lỡ đường xin ở qua một đêm mẹ liền nồng hậu đón tiếp với tất cả tình cảm yêu thương nhất, “chật nhà nhưng rộng tình thương”, sẵn lòng thu xếp cho nơi ngủ. Chỉ cần gặp người lính trong hoàn cảnh ấy là bà mẹ đã hiểu người lính cần gì, không cần đợi anh trình bày, vì có thể anh đâu phải là người lính đầu tiên ghé vào nhà mẹ. Mẹ nói ngay: “Nhà mẹ hẹp nhưng còn mê chỗ ngủ…” Hình ảnh người mẹ nghèo nhưng rất giàu tình thương đó hiện lên thật cảm động và đẹp đẽ. Ngoài ra bài thơ cũng ca ngợi tình cảm quân dân gắn bó…
Đọc hiểu Hơi ấm ổ rơm - Đề số 6
Hãy đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Câu 1: Những thông tin sau đây về bài thơ đúng hay sai
Thông tin Đúng Sai 1. Nguyễn Duy thuộc lớp nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. 2. Bài thơ được viết theo thể thất ngôn. 3. Văn bản viết theo phong cách ngôn ngữ khoa học. 4. Trong bài thơ tác giả có sử dụng hình thức ngôn ngữ tự sự.Lời giải:
Thông tin Đúng Sai 1. Nguyễn Duy thuộc lớp nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. X 2. Bài thơ được viết theo thể Thất ngôn X 3. Văn bản viết theo phong cách ngôn ngữ khoa học X 4. Trong bài thơ tác giả có sử dụng hình thức ngôn ngữ tự sự. XCâu 2: Xác định không gian và thời gian trong bài thơ.
Lời giải:
- Không gian: ngôi nhà tranh nhỏ bé ven đồng chiêm.
- Thời gian: ban đêm.
Câu 3: Nhan đề bài thơ gợi cho anh chị điều gì?
Lời giải:
Tình thương của bà mẹ đồng chiêm dành cho nhân vật trữ tình (người lính lỡ đường).
Câu 4: Khổ thơ đầu tác giả chủ yếu sử dụng hình thức ngôn ngữ nào?
Lời giải:
Chủ yếu dùng hình thức ngôn ngữ tự sự.
Câu 5: Chỉ ra biện pháp tu từ rong câu thơ sau và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó: Rơm vàng bọc tôi như kén bọc tằm
Lời giải:
- Biện pháp so sánh.
- Tác dụng: thể hiện sự ấm áp, hạnh phúc, cảm động về nghĩa tình người mẹ đồng chiêm dành cho mình.
Câu 6: Tìm ít nhất 3 từ láy trong bài thơ và nêu tác dụng của chúng?
Lời giải:
- VD: thao thức, nồng nàn, mộc mạc, xơ xác
- Tác dụng: tăng giá trị biểu cảm.
Câu 7: Nêu chủ đề bài thơ.
Lời giải:
Những suy nghĩ về tấm lòng thơm thảo, ấm áp, ngọt ngào của người mẹ nghèo, quê hương nghèo đã nuôi dưỡng sự sống và tâm hồn con người mà không phải ai cũng thấy được.
Hơi ấm ổ rơm đọc hiểu - Đề trắc nghiệm số 7
Hãy đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Câu 1. Văn bản trên được viết theo thể thơ nào?
A. Tự do
B. Bảy chữ
C. Tám chữ
D. Song thất lục bát
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là:
A. Miêu tả
B. Biểu cảm
C. Tự sự
D. Nghị luận
Câu 3. Nhân vật trữ tình trong bài thơ trên là:
A. Người mẹ
B. “Tôi”
C. Mọi người
D. Hơi ấm ổ rơm
Câu 4. “Tôi” trong bài thơ nhớ lại kỉ niệm nào trong quá khứ?
