Bên cạnh điểm chung là giúp cơ thể kích hoạt khả năng miễn dịch nhận diện và chống lại các tác nhân gây bệnh, dựa vào cơ chế hoạt động và tên gọi, chúng ta có thể chia các loại vaccine thành nhiều loại khác nhau.
Bài viết được sự tư vấn chuyên môn của BS Hoa Tuấn Ngọc - Quản lý Y khoa khu vực 1 Đông Nam Bộ, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC.
Vaccine là chế phẩm sinh học có chứa kháng nguyên. Kháng nguyên ở đây có thể là virus/ vi khuẩn ở dạng sống hoặc bị bất hoạt/ giảm độc lực hoặc đã chết). Khi vào cơ thể, vaccine sẽ kích hoạt hệ miễn dịch chống lại các tác nhân gây bệnh, tạo ra “trí nhớ miễn dịch” về sau khi gặp lại các tác nhân này. Đây chính là cơ chế hoạt động của vaccine.
Dựa theo cơ chế như vậy, chúng ta có các loại vaccine gì? Dưới đây là các loại vắc xin được sử dụng rộng rãi. Tùy theo mỗi loại mà có thể gây ra các tác dụng phụ khác nhau, ảnh hưởng lên các đối tượng khác nhau (ví dụ như vắc xin giảm độc lực có thể không phù hợp với người mắc bệnh mạn tính/ có hệ miễn dịch yếu). Do đó trước khi quyết định tiêm chủng bất kỳ loại vắc xin nào, bạn cần thăm khám sàng lọc và lắng nghe tư vấn từ bác sĩ. (1)
Đây là dạng vaccine sống sử dụng vi trùng đã bị làm cho suy yếu (hoặc làm giảm độc lực). Vaccine này giúp cơ thể làm theo với hình thức lây nhiễm rất giống tự nhiên, từ đó xây dựng được khả năng phản ứng miễn dịch mạnh mẽ và lâu dài. Các loại vaccine giảm độc lực chỉ cần 1-2 mũi cũng đủ sức bảo vệ bạn cả đời trước những căn bệnh được phòng ngừa, ví dụ như sởi, quai bị, rubella, tiêu chảy cho virus Rota, bệnh thủy đậu,…
Tuy nhiên vẫn có một số mặt hạn chế ở loại vaccine này như:
Vaccine bất hoạt đưa vào cơ thể phiên bản vi trùng gây bệnh ở trạng thái đã bị tiêu diệt bằng hóa chất, nhiệt hoặc bức xạ. Vì vậy loại vaccine này thường không mang đến khả năng miễn dịch tốt như các loại vaccine chứa virus sống. Khi dùng vaccine bất hoạt, bạn cần tiêm thêm các mũi tiêm tăng cường để củng cố khả năng miễn dịch liên tục trước dịch bệnh.
Chúng ta có một số loại vắc xin bất hoạt quen thuộc như: vaccine phòng viêm gan A, vaccine cúm, vaccine phòng dại, vaccine phòng bệnh bại liệt.
Trong phân loại vaccine, vaccine tái tổ hợp thuộc loại vaccine được tạo ra thông qua kỹ thuật di truyền. Đây là một vaccine công nghệ mới. Vaccine này sao chép một số gen tạo ra protein của vi khuẩn hoặc virus gây bệnh. Khi vào cơ thể, vaccine sẽ mô phỏng được quá trình nhiễm trùng tự nhiên, từ đó kích hoạt phản ứng miễn dịch hiệu quả.
Vắc xin biến độc tố hiểu đơn giản là loại vaccine sử dụng độc tố của vi khuẩn đã được thay đổi để trở nên không có độc nữa. Tuy nhiên thành phần này vẫn đủ khả năng kích thích cơ thể hình thành được kháng thể.
