Hình ảnh, thương hiệu góp khoảng 60% (một con số không quá lớn nhưng cũng không nhỏ) làm nên giá trị của một doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu hình ảnh ấy bị xấu đi, mất đi thì có thể ảnh hưởng lớn đến toàn bộ sự sống còn của doanh nghiệp. Vì vậy, đầu tư cho PR marketing là một khoản “đầu tư khôn ngoan”. Tuy nhiên, phải hiểu rõ PR marketing là gì thì mới có thể khai thác được tối đa giá trị và hiệu quả và gặt hái trọn vẹn những lợi ích to lớn từ công cụ đầy tiềm năng này. Vậy PR trong marketing có nghĩa là gì? Phân biệt PR và marketing như thế nào? Praz Media sẽ giúp bạn giải đáp những băn khoăn đó ngay trong bài viết bên dưới nhé!
PR trong marketing là gì?
PR trong marketing có nghĩa là gì?
Mỗi một ngành nghề, lĩnh vực khác nhau lại có một cách định nghĩa riêng về PR. Trong marketing, PR (Public relation-quan hệ công chúng) được xem là hoạt động quảng bá hình ảnh, xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp, gắn kết mối quan hệ tốt đẹp giữa doanh nghiệp với công chúng. Qua đó, doanh nghiệp thu hút được sự chú ý, quan tâm và nhận thức về thương hiệu, phát triển những mối quan hệ tốt đẹp và gia tăng sự nhận diện doanh nghiệp đối với cộng đồng. Nó bao gồm rất nhiều hình thức như: tổ chức sự kiện, họp báo, tham dự các chương trình ngành, các hội thảo nghiên cứu,… Bên cạnh đó, khi doanh nghiệp gặp khủng hoảng, uy tín bị đe dọa, quan hệ công chúng marketing sẽ bảo vệ danh tiếng cho doanh nghiệp.
⇒ Xem thêm:
Pay Per Click Marketing là gì?
Performance marketing là gì?
Tầm quan trọng của PR trong truyền thông
Trong thời đại kỹ thuật số, quan hệ công chúng trong marketing đóng một vai trò hết sức quan trọng, quyết định đến sự thành bại của một doanh nghiệp. Bởi, thị trường kinh doanh ngày càng phát triển, trở nên sôi nổi với sự cạnh tranh gay gắt từ phía các doanh nghiệp đầy tiềm năng. Đứng trước ranh giới mong manh của sự sống còn, doanh nghiệp buộc phải gây dựng nên thương hiệu, uy tín và danh tiếng, trở thành “đứa con cưng” của công chúng. Có như vậy, doanh nghiệp mới có thể đánh bại các đối thủ cạnh tranh khác, tạo khoảng cách xa với họ. Đáp ứng nhu cầu quảng bá thương hiệu, danh tiếng của doanh nghiệp, hình thức quan hệ công chúng trong marketing xuất hiện như một làn gió mới, đem đến cho doanh nghiệp giải pháp tối ưu nhất. Các hoạt động PR marketing có thể giúp doanh nghiệp xây dựng sự kết nối bền chặt với công chúng, nâng cao nhận thức thương hiệu đồng thời củng cố lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu. Thật vậy, với cùng một sản phẩm cùng công dụng, một người tiêu dùng thông thái sẽ luôn ưu tiên lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp có thương hiệu, uy tín. Vì thế mà doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp nhận được nhờ hoạt động quan hệ công chúng trong marketing là vô cùng lớn.
Tầm quan trọng của PR trong Marketing
Ưu nhược điểm của PR trong marketing là gì?
Ưu điểm của PR trong marketing
- Đáng tin cậy: PR marketing là hoạt động quảng bá thương hiệu, hình ảnh của doanh nghiệp thông qua các bên trung gian (báo chí, truyền thông). Vì vậy, để có thể thực hiện hoạt động marketing quan hệ công chúng một cách hiệu quả thì bên trung gian phải có được sự tin tưởng từ phía doanh nghiệp cũng như công chúng. Họ giống như người đại diện cho doanh nghiệp trước công chúng. Do vậy, sử dụng quan hệ công chúng trong marketing chính là hoạt động góp phần dung hòa lợi ích của các bên, hoàn toàn có thể tin tưởng được.
PR mang đến sự tin cậy cao
- Chi phí thấp: Việc gây dựng một hình ảnh đẹp trước công chúng là một việc đòi hỏi rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc. Tuy nhiên, nếu bạn sở hữu cho doanh nghiệp mình một đội ngũ PR “lành nghề”, chuyên nghiệp thì đó không phải là vấn đề. Đội ngũ PR chuyên nghiệp sẽ biết cách giúp doanh nghiệp quảng bá hình ảnh, thương hiệu một cách nhanh chóng nhất, dễ dàng nhất và hiệu quả nhất. Không những vậy, lợi nhuận mà họ đem lại cho doanh nghiệp cao hơn rất nhiều lần số tiền mà doanh nghiệp phải bỏ ra. Như vậy, doanh nghiệp đầu tư cho đội ngũ PR với chi phí thấp, hiệu quả cao là có lợi chứ không có hại.
