Top 20 đỉnh núi cao nhất Việt Nam bạn đã biết hết chưa

Việt Nam vốn là đất nước có địa hình đồi núi nên dọc từ Bắc về Nam đều có vô vàn những dãy núi trùng điệp. Đặc biệt, nhắc đến Việt Nam, nhiều người ắt hẳn sẽ nghĩ ngay đến nóc nhà Đông Dương - là đỉnh Fansipan. Tuy nhiên bên cạnh đó, đất nước ta cũng có rất nhiều những đỉnh núi cao đến mức choáng ngợp khác. Vậy bạn có biết hết top 20 đỉnh núi cao nhất Việt Nam hay không?

20. Đỉnh núi Ngok Phan tại Kon Tum

Góp mặt trong top 20 đỉnh núi cao nhất Việt Nam là cái tên đã quá quen thuộc với chúng ta, đỉnh Ngok Phan. Đỉnh nằm trong Ngọc Linh Liên Sơn, được biết tới là khối núi cao nhất phía khu vực Trung Bộ. Đây cũng là một phần thuộc dãy núi Trường Sơn hùng vĩ, nằm về phía Nam. Vì nằm ở cao nguyên phía Bắc nên khối núi này cũng rất gần các tỉnh như Quảng Nam, Quảng Ngãi nhưng chủ yếu vẫn là ở Kontum.

Đỉnh núi Ngok Phan tại Kon Tum
Đỉnh núi Ngok Phan tại Kon Tum

Đỉnh núi Ngok Phan đứng thứ 3 về độ cao khi so với những đỉnh khác trong Ngọc Linh Liên Sơn, có độ cao là 2.251m so với mực nước biển. Cùng với những ngọn núi khác trong khối Ngọc Linh, đây là điểm du lịch lý tưởng dành cho những người thích độ cao, chinh phục hành trình leo núi. Đường lên đỉnh không quá hiểm trở nên những người leo núi nghiệp dư cũng có thể thử sức mình tại đây.

19. Đỉnh núi Rào Cỏ tại Hà Tĩnh

Đứng ở vị trí 19 trong top 20 đỉnh núi cao nhất Việt Nam là “gương mặt” đến từ Hà Tĩnh. Về vị trí, núi Rào Cỏ nằm ngay ở biên giới Việt - Lào. Phần núi thuộc biên giới Việt Nam nằm ở Hương quang, Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh. Trên bản đồ, toạ độ của đỉnh núi nằm ở 18°09′27″B và 105°24′45″Đ. Độ cao của đỉnh Rào Cỏ là 2.286m so với mực nước biển. Tuy nhiên trong nhiều tài liệu ghi chép, chúng thường được làm tròn là 2.300m.

Nhiều chuyên gia nghiên cứu đã chỉ ra rằng đỉnh Rào Cỏ nằm trong khối núi bắt đầu hình thành, phát triển trong chu kỳ gọi là Hercynia. Mặc dù có độ cao không nằm trong top đầu tại Việt Nam nhưng đỉnh núi Rào Cỏ lại không phải là một cái tên dễ dàng chinh phục.

Đỉnh núi Rào Cỏ tại Hà Tĩnh
Đỉnh núi Rào Cỏ tại Hà Tĩnh

Thậm chí, Đại tá Nguyễn Huy Trung cũng từng khẳng định rằng Rào Cỏ (điểm mốc 486) là một trong những nơi khó đến nhất trong tất cả 55 mốc nằm ở vị trí biên giới. Nhiều chuyến “phiêu lưu” của người dân bản địa đã chứng minh rằng ngay cả những khi có sức khỏe tốt đến đâu thì cũng cần mất gần 5 ngày để đi từ đồn biên phòng Hương Quang đến đỉnh đấy!

18. Đỉnh núi Mường Hoong tại Kon Tum

Mường Hoong không chỉ được biến đến là một trong top 20 đỉnh núi cao nhất Việt Nam mà đây còn là điểm du lịch quen thuộc với nhiều người. Mường Hoong nằm trong Ngọc Linh liên sơn, đứng thứ 2 trong 10 đỉnh núi thuộc dãy, có độ cao so với mặt nước biển là 2400m. So với mặt bằng chung của cả nước thì đây là cái tên nằm ở vị trí 18. Hiện đỉnh núi nằm tại xã Mường Hoong, Đắk Glei, Kontum và ở phía Bắc của Tây Nguyên.