Vắc xin tiểu đơn vị là loại vắc xin được chế tạo từ một phần sinh vật gây bệnh. Do không chứa toàn bộ sinh vật nên vắc xin không có bất kỳ mầm bệnh sống nào. Việc này phù hợp cho những người không thể tiêm chủng những vắc xin “sống” như trẻ nhỏ, người lớn tuổi, người bị suy giảm hệ miễn dịch. Một số vắc xin dạng tiểu đơn vị thường gặp bao gồm vắc xin viêm gan B, vắc xin phế cầu khuẩn, vắc xin phòng bệnh zona,…
Vắc xin này còn được biết đến với tên gọi vắc xin sử dụng virus an toàn. Vắc xin vector virus cung cấp vào cơ thể một số thành phần của virus (không có khả năng gây bệnh) để cơ thể kích hoạt phản ứng miễn dịch. Tế bào miễn dịch sau đó tạo ra protein tăng đột biến và kích hoạt phản ứng miễn dịch tiếp theo.
Vắc xin Ebola là ví dụ điển hình của phân loại vaccine này, theo đó đây cũng là một trong những công nghệ để nghiên cứu và phát triển sản xuất cho vắc xin phòng ngừa dịch Covid-19.
Vắc xin sử dụng chất liệu di truyền DNA và RNA (tùy thuộc vào các loại vaccine cụ thể) từ vi khuẩn hoặc virus gây bệnh là một dạng kỹ thuật còn khá mới mẻ; hiện tại đang được phát triển nhằm chống lại nhiều dịch bệnh như HIV, Zika hay Covid-19. Mã DNA hay RNA sẽ tạo ra protein cụ thể từ mầm bệnh.
Một khi hệ miễn dịch của cơ thể nhận ra đó là kháng nguyên thì sẽ kích hoạt chống lại bao gồm sản xuất kháng thể và kích hoạt các tế bào chuyên biệt để tìm và tiêu diệt các bất kỳ tế bào chủ nào bị nhiễm bệnh.
Vắc xin RNA có nhu cầu bảo quản khá khắt khe với yêu cầu được giữ lạnh ở nhiệt độ cực lạnh (từ -70 độ C trở xuống). Đây là điều kiện khó khăn với nhiều quốc gia không có trang thiết bị bảo quản chuyên dụng, hiện đại.
Ngoài cách phân loại vắc xin theo cơ thể hoạt động, một cách phân loại vắc xin khác là theo bệnh cũng được áp dụng nhiều. So với phân loại theo hoạt động, nhận biết vắc xin theo tên bệnh dưới đây có tính chất dễ nhớ, dễ hiểu hơn cho đông đảo người dùng. Vậy có mấy loại vắc xin được phân loại theo bệnh? Cùng tìm hiểu trong danh sách dưới đây. (2)
Thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus varicella-zoster (VZV), gây ra tình trạng phát ban ngứa, nổi mụn nước. Ban đầu mụn thường xuất hiện ở mặt, ngực, lưng; sau đó lan rộng ra khắp cơ thể. Bệnh có thể gây ra biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm phổi, viêm thận, nhiễm trùng da; nặng hơn là ngừng thở, đe dọa tính mạng.
Cơ thể chúng ta không có khả năng tự miễn dịch với thủy đậu, do đó ai cũng có nguy cơ mắc bệnh nếu không được tiêm ngừa vắc xin trước đó.
Cả người lớn và trẻ em chưa mắc thủy đậu đều được khuyến cáo tiêm ngừa các loại vaccine phòng bệnh thủy đậu. Khả năng bảo vệ của vắc xin khi tiêm đủ 2 mũi lên tới 89%. (3)
Lịch tiêm:
Các trường hợp không nên tiêm ngừa vắc xin thủy đậu:
Xem thêm:
Bệnh tả thường không lây nhiễm trực tiếp từ người qua người mà lây nhiễm qua thực phẩm hoặc nguồn nước bị ô nhiễm. Bệnh gây tiêu chảy và nôn ói nghiêm trọng. Nếu không được điều trị kịp thời có thể khiến cơ thể mất nước, thậm chí là tử vong.
