Vào thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, gia chủ sẽ làm lễ dâng hương với mong muốn tiễn điều xui rủi và đón điều may mắn đến. Ngoài ra, đây cũng là khoảnh khắc con cháu rước ông bà, tổ tiên về đón năm mới cùng cháu con.
Tùy vào phong tục của mỗi vùng miền, địa phương mà lễ cúng Giao thừa được chuẩn bị theo những cách khác nhau. Phần lớn, các gia đình sẽ chuẩn bị 2 mâm cỗ cúng Giao thừa cho cả trong nhà và ngoài sân.
Vậy mâm cỗ cúng Giao thừa Tết Giáp Thìn cần chuẩn bị những gì, bày như thế nào?
Đây là nghi lễ cúng gia tiên cùng các vị thần cai quản trong nhà. Thường mâm cỗ cúng Giao thừa trong nhà không quá cầu kỳ, gia chủ chỉ cần thành tâm mà chuẩn bị. Ngoài các lễ vật như: Hương, hoa, trà, quả, cau trầu, muối, gạo, rượu, chè, nước... thì tùy vào từng vùng mà sắm thêm lễ mặn hoặc lễ chay.
Theo đúng phong tục, mâm cỗ cúng đêm Giao thừa sẽ gồm:
- Gà trống tơ luộc.
- Bánh chưng.
- Xôi.
- Giò lụa.
- Canh măng.
- Món xào: Rau củ xào, thịt bò xào...
- Một số món ăn khác tùy theo điều kiện của mỗi gia đình.
Nếu lựa chọn cúng chay, gia chủ có thể chuẩn bị các món chay hoặc sắp mâm lễ cúng Giao thừa với bánh, kẹo, mứt và trà nước.
Khác với mâm cỗ cúng trong nhà, cúng Giao thừa ngoài trời không quá cầu kỳ. Mâm lễ này sẽ được đặt ở sân nhà, trước cửa chính nhằm thể hiện sự biết ơn của gia chủ đối với vị quan Hành khiển cũ và đón vị quan Hành khiển mới tới.
Thông thường, các gia đình sẽ chuẩn bị các lễ vật như:
- Mâm ngũ quả.
- Xôi chè.
- Bánh chưng.
- Thịt lợn luộc/gà trống tơ luộc hoặc cũng có nơi sử dụng thủ lợn.
- Hoa tươi.
- Trầu cau.
- Nước.
- Rượu.
- Muối.
- Nến.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ lễ vật là gia chủ có thể tiến hành làm lễ cúng Giao thừa. Theo chuẩn phong tục, lễ cúng sẽ được thực hiện theo trình tự bên ngoài trước, trong nhà sau. Lễ vật không cần quá cầu kỳ, chỉ cần thành tâm và phù hợp với điều kiện kinh tế của mỗi gia đình. Làm lễ xong, gia chủ có thể tiến hành dọn dẹp mâm cỗ cúng luôn. Tuy nhiên, cũng có nơi để tới ngày mùng 1 Tết mới dọn đi với mong muốn cầu may.
Ngoài sắm sửa đầy đủ lễ vật dâng cúng, khi thực hiện lễ cúng Giao thừa, gia chủ cũng cần lưu ý:
- Không sử dụng các loại hoa giả, quả giả trên mâm cỗ cúng.
- Thực hiện lễ cúng vào đúng thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới đó là 0h00 ngày 1/1 năm Giáp Thìn.
- Gia chủ cần sắm sửa, chuẩn bị mâm cỗ tươm tất trước giờ Giao thừa.
- Với lễ cúng ngoài trời, bạn cần chọn hướng đẹp để đặt mâm cỗ cúng. Thông thường, người ta sẽ đặt mâm cỗ cúng Giao thừa ở hướng Bắc hoặc hướng Đông.
- Người làm lễ cúng phải ăn mặc chỉn chu, tươm tất, sạch sẽ.
- Giọng khấn rõ ràng, mạch lạc
- Tuyệt đối không vừa cúng vừa làm việc riêng
Trên đây là cách chuẩn bị mâm cỗ cúng Giao thừa Tết Giáp Thìn đầy đủ, chi tiết nhất. Mong rằng, sau bài viết này bạn sẽ tự tay chuẩn bị được một mâm cỗ cúng cho đêm Giao thừa đủ đầy, đẹp mắt và ý nghĩa.
Link nội dung: https://cdsphagiang.edu.vn/le-cung-giao-thua-trong-nha-gom-nhung-gi-a39110.html