Đứng trước những khó khăn của kinh tế toàn cầu, nông nghiệp Việt Nam vẫn đang từng bước phát triển theo hướng tích cực. Nền nông nghiệp hiện đại ứng dụng khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển mạnh mẽ và tạo được nhiều thành tích đáng nể. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp nước ta hiện nay vẫn gặp phải không ít thách thức về cơ sở vật chất, chuyển giao công nghệ,… Cùng Hachi tìm hiểu tất tần tật những thông tin cần biết ngay sau đây nhé!
Dưới đây là một số đánh giá tình hình ngành nông nghiệp nước ta hiện nay, mời bạn đọc theo dõi!
Năm 2023, nông nghiệp Việt Nam có bước tiến đột phá, khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản cả nước duy trì ở mức hơn 53 tỷ, vượt 10% kế hoạch. Trong đó, gạo phá kỷ lục mới với 4,78 tỷ USD giúp Việt Nam trở thành nước có giá gạo xuất khẩu cao nhất thế giới, rau quả đạt 5,69 tỷ USD, cà phê 3,6 tỷ USD, tôm đạt 8,4 tỷ USD, gỗ và các sản phẩm từ gỗ đạt giá trị xuất khẩu lên tới 9,5 tỷ USD.
Về chất lượng, gạo Việt Nam đoạt giải nhất hội thi gạo ngon nhất thế giới lần thứ 15. Các loại nông sản khác như chanh leo, sầu riêng cũng có sản lượng xuất khẩu cao, giữ vai trò chi phối sản lượng và giá cả trên thị trường thế giới. Thanh long Việt cũng bắt đầu áp dụng mô hình truy xuất “dấu chân carbon” chinh phục người tiêu dùng và những thị trường khó tính.
Theo báo cáo của Bộ Nông Nghiệp, trong quý I/2024 nền nông nghiệp Việt Nam vẫn có sự tăng trưởng ổn định, năng suất, chất lượng nhiều sản phẩm chủ lực đã góp phần không nhỏ vào tăng trưởng chung của kinh tế cả nước. Theo đó, tốc độ tăng giá trị xuất khẩu nông - lâm - thủy sản ước đạt 2,98% so với cùng kỳ năm 2023. Một số sản phẩm tăng trưởng với mức ấn tượng như cà phê tăng 54,2%, gạo tăng 40%, cao su tăng 2,7% và hạt điều tăng 1,7%.
Ngành nông nghiệp nước ta hiện nay được coi là điểm sáng trong phát triển kinh tế cả nước. Theo báo cáo của bộ Nông Nghiệp, tăng trưởng GDP toàn ngành là 3,83% - con số cao nhất trong nhiều năm trở lại đây. Tư duy chuyển đổi sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp đã giúp ngành này đóng góp 5,05% vào mức tăng trưởng chung của nền kinh tế.
Ngành nông nghiệp nước ta hiện nay đang có xu hướng mở rộng sang thị trường quốc tế với mục tiêu tăng kim ngạch xuất khẩu, đa dạng hóa thị trường và tăng vị thế cạnh tranh. Theo đó, Việt Nam tập chung vào một số thị trường tiềm năng như Châu Á, Châu Âu, Bắc Mỹ, Trung Đông, Châu Phi và Nam Mỹ với các sản phẩm chủ lực bao gồm cà phê, gạo, thủy sản. Với mục tiêu này, nước ta đã thực hiện ký kết nhiều hiệp định thương mại, tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu giúp nông sản Việt dễ dàng tiếp cận với người tiêu dùng quốc tế.
Ngoài ra, Việt Nam cũng thực hiện đa dạng hóa kênh xuất khẩu hiện đại như xuất khẩu trực tiếp, xuất khẩu trực tuyến, tham gia hội chợ, triển lãm,… Từ đó tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Sản xuất hữu cơ và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được coi là 2 xu hướng quan trọng trong phát triển nông nghiệp tại Việt Nam. Việc đẩy mạnh 2 ứng dụng này giúp nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Một số ứng dụng phổ biến của công nghệ hiện đại bao gồm: hệ thống tưới tiêu tự động, hệ thống giám sát môi trường, quản lý dịch hại, truy xuất nguồn gốc, trồng cây trong nhà màng, nhà kính,….