Đội ngũ PR chuyên nghiệp giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí cần thiết
- Tránh rắc rối: quan hệ công chúng trong marketing chịu trách nhiệm về mặt hình ảnh và thương hiệu của doanh nghiệp. Nên những thông tin được đưa ra thông qua hoạt động PR marketing với tư cách là thông báo tới công chúng chứ không phải là tiếp thị hay quảng cáo. Đội ngũ PR cũng sẽ giúp doanh nghiệp tránh được những rắc rối không đáng có do những lần “vạ miệng”, phát ngôn không chuẩn xác nhằm giữ gìn hình ảnh trong mắt công chúng.
- Xây dựng hình ảnh đẹp: Nhiệm vụ hàng đầu của quan hệ công chúng trong marketing là gây dựng hình ảnh tốt đẹp của doanh nghiệp trước công chúng và tạo lập những mối quan hệ gắn bó giữa doanh nghiệp với khách hàng, cộng đồng, đối tác.
Nhược điểm của PR trong marketing
Bên cạnh những ưu điểm của một công cụ đầy tiềm năng thì quan hệ công chúng trong marketing cũng vẫn còn tồn tại một vài hạn chế như sau:
- Rủi ro lớn: Đối với hoạt động PR marketing chỉ cần sai sót một bước nào đó, dù là nhỏ nhất cũng sẽ gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Hình ảnh đẹp của doanh nghiệp được xây dựng bấy lâu cũng có thể tan tành chỉ trong một vài giây, xóa sạch công sức của biết bao nhiêu con người, tiền bạc của doanh nghiệp coi như đổ sông đổ bể. Hoặc ít nhất thì hình ảnh xấu đi trong mắt công chúng thì không dễ gì thay đổi, lấy lại được. Do vậy, các doanh nghiệp nên chú trọng vào khâu tuyển chọn đội ngũ PR thật cẩn thận, kỹ lưỡng.
- Khó kiểm soát thông tin: Mọi thông tin hay thông điệp mà quan hệ công chúng trong marketing trực tiếp truyền đạt, gửi gắm đến công chúng đều phải được kiểm tra, kiểm soát một cách rất chặt chẽ, thận trọng. Bởi PR chính là người đại diện cho doanh nghiệp trước công chúng, mọi thông báo, phát ngôn phải chuẩn xác, tránh gây mất hình ảnh, hình tượng xấu. Tuy nhiên, những thông tin này có rất dễ bị thất lạc, “tam sao thất bản” dẫn đến xảy ra sai sót trong quá trình thực hiện. Và người gánh chịu hậu quả nặng nề nhất chính là bản thân doanh nghiệp, thậm chí là bị khách hàng quay lưng, đánh mất uy tín.
- Không thống nhất giữa các thông điệp: Mọi lời nói, phát ngôn, nhất cử nhất động của doanh nghiệp trong các chiến dịch marketing quan hệ công chúng đều bị hàng trăm con mắt, hàng nghìn cái tai dõi theo, soi xét. Vì thế doanh nghiệp và đội ngũ PR đều rất cẩn trọng. Tuy sai sót là hiếm có nhưng vẫn có thể xảy ra đó là giữa các thông điệp được ra không có sự nhất quán, gây hoang mang dư luận, hoang mang trong lòng công chúng.
Các hoạt động PR
Hoạt động với mục đích xây dựng hình ảnh đẹp, mối quan hệ đẹp với công chúng nên các hoạt động PR thường tập trung:
- Kiểm soát và lập kế hoạch nguồn thông tin được phát hành đại chúng.
- Cách biên soạn và phát hành thông tin liên quan đến doanh nghiệp.
- Phương tiện nào nên được sử dụng để phát hành thông tin (Owned or Earned Media)
- Ra mắt sản phẩm và dịch vụ mới.
- Định vị lại một sản phẩm hoặc dịch vụ.
- Gia tăng sự quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu.
- Xử lý khủng hoảng (bảo vệ các sản phẩm hoặc dịch vụ trước thông tin tiêu cực).
- Tăng nhận diện thương hiệu và hình ảnh doanh nghiệp.