Đỉnh núi Mường Hoong tại Kon Tum
Đỉnh núi Mường Hoong tại Kon Tum

Xung quanh núi Mường Hoong chỉ có khoảng 57 hộ dân sinh sống vì địa hình hiểm trở, dày đặc sương mù, khi vào đông thì việc di chuyển đặc biệt khó khăn. Tuy nhiên vì ít chịu tác động của con người nên nơi đây vẫn giữ được vẻ hoang sơ, bình yên vốn có. Do đó, nơi đây dần trở thành điểm du lịch hấp dẫn với những người muốn khám phá núi rừng nguyên sơ, sâu thăm thẳm. Đặc biệt vào mùa lúa chín, khung cảnh tại Mường Hoong đẹp vô cùng.

17. Đỉnh núi Kiều Liêu Ti tại Hà Giang

Một cái tên tiếp theo nằm trong top 20 đỉnh núi cao nhất Việt Nam chính là Kiều Liêu Ti. Tuy nhiên vốn nổi tiếng với vẻ đẹp hùng vĩ, hoang sơ, nhiều người còn gọi nơi đây bằng những cái tên khác như Núi Chín Tầng Thang hay Nàng Thi, … Đỉnh Kiều Liêu Ti nằm tại Hoàng Su Phì, Hà Giang, có độ cao là 2402m so với mực nước biển. Đặt lên bàn cân với đỉnh Mường Hoong thì sự chênh lệch giữa chúng là không quá lớn.

Đỉnh núi Kiều Liêu Ti tại Hà Giang
Đỉnh núi Kiều Liêu Ti tại Hà Giang

Núi Kiều Liêu Ti vẫn còn khu rừng nguyên sinh chưa bị khai phá nên ở đây có rất nhiều loại cây và động vật quý hiếm. Đặc biệt, nếu bắt đầu leo núi từ sáng sớm thì bạn sẽ có cơ hội ngắm biển mây khi ở trên đỉnh núi đấy. Vì có độ cao lớn thứ hai tại Hà Giang nên từ đỉnh Nàng Thi, bạn sẽ nhìn thấy các ngọn núi trùng điệp phía xa ẩn trong làn mây mờ ảo. Do đó chúng mới được nhiều du khách ưu ái gọi với cái tên là Chín Tầng Thang.

16. Đỉnh núi Chư Giang Shin tại Đắk Lắk

Cái tên nằm trong top 20 đỉnh núi cao nhất Việt Nam chính là Chư Giang Shin nằm trong vườn quốc gia cùng tên tại tỉnh Đắk Lắk. Độ cao của đỉnh là 2442m, cao nhất trong hệ thống các dãy núi nằm ở phía Nam Trung Bộ. Không chỉ riêng đỉnh mà mặt bằng dãy núi cũng rất cao, trung bình khoảng 500m nên hệ thực vật tại đây vô cùng phong phú, đa dạng. Bên cạnh đó, quần thể động vật cư trú tại đây cũng là nguồn tư liệu lớn cho các nhà nghiên cứu.

Đỉnh núi Chư Giang Shin tại Đắk Lắk
Đỉnh núi Chư Giang Shin tại Đắk Lắk

Không chỉ được biết đến là dãy núi có đỉnh cao nhất ở Nam Trung Bộ mà vẻ đẹp nên thơ, hùng vĩ tại đây cũng gây sự chú ý lớn với nhiều người. Từ những cánh rừng lá kim cho đến dòng thác Krông Kmar chảy dưới chân núi đều có sức hấp dẫn lớn với bất kỳ ai đặt chân tới đây. Đặc biệt từ đỉnh núi, bạn có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp mây trôi mạnh mẽ như thác chảy, vô cùng choáng ngợp. Tuy nhiên quãng đường leo núi tại đây tương đối hiểm trở.