A. Kỉ niệm một lần về quê với mẹ
B. Kỉ niệm một lần về quê với ngoại
C. Kỉ niệm một lần được nằm ổ rơm của một người mẹ nghèo không quen biết
D. Kỉ niệm một lần gười con (tôi) được về nằm ổ rơm của mẹ nơi quê nhà
Câu 5. Hoàn cảnh của nhân vật “tôi” trong bài thơ là:
A. Đêm khuya, không có chỗ ngủ, phải chui vào đống rơm nhà dân ngủ tạm
B. Đêm khuya, bị lạc đường, phải ngủ tạm trong đống rơm bên vệ đường
C. Đêm khuya, bị truy sát, xin vào trốn
D. Đêm khuya, bị lỡ đường, xin ngủ nhờ
Câu 6. Hoàn cảnh của bà mẹ trong bài thơ là:
A. Nghèo khổ, không có giường đệm tử tế, chỉ có ổ rơm
B. Nghèo khổ, không có giường đệm tử tế, đến rơm cũng không có để trải
C. Tuy nhà nghèo, nhưng vẫn có đủ giường chiếu cho anh lính ngủ nhờ
D. Nhà đông con, chật chội, chỉ có chiếc giường cũ ọp ẹp nhường cho anh lính
Câu 7. Cảm xúc của nhân vật “tôi” khi được nằm ổ rơm của người mẹ là:
A. Lạ lẫm, ngủ không yên giấc
B. Khó chịu, ngứa ngáy
C. Xúc động, hạnh phúc, nhớ mãi
D. Buồn, thương xót cho bà mẹ nghèo
Câu 8. Phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật so sánh trong khổ thơ sau:
Rơm vàng bọc tôi như kén bọc tằm,
Tôi thao thức trong hương mật ong của ruộng,
Trong hơi ấm hơn ngàn chăn đệm
Của những cọng rơm xơ xác, gầy gò.
Lời giải:
- Biện pháp nghệ thuật so sánh ở câu 1 và câu 3:
Câu 1: Hình ảnh so sánh: rơm vàng bọc tôi, từ ngữ so sánh: như ; hình ảnh được so sánh: kén bọc tằm,
Câu 3: Phương diện so sánh: hơi ấm, từ ngữ so sánh: hơn ; hình ảnh được so sánh: ngàn chăn đệm
- Tác dụng:
+ Nhấn mạnh những cảm nhận của nhân vật tôi về chiếc ổ rơm của người mẹ: Ấm áp, an toàn, nâng niu, bao bọc
+ Thể hiện niềm xúc động rưng rưng của nhân vật tôi khi được người mẹ chở che, bao bọc.
Câu 9. Theo em, vì sao nhân vật “tôi” lại “thao thức”?
Lời giải:
Theo em, nhân vật “tôi” lại “thao thức” vì cảm động mãnh liệt trước tình cảm của người mẹ nghèo; đồng thời, “tôi” thao thức còn vì cảm nhận được những gì rất đỗi thân quen, ấm áp khi nằm giữa rơm.
Câu 10. Nêu cảm nhận về hình ảnh người mẹ trong bài thơ Hơi ấm ổ rơm
Lời giải:
Cảm nhận của em về hình ảnh người mẹ trong bài thơ:
- Trước hết, đó là người mẹ nghèo, khách đến nhà ngủ nhờ nhưng mẹ không có giường chiếu tươm tất, chỉ có ổ rơm.
- Tuy nghèo nhưng mẹ lại có lòng thương người, sẵn sàng nhường ổ rơm cho người lính lỡ độ đường. Có thể thấy người mẹ trong bài thơ là người phụ nữ bình dị mà nhân hậu, giàu tình yêu thương.
Hơi ấm ổ rơm đọc hiểu - Đề trắc nghiệm số 8
Hãy đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Câu 1. Văn bản trên viết theo thể thơ nào?
A. Bảy chữ
C. Tự do
B. Tám chữ
D. Thất ngôn Đường luật
Câu 2. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?
A. Nhân vật tôi
B. Nhân vật người mẹ
C. Tác giả, xuất hiện trực tiếp, xưng tên riêng
D. Chủ thể ẩn
Câu 3. Ý nào không nói đúng hoàn cảnh mà nhân vật tôi gõ cửa nhà bà mẹ?
