Với sự phát triển của mạng lưới cao tốc, nhu cầu sử dụng dịch vụ thu phí không dừng ngày càng tăng cao. Hai nhà cung cấp dịch vụ thu phí không dừng phổ biến nhất hiện nay là Epass và VETC. Bài viết này sẽ so sánh hai loại thẻ này để giúp bạn lựa chọn phù hợp.
VETC và Epass đều là những dịch vụ thu phí không dừng nổi bật tại Việt Nam. VETC được vận hành bởi công ty TNHH Thu phí tự động VETC, còn Epass được phát triển bởi công ty Cổ phần Giao thông số Việt Nam (VDTC).
Cả hai dịch vụ đều yêu cầu người dùng chuẩn bị đầy đủ giấy tờ khi đăng ký, bao gồm: CMND/CCCD, cà vẹt xe và giấy đăng kiểm. Đối với những người sử dụng xe trả góp thì sẽ cần chuẩn bị thêm giấy xác nhận từ ngân hàng.
Điểm đặc biệt của cả hai dịch vụ này là sự liên kết với mọi trạm thu phí tự động trên toàn quốc, tức là cho phép sử dụng thẻ VETC hoặc Epass trên tất cả các tuyến đường cao tốc từ ngày 1/8/2022.
Người dùng có thể đăng ký lấy thẻ thông qua website của cả 2 đơn vị. Sau khi nhận thẻ, chủ xe chỉ cần dán nó lên vị trí quy định trên phương tiện của mình như đèn xe hoặc phía bên trong kính xe để dễ dàng được quét mã khi qua trạm.
Một điểm nổi bật khác là không có sự phân biệt giữa các phương tiện đã dán thẻ định danh khi lưu thông qua các trạm thu phí, vì dù là VETC hay Epass thì đều đang ứng dụng công nghệ RFID. Điều này mang lại sự thuận lợi và linh hoạt cho người sử dụng, giúp họ có thể dễ dàng lựa chọn dịch vụ phù hợp với nhu cầu cá nhân mà không lo lắng khi lưu thông qua các làn thu phí.
Dù là Epass hay VETC, cả hai loại thẻ đều mang đến sự tiện lợi và tiết kiệm thời gian cho người tham gia giao thông. Tuy nhiên cũng có những điểm khác biệt nhất định mà bạn có thể cân nhắc thông qua bảng so sánh Epass và VETC dưới đây:
Việc lựa chọn giữa thẻ Epass và VETC không chỉ dựa vào sự tiện lợi và phạm vi phủ sóng của mỗi dịch vụ, mà còn phải xem xét đến yêu cầu pháp lý và hậu quả của việc không tuân thủ quy định thu phí tự động không dừng.
Theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP, bất kỳ phương tiện nào không gắn thẻ thu phí hoặc có thẻ nhưng tài khoản không đủ tiền khi đi qua làn thu phí tự động sẽ phải đối mặt với mức phạt từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Ngoài ra, hành vi vi phạm còn có thể bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng, gây ảnh hưởng lớn đến quyền lợi và sinh hoạt hàng ngày của người lái xe.
Vì thế, sau khi đã dán thẻ đúng theo quy định, tài xế cũng cần lưu ý nạp đủ tiền vào tài khoản thanh toán. Nạp phí không dừng ETC thông qua MoMo đang là hình thức siêu tiện lợi được nhiều bác tài lựa chọn do các ưu điểm như sau:
Đặc biệt với các tài xế mới, ngay hôm nay hãy tải app MoMo về và đăng ký để nhận ngay gói quà tặng trị giá lên đến 200.000đ khi:
Cách đăng ký và nạp phí cực dễ như sau:
Hi vọng với các thông tin so sánh Epass và VETC nêu trên, bạn đọc nên dựa trên sự cân nhắc kỹ lưỡng về độ phủ sóng của mỗi dịch vụ, tính năng, chương trình khuyến mãi (nếu có) và vị trí trạm BOT mà bạn sẽ di chuyển thường xuyên để chọn ra loại thẻ phù hợp. Việc tuân thủ quy định không chỉ giúp tránh được những rắc rối pháp lý mà còn đảm bảo khi di chuyển trên các tuyến đường cao tốc.
Link nội dung: https://cdsphagiang.edu.vn/epass-hay-vetc-a40121.html