15. Đỉnh núi Tây Côn Lĩnh tại Hà Giang

Nhắc đến top 20 đỉnh núi cao nhất Việt Nam thì Tây Côn Lĩnh là một cái tên không thể không kể đến. Đỉnh là một phần thuộc khối núi nằm về phía thượng nguồn của Sông Chảy, phía Tây của tỉnh Hà Giang. Hai huyện Hoàng Su Phì và Vị Xuyên là khu vực mà dãy núi đi ngang qua. Tại Đông Bắc, Tây Côn Lĩnh được xem là ngọn núi cao nhất với độ cao tuyệt đối là 2427m. Trên bản đồ, đỉnh núi nằm ở 22 độ 48’ vĩ Bắc, 104 độ 47’ kinh Đông.

Đỉnh núi Tây Côn Lĩnh tại Hà Giang
Đỉnh núi Tây Côn Lĩnh tại Hà Giang

Tây Côn Lĩnh nổi bật với hệ thống rừng nguyên sinh đang được bảo tồn bởi nhà nước. Từ xa xưa, nơi đây đã được người dân tộc La Chí bảo vệ, xem là tín ngưỡng thiêng liêng che chở cho cuộc sống của dân làng.

Đường leo lên đỉnh núi chủ yếu là đường mòn, đường rừng hay thậm chí là vách đá, tương đối hiểm trở. Do đó, nếu muốn chinh phục đỉnh núi này, trước hết bạn cần là một người đã có kinh nghiệm leo núi. Bên cạnh đó, cạn cũng cần một người dẫn đường am hiểu địa hình nơi đây. Mặc dù tồn tại những hiểm nguy nhưng từng nơi đi qua sẽ khiến bạn kinh ngạc như cánh đồng lau, rừng nguyên sinh, đường săn mây vào mùa hoa nở.

14. Đỉnh núi Phu Tra tại Lai Châu

Phu Tra là một trong những đỉnh núi cao nhất tại Lai Châu. Và cũng không lạ khi đây là cái tên “góp mặt” trong top 20 đỉnh núi cao nhất Việt Nam hiện nay. Núi Phu Tra nằm tại Tam Đường thuộc tỉnh Lai Châu. Độ cao chính xác tuyệt đối của đỉnh là 2540m. Đây không phải là một cái tên được biết đến quá nhiều tuy nhiên chúng lại sở hữu nhiều tài nguyên quý giá và đang được quốc gia bảo vệ.

 Đỉnh núi Phu Tra tại Lai Châu
Đỉnh núi Phu Tra tại Lai Châu

13. Đỉnh núi Ngọc Linh tại Kon Tum

Ngọc Linh là đỉnh cao nhất trong Ngọc Linh liên sơn nằm tại Kon Tum. Đỉnh cũng được công nhật là điểm mốc cao nhất ở dãy Trường Sơn Nam, được tính từ dãy núi Bạch Mã chạy đến hết cùng cao nguyên phía Nam Trung Bộ cũng như nửa phía Nam Việt Nam. Đây cũng là nơi mà người dân sinh sống tại Đắk Glei luôn tự hào và bảo vệ. Độ cao chính xác tuyệt đối của đỉnh Ngọc Linh hiện nay là 2598m.

Ngọc Linh là một trong những dãy núi có địa hình hiểm trở nhưng lại được nhiều người leo núi muốn chinh phục nhất. Để lên được đỉnh, bạn cần phải băng qua các tầng rừng sinh thái, đi dọc theo đường rừng, đôi khi là cả những vực đá hiểm trở. Mặc dù quá trình leo tới đỉnh là không hề dễ dàng nhưng chúng lại kích thích trí tò mò và khao khát thể hiện bản lĩnh của người người. Đó là lý do vì sao đỉnh Ngọc Linh lại nổi tiếng với nhiều người đến vậy.

Đỉnh núi Ngọc Linh tại Kon Tum
Đỉnh núi Ngọc Linh tại Kon Tum

12. Đỉnh núi Phu Xai Lai Leng tại Nghệ An

Nằm tại vị trí thứ 12 trong top 20 đỉnh núi cao nhất Việt Nam chính là Phu Xai Lai Leng. Đây là một phần của dãy núi Trường Sơn và thường được ví như bức tường khổng lồ che chở cho khu vực phía Tây Nam của Nghệ An. Đỉnh núi Phu Xai Lai Leng có độ cao tuyệt đối và 2720m khi xét từ mặt nước biển. Trên bản đồ địa lý, dấu mốc đỉnh nằm về ở 19 độ 12’ vĩ Bắc và 104 độ 11’ kinh Đông.