A. Đêm khuya bị lỡ đường
B. Ngoài trời lạnh
C. Đi qua một vùng đồng chiêm
D. Gặp ngôi nhà tranh rộng rãi
Câu 4. Đâu là lời nói của người mẹ trong bài thơ?
A. Nhà mẹ hẹp nhưng còn mê chỗ ngủ
B. Mẹ chỉ phàn nàn chiếu chăn chả đủ
C. Hạt gạo nuôi hết thảy chúng ta no
D. Cả 3 đáp án trên đều sai
Câu 5. Câu thơ Rơm vàng bọc tôi như kén bọc tằm sử dụng biện pháp tu từ nào?
A. Nhân hóa
B. So sánh
C. Ẩn dụ
D. Nhân hoá và So sánh
Câu 6. Dòng thơ nào nói lên trực tiếp tâm trạng của nhân vật tôi khi được nằm trong hơi ấm ổ rơm?
A. Rơm vàng bọc tôi như kén bọc tằm
B. Tôi thao thức trong hương mật ong của ruộng
C. Riêng cái ấm nồng nàn như lửa
D. Cái mộc mạc lên hương của lúa
Câu 7. Ý nào khái quát nội dung chính của bài thơ?
A. Đề cập đến ý nghĩa hơi ấm ổ rơm của người mẹ cưu mang người chiến sĩ trong đêm khuya lỡ đường.
B. Đề cập đến hình bóng người mẹ nghèo vùng đồng chiêm đã cưu mang người chiến sĩ.
C. Đề cập đến kỉ niệm về đêm lỡ đường của người chiến sĩ.
D. Đề cập đến tấm lòng người mẹ nghèo cưu mang người chiến sĩ và lòng biết ơn của người chiến sĩ.
Câu 8. Anh/chị hiểu như thế nào về hình ảnh hương mật ong của ruộng?
Lời giải:
Trong bài thơ “Hơi Ấm Ổ Rơm” của nhà thơ Nguyễn Khuyến, hình ảnh “hương mật ong của ruộng” được sử dụng để miêu tả sự tươi mát, ngọt ngào và thân thiện của một không gian quen thuộc, mang đến cảm giác an lành và ấm áp cho người đọc.
Câu 9. Nêu cảm nhận về hình ảnh người mẹ trong bài thơ
Lời giải:
Trong bài thơ “Hơi ấm ổ rơm” hình ảnh người mẹ được miêu tả rất chân thực và đầy tình cảm. Người mẹ trong bài thơ được tác giả tả dưới hình ảnh một người phụ nữ nghèo khổ, sống trong một ổ rơm nhỏ bé, nhưng lại toát lên một tình yêu thương vô bờ bến dành cho con cái. Người mẹ trong bài thơ được miêu tả là người luôn chăm sóc, nuôi dưỡng và che chở cho con cái trong mọi hoàn cảnh. Dù cuộc sống khó khăn, người mẹ vẫn luôn cố gắng tạo ra một không gian ấm áp, an lành cho con cái. Hình ảnh “hơi ấm ổ rơm” chính là biểu tượng cho tình mẫu tử vô điều kiện của người mẹ, nơi mà con cái luôn cảm thấy được yên bình và an toàn. Hơn nữa, người mẹ trong bài thơ còn được miêu tả là người biết chia sẻ, nhân hậu và luôn sẵn lòng giúp đỡ người khác. Dù cuộc sống của mình còn thiếu thốn, người mẹ vẫn không ngại hy sinh và chia sẻ những gì mình có với những người xung quanh. Hình ảnh này thể hiện tình yêu thương và lòng nhân ái của người mẹ, làm cho người đọc cảm nhận được sự cao cả và đáng quý của tình mẫu tử.
————/————
Trên đây là 8 bộ đề đọc hiểu bài thơ Hơi ấm ổ rơm được tổng hợp từ nhiều bài thi khác nhau do chính tay cô tổng hợp. Hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em nắm vững nội dung tác phẩm cũng như biết cách để trả lời tốt các câu hỏi trong kì thi sắp tới.
Chúc các em tự tin, bình tĩnh và đạt điểm cao trong kỳ thi sắp tới.
Người đăng bài: Cô Phạm Thị Thu Phương
Vdoc.edu.vn