Các bước giúp xây dựng bản kế hoạch quan hệ công chúng hiệu quả
Để có thể xây dựng được một bản kế hoạch quan hệ công chúng chuyên nghiệp nhất, hiệu quả nhất, Praz.vn mách nhỏ bạn với 7 bước như sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu của chiến lược PR
Trong bất cứ một công việc, một chiến lược Marketing nào đó, mục tiêu chính là “kim chỉ nam” cho toàn bộ mọi hoạt động của doanh nghiệp. Đứng trước một thị trường kinh doanh dày đặc “sương mù” nếu doanh nghiệp không xác định được mục tiêu của chiến lược marketing quan hệ công chúng thì việc đi sai hướng, chệch hướng ban đầu là điều không thể tránh khỏi. Ngược lại, nếu một chiến lược quan hệ công chúng trong marketing được xác định mục tiêu cụ thể, rõ ràng và chi tiết thì tỷ lệ thành công sẽ cao hơn bao giờ hết. Một lưu ý nhỏ, các doanh nghiệp cần xác định, lựa chọn và sắp xếp một cách khoa học các mục tiêu lớn, mục tiêu nhỏ, mức độ quan trọng của các mục tiêu. Việc khái quát các mục tiêu lớn hay chia nhỏ các mục tiêu sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện chiến lược một cách có trình tự, chặt chẽ và hiệu quả nhất. Hơn nữa, việc lựa chọn, xác định mục tiêu phải phù hợp với chiến lược kinh doanh tổng thể của doanh nghiệp.
Mục tiêu là “kim chỉ nam” cho toàn bộ hoạt động của chiến lược PR
Bước 2: Xác định nhóm đối tượng mục tiêu
Để xác định nhóm đối tượng mục tiêu, doanh nghiệp cần trả lời những câu hỏi như: Việc triển khai chiến lược quan hệ công chúng trong marketing nhằm hướng đến đối tượng nào? Chiến lược marketing quan hệ công chúng cần có sự tham gia vào hoạt động những nhân sự nào? Những nhân sự nào cần hỗ trợ, bổ sung trong quá trình thực hiện chiến dịch? Có các bên liên quan nào có ảnh hưởng đến kế hoạch quan hệ công chúng trong marketing của doanh nghiệp hay không?…
Bước 3: Xác định các chiến lược giúp bạn đạt được mục tiêu
Khi đã xác định được mục tiêu, đích đến, thì việc quan trọng mà bạn phải làm tiếp theo là xác định được các chiến lược nhằm tiếp cận mục tiêu, hướng tới mục tiêu và “cán đổ” mục tiêu đó. Hay nói cách khác, bạn cần vạch ra cho doanh nghiệp các phương thức, cách thức giúp hoạt động PR trở nên hiệu quả nhất, truyền tải được thông điệp nhãn hiệu của doanh nghiệp đến với khách hàng tiềm năng. Một mục tiêu có thể bao gồm nhiều chiến lược và một chiến lược cũng có thể phục vụ một hoặc một số mục tiêu nhất định.
Bước 4: Xác định chiến thuật
Để hoàn thành các mục tiêu một cách tốt nhất, trong thời gian ngắn nhất, bạn nhất định phải xác định được một vài “chiến thuật”. Chiến thuật ở đây chính là cách mà bạn sử dụng các tài nguyên về nguồn lực có sẵn hay ngân sách để thực hiện các chiến lược, hướng tới các mục tiêu.
Bước 5: Lập ngân sách
Ngân sách nắm giữ một vị trí vô cùng quan trọng, quyết định tính chất cũng như quy mô của một chiến lược PR. Bởi một kế hoạch quan hệ công chúng trong marketing phải nằm trong giới hạn cho phép của ngân sách thì mới có thể thực hiện được. Những việc bạn phải làm đó là lập bản ngân sách dự trù cho những khoản chi phí nhất định (chi phí thuê mặt bằng, địa điểm, vật liệu, in ấn poster, hình ảnh,…) và các khoản chi phí phát sinh dự kiến không nằm trong bản kế hoạch. Điều này để chắc chắn rằng nguồn lực tài chính của công ty đủ để chi trả và thực hiện được chiến lược PR marketing này.
Bước 6: Kế hoạch hành động
Bất cứ một bản kế hoạch quan hệ công chúng nào trong marketing cũng sẽ cần bao gồm phần kế hoạch hành động. Nó thể hiện tất cả các hoạt động, hành động cụ thể dựa trên những nền tảng chiến thuật đã có để thực hiện chiến lược. Việc xác định kế hoạch hành động là cần thiết để bạn không bị rơi vào tình trạng lúc túng, bị động trong quá trình triển khai chiến lược PR.