Vắc xin tả được sử dụng ở đường uống cho trẻ từ 2 tuổi trở lên và người lớn; bao gồm 2 liều cách nhau ít nhất 14 ngày. Sau 2 năm hoặc trước mỗi mùa dịch tả có thể uống nhắc lại vắc xin với phác đồ 2 liều uống cũng cách nhau tối thiểu 14 ngày. Vắc xin tả không có hiệu quả bảo vệ 100% chống lại bệnh hoặc bảo vệ bạn khỏi những những bệnh lây nhiễm qua đường ăn uống. Do đó sau khi dùng vắc xin, bạn vẫn cần chú ý trong vấn đề vệ sinh thực phẩm và sinh hoạt.
Một số trường hợp cần cân nhắc trước khi dùng các loại vaccine tả:
Các loại vaccine Covid - 19 đã và đang mang đến sự bảo vệ mạnh mẽ cho hàng triệu người trên toàn thế giới; giảm thiểu những biến chứng nghiêm trọng và nguy cơ tử vong do dịch bệnh gây ra. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chia sẻ số liệu, những người chưa tiêm phòng vaccine Covid-19 có nguy cơ tử vong cao hơn ít nhất 10 lần so với người đã được tiêm ngừa. (4)
Vaccine Covid-19 hoạt động dựa theo phương pháp mRNA, cung cấp cho cơ thể mã di truyền để hệ miễn dịch có thể tự sản sinh ra kháng nguyên. Vaccin đã trải qua nhiều thử nghiệm lâm sàng chặt chẽ, đạt được các tiêu chuẩn quốc tế về độ an toàn và hiệu quả. Ngay cả khi bạn từng nhiễm Covid-19 thì vẫn nên tiêm vaccine để tăng cường bảo vệ cơ thể, chống lại những chuyển biến nặng nếu mắc phải Covid-19 lần nữa.
Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm trùng do virus bạch hầu gây ra. Tại Việt Nam, vaccine bạch hầu được đưa vào chương trình Tiêm chủng mở rộng từ 1985, kết hợp với 5 loại bệnh khác là bại liệt, sởi, ho gà, uốn ván và lao.
Vaccine phòng bạch hầu có khả năng bảo vệ rất cao trong các loại vaccine - lên tới 97%. Tuy nhiên cần tiêm nhắc lại từ 18-24 tháng. Cả người lớn và trẻ em đều nên tiêm chủng phòng ngừa bạch hầu.
Nếu bạn rơi vào các trường hợp dưới đây thì nên cân nhắc hoặc hoãn việc tiêm ngừa:
Vi khuẩn Bordetella pertussis là nguyên nhân gây ra bệnh ho gà - một bệnh truyền nhiễm cấp tính. Bệnh rất dễ lây lan theo đường hô hấp. Bệnh thường gây ra ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng với trẻ dưới 1 tuổi như viêm phổi bội nhiễm, viêm não dẫn tới nguy cơ tử vong cao.
Các mốc tiêm ngừa vắc xin ho gà cho trẻ là 2 - 3 và 4 tháng tuổi; lịch tiêm này nên áp dụng đủ số mũi và đúng độ tuổi để trẻ đạt được hiệu quả bảo vệ tối ưu nhất. Trẻ có thể tiêm vắc xin phối hợp 6 trong 1 (Bạch hầu, Ho Gà, Uốn ván, Hib, Viêm Gan B, Bại liệt) hoặc vắc xin 5 trong 1 (Bạch hầu, Ho Gà, Uốn ván, Hib và Viêm Gan B hoặc Bại liệt).
Bệnh uốn ván có thể xảy ra ở mọi đối tượng, có ảnh hưởng nặng nề tới hệ thần kinh. Vắc xin uốn ván có chứa vi khuẩn bất hoạt, hoạt động bằng cách kích thích hệ miễn dịch phản ứng tạo ra kháng thể để nhận diện và tấn công vi khuẩn gây bệnh.