Dẫu đóng góp nhiều thành tựu lớn cho ngành nông nghiệp nước ta hiện nay nhưng sản xuất hữu cơ và ứng dụng công nghệ cao vẫn gặp không ít khó khăn. Trong đó vấn đề về chi phí đầu tư, thiếu hụt nhân lực và cơ sở hạ tầng vẫn còn là rào cản lớn giúp Việt Nam tiếp cận nền nông nghiệp hiện đại của thế giới.
Ngành nông nghiệp nước ta hiện nay có xu hướng đang phát triển theo hướng tích cực khi tập chung quản lý chất lượng, đảm bảo an ninh thực phẩm cho con người. Các hệ thống quản lý chất lượng như ISO 22000, HACCP được áp dụng để nâng cao chất lượng sản phẩm. Các khóa tập huấn, đào tạo cho người dân phát triển mạnh mẽ giúp nâng cao trình độ chuyên môn và dễ dàng ứng dụng khoa học kỹ thuật, từ đó phát triển chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ.
Nông nghiệp nước ta đang đầu tư chủ chốt vào một số ngành như sau:
Việt Nam được đánh giá là quốc gia có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp ở tất cả các ngành khác nhau. Cụ thể, cùng Hachi tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Nước ta có tổng cộng 14 loại đất, chủ yếu là đất phù sa và feralit phân bố rộng khắp các vùng miền. Trong đó, đất phù sa chiếm khoảng 3 triệu ha, đất feralit chiếm khoảng 16 triệu ha, thích hợp trồng lúa nước, cây công nghiệp và cây ăn quả. Bên cạnh đó, nước ta còn có một số loại đất giàu dinh dưỡng như đất đỏ bazan, đất phù sa,… phù hợp chuyên canh quy mô lớn.
Ngoài ra, khí hậu nhiệt đới có nền bức xạ cao cũng là điều kiện thuận lợi để phát triển ngành nông nghiệp nước ta hiện nay. Tổng nhiệt độ hoạt động lớn cho phép nông dân có thể sản xuất từ 3-4 vụ/năm, phù hợp trồng các loại cây ưa nóng như cà phê, cao su, tiêu điều,…
Lao động nông nghiệp tại Việt Nam hiện nay được đánh giá là đa dạng về nhiều mặt bao gồm:
Ngành nông nghiệp nước ta hiện nay phát triển dựa trên nông nghiệp truyền thống là canh tác lúa và chăn nuôi. Điều này giúp người nông dân có nhiều kinh nghiệm và kỹ năng để phát triển. Đây vừa là thuận lợi vừa là khó khăn khi chuyển giao công nghệ hiện đại đến người dân.
Việt Nam có hệ thống sông ngòi dày đặc, phân bố rộng rãi trên toàn lãnh thổ với tổng chiều dài lên tới 41900km. Nhờ vậy, nông nghiệp nước ta có trữ lượng nước lớn, hàm lượng phù sa lớn bồi đắp cho đồng bằng thêm màu mỡ. Đồng thời, hệ thống sông ngòi, kênh rạch cũng tạo điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi thủy sản nước ngọt, lợ như tôm,cá, trồng rau câu,…
Ngành nông nghiệp nước ta hiện nay bắt đầu ứng dụng rộng rãi các công nghệ hiện đại vào sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và năng suất cây trồng. Một số công nghệ được ứng dụng bao gồm công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, cơ giới hóa, công nghệ tưới tiêu, bảo quản sau thu hoạch,…
Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm, hỗ trợ và ban hành nhiều chính sách cho ngành nông nghiệp phát triển bền vững, nâng cao năng suất. Trong đó, nhà nước thực hiện hỗ trợ từ chính sách đầu tư, tín dụng, chính sách khoa học công nghệ đến chính sách đào tạo và thuế cho từng địa phương. Nhờ vậy, nông nghiệp Việt Nam từng bước phát triển theo hướng hiện đại, thuận lợi mở cửa giao thoa với khoa học công nghệ trên toàn thế giới.