Núi Phu Xai Lai Leng được đánh giá là một trong những nơi có địa hình hiểm trở bậc nhất hiện nay. Để khám phá đỉnh núi, bạn phải đăng ký tại Đồn Biên phòng và được cho phép. Nguyên do là bởi Phu Xai Lai Leng đang là điểm đóng quân chủ lực của Bộ đội Biên phòng. Bên cạnh đó, vì dãy núi nằm sát biên giới nên thời tiết vô cùng khắc nghiệt và thay đổi liên tục trong ngày. Do đó nếu có ý định chinh phục đỉnh Phu Xai Lai Leng thì bạn cần lưu ý.

Đỉnh núi Phu Xai Lai Leng tại Nghệ An
Đỉnh núi Phu Xai Lai Leng tại Nghệ An

11. Đỉnh núi Lảo Thẩn tại Lào Cai

Tại Lào Cai có rất nhiều những dãy núi trùng điệp có độ cao cực “khủng”. Và nằm trong top 20 đỉnh núi cao nhất Việt Nam thì Lảo Thẩn có lẽ là cái tên không thể bỏ qua. Thậm chí đây còn là địa điểm săn mây lý tưởng của những người đam mê phượt hay leo núi hiện nay. Với độ cao tuyệt đối là 2826m, Lảo Thẩn còn được ví von là nóc nhà của Phìn Hồ, Y Tý, Bát Xát, Lào Cai nữa đấy.

Mặc dù là đỉnh núi cao hàng top nhưng đường lên Lảo Thẩn lại không quá hiểm trở, khó khăn. Đặc biệt, trên suốt quãng đường đi, bạn có thể ngắm nhìn được vô số cảnh đẹp từ những khu rừng bụi thấp cho đến những con đường hoa. Do đó, vào mùa hoa nở, du khách đến Lảo Thẩn khám phá rất nhiều, thậm chí là cả những người chưa có kinh nghiệm đi rừng trước đây. Đặc biệt khi đến Lảo Thẩn, săn mây chính là hoạt động bạn không thể bỏ qua.

Đỉnh núi Lảo Thẩn tại Lào Cai
Đỉnh núi Lảo Thẩn tại Lào Cai

10. Đỉnh núi Tà Xùa tại Yên Bái

Xuất hiện tại vị trí thứ 10 trong top 20 đỉnh núi cao nhất Việt Nam là cái tên không còn lạ lẫm gì với các dân phượt - Tà Xùa. Đỉnh nằm tại Bắc Yên, Sơn La - Yên Bái,có độ cao tuyệt đối lên tới 2865m.

Là một trong những điểm đến nổi tiếng với những người leo núi nhưng Tà Xùa không phải là cái tên dễ chinh phục. Bên cạnh độ cao không tưởng, con đường lên đỉnh cũng cực kỳ hiểm trở và nhỏ hẹp. Thậm chí, chặng đường chinh phụ dãy Tà Xùa còn được nhiều người ví von là mạo hiểm trên sống lưng khủng long.

Để lên đỉnh Tà Xùa, bạn sẽ phải vượt qua những chặng đường vô cùng dốc và phải dùng tay bám vào mặt đất để có thể trụ vững. Dù chỉ mới đi tới bìa rừng nhưng đoạn đường đã bắt đầu trở nên trơn trượt và dễ ngã hơn. Bên cạnh những hiểm trở thì bạn cũng có cơ hội ngắm nhìn cong đường hoa dại vô cùng thơ mộng và đẹp đẽ vào mùa nở. Tuy nhiên sau tất cả, hành trình chinh phục Tà Xùa vẫn vô cùng khó khăn và luôn phải cẩn thận mỗi bước đi.

Đỉnh núi Tà Xùa tại Yên Bái
Đỉnh núi Tà Xùa tại Yên Bái

9. Đỉnh núi Nam Kang Ho Tao tại Lai Châu

Nằm trong top 20 đỉnh núi cao nhất Việt Nam, Nam Kang Ho Tao chính là cái tên đầy bí ẩn ở vùng Tây Bắc được nhiều người quan tâm. Đỉnh nằm tại Hố Mít, Tân Uyên, tỉnh Lai Châu, có độ cao tuyệt đối là 2881m.

