Mỗi năm ngành Việt Nam học tuyển dụng hơn 8.000 nguồn nhân lực với mức lương lý tưởng. Ngành học này đang nhận về sự quan tâm của nhiều thí sinh.
Để biết ngành Việt Nam học ra trường làm những công việc gì, chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Học ngành Việt Nam học ra trường làm gì?
Việt Nam học là ngành khoa học chuyên nghiên cứu đa lĩnh vực về đất nước và con người Việt Nam trên nhiều phương diện khác nhau như: Văn hóa, lịch sử, địa lý, kinh tế, phong tục tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo, ngôn ngữ, trang phục.
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập toàn cầu, do đó ngành Việt Nam học sẽ giúp sinh viên hiểu hơn về đất nước, con người của chính đất nước mình cũng như giúp bạn bè quốc tế hiểu hơn về đất nước, con người Việt Nam.
Sau khi ra trường, sinh viên ngành Việt Nam học có thể đảm nhận các vị trí công việc như hướng dẫn viên du lịch; nhân viên marketing, thuyết minh viên; phóng viên, biên tập viên; hướng dẫn viên du lịch hay quản trị lữ hành.
Ngoài ra, sinh viên khi học ngành này nhưng vẫn đam mê sư phạm có thể lựa chọn làm giảng viên tại các trường cao đẳng, đại học.
Các bạn cũng có thể tham gia vào những vị trí công việc mang tính hàn lâm như: nhà nghiên cứu và điều tra Việt Nam học tại cơ quan điều tra và nghiên cứu văn hóa truyền thống, lịch sử dân tộc, thuyết minh về Việt Nam.
Một số trường đào tạo ngành Việt Nam học
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) là một trong những cơ sở giáo dục trọng điểm quốc gia về đào tạo ngành Việt Nam học. Năm 2023, trường tuyển sinh 3 tổ hợp môn thi với ngưỡng điểm chuẩn lần lượt là khối C00 lấy 26 điểm, khối D01 24,5 điểm, khối D04 23 điểm và khối 24,75 điểm.
Ngoài xét bằng điểm thi, ngành Việt Nam học của trường còn tuyển sinh theo 3 phương thức khác: Xét tuyển thẳng và ưu tiên, xét kết quả thi đánh giá năng lực (HSA) của Đại học Quốc gia Hà Nội, xét tuyển kết hợp.
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tuyển sinh ngành Việt Nam học theo 4 phương thức: xét điểm thi tốt nghiệp THPT; xét điểm học bạ; xét tuyển thẳng; xét kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội và TP.HCM, Đại học Sư phạm Hà Nội.
Với phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT, ngành Việt Nam học của tường lấy ngưỡng điểm chuẩn trúng tuyển là 16,1 điểm, với 4 tổ hợp môn thi C00; D01; C14; D15.
Trường Đại Học Ngoại Ngữ (Đại Học Huế) năm nay lấy ngưỡng điểm chuẩn trúng tuyển đối với ngành Việt Nam học theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT là 15 điểm. Trong khi đó, phương thức xét học bạ bậc THPT lấy 18 điểm. Cả hai phương thức đều xét tuyển tổ hợp môn D01; D14; D15.
Năm 2023, ngành học này dự kiến thu 350 nghìn đồng/tín chỉ. Mức thu này tăng 10%, đúng theo quy định của Bộ GD&ĐT.
Trường Đại học Tôn Đức Thắng đào tạo ngành Việt Nam theo hai chuyên ngành với mức điểm chuẩn lần lượt là: Du lịch và lữ hành lấy 31,4 điểm (A01; C00; C01; D01) và Du lịch và quản lý du lịch là 31,4 điểm (A01; C00; C01; D01).
Năm 2023, ngoài xét bằng điểm thi, trường Đại học Tôn Đức Thằng còn xét tuyển theo 3 phương thức khác: xét học bạ bậc THPT, xét tuyển thằng và ưu tiên, xét theo kết quả bài thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP.HCM.
Trường Đại học Cần Thơ tuyển sinh ngành Việt Nam học tại 2 cơ sở. Với ngành Việt Nam học tại cơ sở chính lấy ngưỡng điểm chuẩn trúng tuyển là 24,63 điểm và khu Hòa An lấy 22 điểm. Cả hai cơ sở đều tuyển 4 tổ hợp môn thi C00; D01; D14; D15.
Link nội dung: https://cdsphagiang.edu.vn/hoc-viet-nam-hoc-ra-lam-gi-a44815.html