Với những nỗ lực của người dân, chính phủ và doanh nghiệp, thị trường xuất khẩu nông sản và tiêu dùng trong nước có xu hướng tăng dần trong vài năm trở lại đây. Nông sản Việt chinh phục được những thị trường khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Trung Quốc,… Trong khi đó, nhu cầu tiêu dùng sản phẩm trong nước ngày càng gia tăng do dân số tăng và thu nhập của người dân được cải thiện.
Nông nghiệp Việt có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển, đây cũng là tiền đề tạo nên “bức tranh nông nghiệp đa sắc màu” với sự đa dạng phong phú về các loại sản phẩm bao gồm:
Về trồng trọt và sản xuất nông sản, ngành nông nghiệp nước ta hiện nay nổi tiếng với nhiều mặt hàng như gạo, cà phê, cà chua, ớt, bưởi, cam,… Trong đó, giống gạo ST25 và ST24 được mệnh danh là giống gạo ngon nhất thế giới, giúp Việt Nam trở thành quốc gia sản xuất, xuất khẩu lúa gạo hàng đầu trên thế giới.
Chăn nuôi và thú y tại nước ta ngày càng phát triển mạnh và đạt được nhiều thành tích đáng nể. Sản lượng thịt, trứng, sữa, tôm, cá,…liên tục tăng cao. Đây là dấu hiệu tích cực để ngành nông nghiệp nước ta hiện nay tiếp tục đầu tư, phát triển mạnh mẽ hơn nữa.
Công nghiệp chế biến nông sản dần trở nên quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm đồng thời tạo việc làm cho người dân và nâng cao thu nhập. Nhiều nhà máy chế biến sản xuất mì, bún, đặc sản địa phương phát triển mạnh mẽ, đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng trên toàn quốc.
Việt Nam có tỷ trọng xuất khẩu nông sản đạt hơn 50 tỷ USD mỗi năm. Các mặt hàng chủ yếu bao gồm gạo, cà phê, cao su, điều, thủy sản, hoa quả,… Có thể thấy, nông sản Việt đang từng bước chinh phục thị trường thế giới, xây dựng vị thế vững chắc trên trường quốc tế.
Xu hướng phát triển xanh - sạch - bền vững ngày càng được ngành nông nghiệp nước ta hiện nay quan tâm chú ý. Công nghệ thông tin và giải pháp số hóa được áp dụng mạnh mẽ đem lại hiệu quả rõ rệt.
Các trung tâm nghiên cứu nông nghiệp kết hợp cùng các trường đại học chính quy đưa ra nhiều giải pháp để hoàn thiện nông nghiệp công nghệ cao tại Việt Nam.
Ngành nông nghiệp nước ta hiện nay có thị trường xuất khẩu đa dạng, trải dài trên khắp các lục địa. Nhờ áp dụng công nghệ hiện đại trong quy trình sản xuất, nông sản Việt chinh phục được nhiều thị trường khó tính, mở ra cơ hội phát triển bền vững và giảm thiểu rủi ro do biến động thị trường.
Dưới đây là một số thị trường xuất khẩu nông sản chính của Việt Nam:
Hachi được biết đến là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp thông minh tại Việt Nam. Công ty đã ứng dụng thành công nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật như: hệ thống tưới nước tự động nhỏ giọt, trồng cây thủy canh, trồng cây trong nhà màng, nhà kính, Indoor Smart Farm,…
Với mục tiêu phát triển ngành nông nghiệp nước ta hiện nay theo hướng hiện đại, Hachi cung cấp những dịch vụ tuyệt vời như:
Để biết thêm chi tiết, vui lòng gọi điện đến hotline 0901236086 - 0982476086 ngay hôm nay!
Như vậy, những thông tin về ngành nông nghiệp nước ta hiện nay đã được Hachi chia sẻ chi tiết trong bài viết này. Chúc bạn đọc có thêm nhiều kiến thức hữu ích!
Link nội dung: https://cdsphagiang.edu.vn/nganh-trong-trot-cua-nuoc-ta-hien-nay-a41089.html