Nam Kang Ho Tao không phải là cái tên quen thuộc với những tay phượt nghiệp dư. Tuy nhiên nếu là người leo núi chuyên nghiệp thì ai cũng từng ít nhất muốn chinh phục đỉnh núi Tây Bắc này một lần. Nam Kang Ho Tao nổi tiếng là một đỉnh núi hiểm, có nhiều dung đường dài và trắc trở, thậm chí phần lớn đoạn đường là leo qua các vách đá hiểm trở, luôn tiềm ẩn nguy cơ bên cạnh.

Thời tiết tại đỉnh Nam Kang Ho Tao cũng vô cùng khắc nghiệt. Trong lúc di chuyển, bạn có thể gặp những cơn mưa đá bất thường, lạnh giá và quãng đường cheo leo càng tăng thêm phần nguy hiểm. Do đó, nếu không phải là người có kinh nghiệm sinh tồn hoặc có kiến thức vững vàng thì rất có thể, bạn sẽ phải bỏ cuộc dù chưa đi được ⅓ quãng đường. Dù không phải đỉnh núi cao nhất Việt Nam nhưng việc chinh phục Nam Kang Ho Tao là không hề dễ.

8. Đỉnh núi Lùng Cúng tại Yên Bái

Đứng thứ 8 trong top 20 đỉnh núi cao nhất Việt Nam là Lùng Cúng, nằm tại Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái. Đỉnh có độ cao là 2925m tính từ mực nước biển, thuộc khu vực nguy hiểm nhưng lại nổi tiếng với những cung đường hùng vĩ và đẹp đẽ vô cùng.

Mặc dù được đánh giá là một trong những dãy núi nằm ở vị trí nguy hiểm nhưng so với nhiều nơi khác, việc chinh phục Lùng Cúng lại khá dễ dàng. Vì tại Yên Bái, các hoạt động du lịch đã phát triển mạnh trong nhiều năm nay nên sự can thiệp của con người cũng lớn hơn. Thay vì tự khám phá, bạn có thể lựa chọn tour leo núi lên đỉnh Lùng Cúng để đảm bảo an toàn hơn.

Với những người không đủ thể thực và kiến thức leo núi thì nên chọn đi theo tour. Như vậy, bạn sẽ tiết kiệm được sức lực cũng như chiêm ngưỡng nhiều cảnh đẹp như đồi cỏ, đồng lau, đường hoa rừng, … hơn. Tuy nhiên nếu khao khát muốn trải nghiệm cảm giác phấn khích, khám phá sâu khu rừng thì bạn có thể tự mình bắt đầu cuộc hành trình. Tuy nhiên cảm giác mà Lùng Cúng mang lại có lẽ sẽ không thể “hoang dã” như nhiều người muốn.

Đỉnh núi Lùng Cúng tại Yên Bái
Đỉnh núi Lùng Cúng tại Yên Bái

7. Đỉnh núi Nhìu Cô San tại Lào Cai

Lào Cai sở hữu rất nhiều cái tên nằm trong top 20 đỉnh núi cao nhất Việt Nam. Và Nhìu Cô San chính là một trong những cái tên đó. Đỉnh nằm tại Bát Xát, Lào Cai và có độ cao tính theo mực nước biển là 2965m.

Tại Nhìu Cô San có khá nhiều dịch vụ hướng dẫn viên cho khách nếu muốn chinh phục đỉnh nhưng quá trình đi là không hề dễ dàng. Từ dưới chân núi, để di chuyển lên trên cần trải qua rất nhiều đoạn đường hiểm trở, nhiều sỏi đá và đèo dốc. Để đảm bảo an toàn thì bạn nên đi cùng hướng dẫn viên vì họ là những người hiểu rõ địa hình cũng như các nước đi an toàn nhất để lên tới đỉnh.

Nhìu Cô San gây ấn tượng mạnh với nhiều người bởi càng lên cao, phong cảnh càng hùng vĩ. Vì đỉnh núi xấp xỉ gần 3000m nên sự phân hóa thảm thực vật ở đây cũng đa dạng hơn. Nếu đến vào mùa xuân,bạn còn có cơ hội nhìn thấy những cây đào rừng nở đỏ cả một góc núi đấy. Bên cạnh đó những khu rừng nguyên sinh, vườn bụi thấp cũng đều có những nét hấp dẫn riêng chờ bạn khám phá.