Trẻ sơ sinh, trẻ em và người lớn cần tiêm ngừa vắc xin phòng uốn ván ở nhiều thời điểm khác nhau trong đời như 2-4-6 tháng tuổi, từ 15-18 tháng, từ 4-6 tuổi, từ 11-12 tuổi. Người trưởng thành nên tiêm phòng uốn ván 10 năm một lần. Riêng phụ nữ có thai cần tiêm trong 3 tháng cuối để bản vệ bản thân cùng thai nhi. Sau khi tiêm đủ mũi sẽ đạt được hiệu quả bảo vệ cao đến 95%. (5)
Cúm mùa có tác động tới sức khỏe ở nhiều mức độ khác nhau; nhẹ thì gây khó chịu, nặng thì có thể dẫn tới nhiễm trùng tai, nhiễm trùng xoang hoặc khiến các tình trạng bệnh mạn tính trầm trọng hơn (suy tim sung huyết, hen suyễn, tiểu đường,…)
Tiêm ngừa vaccine cúm hằng năm là cách hiệu quả để giảm nguy cơ mắc bệnh cũng như giảm thiểu tất cả các biến chứng nguy hiểm. Vaccine cúm cần 2 tuần để phát triển kháng thể trong cơ thể để chống lại bệnh.
Người trên 65 tuổi, trẻ em dưới 5 tuổi, phụ nữ mang thai/ có dự định mang thai, người mắc các bệnh mạn tính (hen suyễn, ung thư, tim mạch, tiểu đường,…), là những đối tượng được khuyến nghị cần tiêm ngừa các loại vaccine cúm càng sớm càng tốt và tiêm nhắc đều đặn hằng năm.
Vắc xin viêm gan là loại vắc xin an toàn và đạt hiệu quả cao được khuyến cáo tiêm ngừa cho tất cả trẻ sơ sinh khi mới sinh cũng như cho trẻ em đến 18 tuổi. Đây cũng được xem là vắc xin “phòng ngừa ung thư” đầu tiên nhờ khả năng ngăn ngừa viêm gan B - nguyên nhân hàng đầu gây ung thư gan trên toàn thế giới.
Ở trẻ em, lịch tiêm khuyến cáo như sau (không tính mũi sơ sinh):
Đối với người trưởng thành, sau khi xét nghiệm máu có kết quả HBsAg âm tính (chưa nhiễm virus) và Anti HBs âm tính (chưa có kháng thể viêm gan B) thì lịch tiêm như sau:
Xem thêm: Các loại vắc xin cho trẻ sơ sinh, cần tiêm phòng những gì?
Vaccine Hib giúp ngăn ngừa vi khuẩn Haemophilus Influenzae type b - nguyên nhân chính gây ra viêm màng não mủ và viêm phổi nguy hiểm ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 5 tuổi. Hiện tại, vaccine phòng Hib có trong các loại vaccine 5 trong 1 và vaccine 6 trong 1. Cả 2 vaccine này đều được khuyến cáo tiêm cho trẻ vào thời điểm 2-3-4 tháng tuổi, sau đó tiêm nhắc lại khi trẻ được 16-18 tháng.
Có nhiều loại bệnh nhiễm trùng khác nhau gây ra, vì vậy cũng có các loại vaccine phòng viêm màng não khác nhau, ví dụ như: vắc xin viêm màng não mô cầu BC; viêm màng não mô cầu A,C,Y,W - Menactra; vắc xin phòng phế cầu khuẩn Prevenar 13; vắc xin 5 trong 1; vắc xin 6 trong 1; Vắc xin Quimi-Hib;… Số lượng mũi tiêm trong phác đồ dao động từ 2-4 mũi.
Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra, rất dễ lây lan, có thể gây biến chứng nặng thậm chí là tử vong. Bệnh thường gặp nhất ở trẻ em với các triệu chứng bao gồm sốt cao, ho, sổ mũi và phát ban khắp cơ thể. Liều tiêm đầu tiêm của vắc xin sởi thông thường bắt đầu khi trẻ được 9-12 tháng tuổi, mũi 2 tiêm sau đó tối thiểu 3 tháng và mũi 3 sẽ sau đó ít nhất 3 năm.
Sau tiêm phòng, vắc xin sởi có thể gây ra một số phản ứng nhẹ từ 1-3 ngày như đua, sưng đỏ chỗ tiêm hoặc sốt, nổi ban, ho, sổ mũi. Các triệu chứng này thường tự khỏi và không cần điều trị đặc biệt.