Lập kế hoạch hành động cụ thể cho chiến lược PR
Bước 7: Đo lường, quan sát, đánh giá
Sau mỗi một chiến lược PR marketing được thực hiện, việc quan sát, nhìn nhận và đánh lại hiệu quả của chiến lược sẽ đem đến cho bạn không ít bài học, kinh nghiệm cho những chiến lược về doanh của doanh nghiệp. Để có thể biết được hiệu quả của chiến lược quan hệ công chúng trong marketing là bao nhiêu phần trăm so với mục tiêu đã đề ra ban đầu trong bản kế hoạch, bạn buộc phải tiến hành đo lường các chỉ số nhất định.
Phân biệt PR và marketing
Trong thời kỳ bùng nổ của các kênh truyền thông, trong nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn hợp nhất hai bộ phận PR và marketing. Mặc dù, trong thời điểm hiện nay, mối quan hệ giữa PR và marketing càng trở nên gần gũi nhưng chúng ta không nên nhầm lẫn hai lĩnh vực này với nhau. Bởi, về cơ bản, chúng có rất nhiều sự khác biệt có thể kể đến như sau:
PR và Marketing có rất nhiều điểm khác biệt
Mục đích
PR và Marketing phục vụ cho những mục đích khác nhau của doanh nghiệp.
PR đảm nhiệm vị trí tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa doanh nghiệp với những người có ảnh hưởng đến lợi ích của doanh nghiệp (khách hàng, đối tác, cộng đồng,…). Nó đóng vai trò như một “nhà ngoại giao” giữ vững tình hữu nghị bền chặt giữa các bên, dung hòa lợi ích giữa các bên. Do đó, có thể thấy hoạt động PR không can thiệp quá sâu vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong khi đó, Marketing gắn liền với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tiếp nhận vai trò tiếp thị, giới thiệu sản phẩm, cung cấp thông tin (nguồn gốc, xuất xứ, công dụng, ưu điểm, giá thành,…) cho người tiêu dùng với mục đích thúc đẩy quyết định mua hàng diễn ra nhanh chóng đem lại lợi nhuận, doanh thu cho doanh nghiệp. Ngoài ra, mục đích của các chiến lược Marketing không nhất thiết lúc nào cũng phải là dung hòa lợi ích giữa các bên. Ví dụ như các chiến dịch ra mắt sản phẩm mới, tăng giá sản phẩm (đều không mang đến lợi cho khách hàng).
Bản chất
Thông tin về doanh nghiệp và sản phẩm mà hoạt động PR mang đến cho người tiêu dùng mang tính chất khách quan, có tính thông tin nhiều hơn. Bởi thông điệp của hoạt động PR thường được truyền đạt qua các phương tiện trung gian mang tính khách quan. Đó là qua các thông cáo báo chí, bài viết báo đài, các chương trình tài trợ, các hoạt động thiện nguyện,…
Trái lại, Marketing thường chỉ mang tính chất quảng cáo là phần lớn. Nên nó thể hiện tính thương mại, tính chủ quan từ phía doanh nghiệp nhiều hơn.
Đối tượng
Nếu như đối tượng của hoạt động PR là tất cả những người có ảnh hưởng đến lợi ích của doanh nghiệp (khách hàng, đối tác, nhà đầu tư, chính quyền địa phương, cộng đồng,…) thì đối tượng của hoạt động Marketing lại thu hẹp hơn. Thường Marketing chỉ hướng đến hai đối tượng chính là khách hàng và các đối tác kinh doanh của doanh nghiệp.
Hoạt động
PR được thực hiện dưới nhiều hoạt động khác nhau như: tổ chức họp báo, sự kiện, các chương trình thiện nguyện, các hội thảo, cuộc thi,…
Marketing thì thường sử dụng các công cụ (email marketing, telesales-gọi điện thoại, quay TVC quảng cáo,…) để tiếp thị, giới thiệu thông tin của sản phẩm tới khách hàng và thay đổi hành vi-thói quen mua hàng, chuyển đổi leads thành đơn hàng thực tế.
Kết luận
Ngày càng có nhiều công cụ và phương tiện kỹ thuật số để doanh nghiệp lựa chọn nhằm hỗ trợ doanh nghiệp cạnh tranh với các đối thủ lớn nhỏ, tạo nên tiếng vang, thu hút sự chú ý, quan tâm của khách hàng. Quan hệ công chúng trong marketing cũng là một công cụ đầy tiềm năng trong số đó. Do vậy, ngay từ những ngày đầu phát triển, doanh nghiệp nên chú trọng đầu tư vào hoạt động marketing quan hệ công chúng. Việc tận dụng tốt các chiến lược quan hệ công chúng có thể đem đến cơ hội phát triển mạnh mẽ, tương lai rộng mở cho bất cứ một doanh nghiệp nào. Praz.vn hy vọng với bài viết trên đây đã phần nào giúp các bạn hiểu rõ hơn về PR trong marketing, từ đó có những hướng đi chiến lược cho riêng mình.