6. Đỉnh núi Phú Lương tại Yên Bái

Một cái tên khác đến từ Yên Bái góp mặt trong top 20 đỉnh núi cao nhất Việt Nam chính là Phú Lương. Núi nằm tại Xà Hồ, Trạm Tấu, Yên Bái, được công nhận với độ cao sao động từ 2979m - 2988m.

Vì là một điểm đến du lịch nên về cơ bản đường đi lên đỉnh Phú Lương không quá nguy hiểm như nhiều nơi hoang sơ khác. Theo đó, du khách thường sẽ được hướng dẫn vẫn chỉ đường và hướng dẫn những kỹ năng cơ bản nên ngay cả khi không có kiến thức về việc leo núi thì bạn cũng không cần quá lo lắng.

Dù vậy trên một số chặng đường vẫn có rất nhiều sỏi đá và các dốc lớn nên bạn cần cẩn thận để tránh xảy ra tai nạn. Bên cạnh đó với những đoạn người dốc, để không bị trượt chân, nhiều người còn phải vừa đi vừa bám tay xuống đất. Vậy nhưng trong suốt cuộc hành trình, bạn cũng sẽ có cơ hội ngắm những cung đường nở đầy hoa dã quỳ vào mùa nữa đấy.

Đỉnh núi Phú Lương tại Yên Bái
Đỉnh núi Phú Lương tại Yên Bái

5. Đỉnh núi Tả Liên tại Lai Châu

Nhỉnh hơn Phú Lương một chút là đỉnh Tả Liên nằm tại Tả Lèng, Tam Đường, tỉnh Lai Châu với độ cao được đo từ mực nước biển là 2993m. Trên bản đồ địa lý, điểm mốc đỉnh nằm ở 22°46′305″ vĩ Bắc và 103°55′619″ Kinh Đông.

Tả Liên là một trong những đỉnh núi sở hữu thảm thực vật phong phú nhất tại Lai Châu mà bất kỳ ai cũng nên tới đây ít nhất một lần. Bên cạnh sự hùng vĩ của núi non, bạn còn cơ cơ hội ngắm nhìn sự thay đổi của thảm thực vật, tận mắt chiêm ngưỡng những cây cổ thụ khổng lồ, rừng nguyên sinh và muôn vàn loài hoa khác. Đặc biệt quãng đường đi tại Tả Liên không quá hiểm trở nên bạn có thể an tâm nhé.

4. Đỉnh núi Khang Su Văn tại Lai Châu

Một cái tên khác trong top 20 đỉnh núi cao nhất Việt Nam chính là Khang Su Văn nằm tại Pa Vây Sử, Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Về toạ độ địa lý, điểm mốc đỉnh nằm ở 22°45′12″ vĩ Bắc và 103°26′24″ kinh Đông. Độ cao chính xác của đỉnh Khang Su Văn là 3012m, đứng thứ 4 trong tất cả các đỉnh núi tại nước ta hiện nay.

Tại Khang Su Văn, nếu muốn đi trải nghiệm và đảm bảo an toàn thì bạn có thể đăng ký tour tại đây. Như vậy từ chỗ ăn, giấc ngủ cho đến việc vận chuyển đồ bạn cũng không cần phải lo lắng quá nhiều. Vì tại đỉnh Khang Su Văn có khá nhiều lối đi hiểm trở nên nếu không có kinh nghiệm, rất có thể bạn sẽ gặp nhiều vấn đề rắc rối.

Tuy nhiên với những người leo núi chuyên nghiệp thì đây lại là một nơi đầy hấp dẫn để khám phá và chinh phục. Với những đoạn đường dốc dựng đứng, bãi đá, suối cho đến các con đường mòn quanh co đều tiềm ẩn những nguy hiểm có thể ập đến bất ngờ. Do đó, trước khi bắt đầu cuộc hành trình với ngọn núi cao thứ 4 Việt Nam này bạn cần có những chuẩn bị thật chu toàn cả về hành trang lẫn kiến thức nữa nhé.

3. Đỉnh núi Ky Quan San tại Lào Cai

Ky Quan San thường được biết đến với cái tên phổ biến hơn là Bạch Mộc Lương Tử. Đây là đỉnh núi đứng thứ 3 trong top 20 đỉnh núi cao nhất Việt Nam đã được nhiều người chinh phục thành công. Đỉnh có độ cao tuyệt đối là 3049m.