Vắc xin HPV giúp phòng ngừa hầu hết các trường hợp ung thư cổ tử cung cũng như bảo vệ bạn trước nguy cơ ung thư âm đạo, dương vật hoặc hậu môn. Vắc xin cũng chống lại các bệnh ung thư miệng, họng, đầu và cổ do virus HPV gây ra.
Người từ 9-26 tuổi, bao gồm cả nam và nữ đều có thể tiêm ngừa vắc xin HPV, trong đó độ tuổi tốt nhất là từ 9-14 tuổi bởi đây là thời điểm nguy cơ trẻ bị phơi nhiễm/ nhiễm virus HPV còn thấp. Với người từ 27 tuổi đến 45 tuổi, việc tiêm ngừa vắc xin vẫn mang lại nhiều lợi ích, tuy nhiên theo ACIP (Ủy ban Cố vấn về Thực hành Tiêm chủng) thì bạn cần trao đổi thêm với bác sĩ trước khi tiêm. Phác đồ tiêm vắc xin HPV có thể từ 2-3 mũi tùy theo các loại vắc xin. (6)
Tiêm ngừa dại là cách duy nhất để giảm thiểu nguy cơ tử vong, mang đến cho người tiêm khả năng bảo vệ tối đa khi tiêm đúng phác đồ. Hiện nay có 2 loại vắc xin phù hợp với đặc điểm thể trạng của người Việt, được chỉ định tiêm theo phác đồ từ Bộ Y tế khuyến cáo là vắc xin Verorab và Abhayrab. (7)
Quai bị có thể phòng ngừa được dựa vào vắc xin MMR với khả năng chống lại 3 bệnh là sởi - quai bị và rubella. Loại vắc xin này rất an toàn và hiệu quả, khả năng bảo vệ lên tới 88% (với 2 mũi tiêm) và 78% (với 1 mũi tiêm). Trẻ em từ 12 tháng - 7 tuổi có lịch tiêm khuyến cáo như sau:
Đối với trẻ từ 7 tuổi và người lớn, 2 mũi tiêm được sắp xếp như sau:
Trẻ dưới 5 tuổi, người cao tuổi từ 65, người mắc các bệnh mạn tính (tim mạch, huyết áp, béo phì, đái tháo đường,…) là các đối tượng dễ chịu tổn thương nặng từ phế cầu khuẩn Streptococcus Pneumoniae - nguyên nhân gây ra các bệnh nguy hiểm như viêm màng não, viêm phổi, nhiễm trùng huyết,…
Các loại vaccine phế cầu giúp giảm thiểu nguy cơ gặp phải những bệnh như trên. Đặc biệt trước dịch Covid-19, vắc xin phế cầu càng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ hạn chế các biến chứng nặng từ Covid nếu không may nhiễm bệnh. Thời gian bảo vệ của loại vắc xin này cũng khá lâu, tùy theo phác đồ tiêm có thể kéo dài trong vài năm hoặc cả đời.
Virus rota là nguyên nhân đi đầu gây tiêu chảy nghiêm trọng ở trẻ sơ sinh, trẻ em; lây nhiễm qua đường hô hấp, qua bề mặt nhiễm khuẩn hoặc lây nhiễm chéo trong bệnh viện. Hiện nay chưa có thuốc đặc trị để kháng lại virus rota, do đó sử dụng vắc xin chính là cách bảo vệ con trẻ hiệu quả và tiết kiệm nhất.
Vắc xin Rota là vắc xin ở đường uống, ở Việt Nam có các loại vaccine hiện nay sau:
Với tỷ lệ từ 85% - 95% người sau tiêm chủng sẽ được trang bị hệ miễn dịch đặc hiệu nhằm giảm nguy cơ mắc bệnh và tử vong do bệnh truyền nhiễm (theo số liệu từ PGS.TS. Trần Như Dương - Phó Viện trưởng viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương), các loại vaccine nói chung thật sự là yếu tố quan trọng để giúp mọi người - đặc biệt là trẻ em có thể khỏe mạnh, phát triển tốt cả về thể chất lẫn tinh thần.
Link nội dung: https://cdsphagiang.edu.vn/vaxin-a33290.html