Một điều khá dễ thở với những người muốn leo đỉnh tại Ky Quan San là vì nơi đây có dốc khá thoải, ít vách đứng nên không quá khó khăn khi di chuyển. Tuy nhiên vì đường đất khá nhiều nên nếu di chuyển trong tiết trời mưa, ẩm thì bạn rất dễ bị trượt ngã. Đặc biệt, đến chân núi một chút, nơi người dân làm nương thường chăn thả rất nhiều gia súc. Do đó bạn cũng nên chú ý nếu không muốn dẫm phải “mìn” của chúng nhé.

Phần lớn hành trình lên núi không vất vả như nhiều người vẫn nghĩ. Tuy nhiên bắt đầu từ núi Muối đi lên thì bạn cần cẩn thận hơn một chút vì đoạn đường này khá cheo leo vì dọc sống núi.

2. Đỉnh núi Pu Si Lung tại Lai Châu

Á quân trong top 20 đỉnh núi cao nhất Việt Nam chính là Pu Si Lung nằm tại Pa Vệ Sử, Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Đỉnh có độ cao là 3083m được đo từ mực nước biển, nằm tại toạ độ 22°37′38″ vĩ Bắc, 102°47′09″ kinh Đông.

Pu Si Lung từ lâu đã trở thành một điểm du lịch của những người thích leo núi nên hành trình lên đỉnh cũng không có quá nhiều khó khăn. Tại đây luôn sẵn các tour hướng dẫn khách du lịch lựa chọn. Do đó, nếu bạn muốn chuyến đi dễ thở và có thể thoải mái ngắm cảnh quan bên đường thì nên chọn những gói dịch vụ này.

Với những người leo núi chuyên nghiệp, thích thám hiểm thì ít khi họ chọn đi theo con đường an toàn đã được rào trước. Do đó, họ thường chọn những con đường đi có phần khó khăn và mang lại cảm giác phấn khích nhiều hơn. Tuy nhiên đây sẽ không phải là lựa chọn phù hợp với những người thiếu kiến thức, trình độ cũng như kỹ năng sinh tồn. Do đó khi khám phá đỉnh Pu Si Lung thì bạn cũng nên cân nhắc thật kỹ nhé.

Đỉnh núi Pu Si Lung tại Lai Châu
Đỉnh núi Pu Si Lung tại Lai Châu

1. Đỉnh Fansipan tại Lào Cai - Đứng đầu top 20 đỉnh núi cao nhất Việt Nam

Nhắc đến đỉnh núi cao nhất Việt Nam thì có lẽ không ai là không biết. Đó chính là Fansipan. Thậm chí, nơi đây còn được gọi là “nóc nhà của Đông Dương”. Fansipan nằm tại Sapa, Lào Cai, có độ cao tuyệt đối là 3143m.

Vì nằm trong khu du lịch trọng điểm nên việc thăm thú trên đỉnh Fansipan không quá khó khăn. Thậm chí con người đã tác động và tiến hành xây dựng nhiều công trình như bậc thang, cáp treo để hỗ trợ nhu cầu của khách du lịch trong và ngoài nước. Do đó nếu ham khám phá một cách hoang dã như nhiều dãy núi khác thì là điều rất khó, thậm chí là không thể tại đây.

Tại Fansipan, bạn cũng có thể ngắm nhìn rất nhiều cảnh quan hùng vĩ, từ từng tầng rừng cho đến những dãy núi trùng điệp, mây mù vây quanh. Đặc biệt, qua mùa đông, tuyết phủ trắng xóa khắp nơi mang tới một không gian vô cùng nên thơ mà bạn sẽ không thể quên đâu nhé.

Việt Nam vốn nổi tiếng với những dãy núi trùng điệp hùng vĩ. Với top 20 đỉnh núi cao nhất Việt Nam kể trên, đâu là nơi bạn muốn đến và chinh phục nhất? Hãy chia sẻ ngay với chúng tôi nhé!

Link nội dung: https://cdsphagiang.edu.vn/top-20-nh-ni-cao-nht-vit-nam-bn-bit-ht-cha-a31742.html