Bạn đã lựa chọn ngành học nào tại trường đại học cho kì tuyển sinh sắp tới? Bài viết dưới đây giới thiệu ngành Kiến trúc sư, một trong những ngành được nhiều bạn trẻ quan tâm và là ngành có cơ hội việc làm ổn định trong tương lai. Vậy để theo học ngành này bạn cần thi khối nào và thi những môn gì. Cùng tìm hiểu bài sau.
Khối V và H là hai khối chính được lựa chọn đẻ xét tuyển cho ngành Kiến trúc ở các trường. Tuy nhiên, cũng tùy vào quy định của mỗi trường mà thí sinh sẽ phải lựa chọn tổ hợp môn phù hợp với mình như sau:
Trong những năm gần đây, các trường tổ chức xét tuyển thêm tổ hợp các môn gồm: Toán, Lý, Vẽ (mỹ thuật) hoặc Toán, Lý, Vẽ (hình họa); Toán, Văn, Vẽ (Mỹ thuật) hoặc Toán, Văn, Vẽ (Hình họa). Điều này nhằm tạo điều kiến cho nhiều thí sinh có cơ hội học ngành Kiến trúc hơn.
=>>> Có thể bạn muốn biết: 3 Điều Cần Lưu Ý Khi Học Vẽ Luyện Thi Đại Học Kiến Trúc
Ngành Kiến trúc có nhiều khóa chuyên ngành khác nhau và thi các môn khác nhau như sau:
Do có nhiều thay đổi trong cách tính điểm nên không còn giống như trước đây, hiện nay các trường sẽ xét tuyển thông qua điểm thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia các môn văn hóa như Toán, Lý, Văn và tổ chức thi riêng môn năng khiếu Vẽ do quy định của mỗi trường. Môn Vẽ mỹ thuật/Hình họa được nhân hệ số 2.
Bạn có thể tham khảo điểm chuẩn năm 2020 của các trường đào tạo ngành Kiến trúc uy tín, chất lượng như: Đại học Kiến trúc Hà Nội 28,5; trường Đại học Kiến trúc TP. HCM 24,28; Đại học Xây Dựng Hà Nội 21,75; Đại học Bách Khoa Tp. HCM 24,5.
Để đáp ứng được yêu cầu công việc của ngành kiến trúc và nhu cầu của xã hội, sinh viên ngành này được trang bị đầy đủ kiến thức về tính toán, đo lường như nguyên lý thiết kế, cấu tạo, kiến thức về hìh họa, kỹ thuật điện nước, kỹ năng lập kế hoạch, các môn học tư duy giúp người học đưa ra được các ý tưởng thiết kế. Bên cạnh đó, bạn cũng được đào tạo để sử dụng các phần mềm đồ họa phục vụ cho công việc như Autocad, Photoshop, Corel draw, sketchup, …
Đương nhiên những môn khoa học như Toán, Lý là những nền tảng bạn đã được học và bạn cũng cần phải có sự yêu thích với những môn học này bởi trong quá trình học tập trên giảng đường, đây vẫn là các môn học quan trọng đối với ngành Kiến trúc.
Ngoài ra, bạn chắc chắn phải có niềm đam mê với môn Vẽ. Đây không hẳn là năng khiếu bẩm sinh mà bạn hoàn toàn có thể tự rèn luyện mỗi ngày từ khi còn học cấp 3 nếu mục tiêu của bạn là đậu vào ngành Kiến trúc của các trường đại học. Trong đó, cần tìm hiểu về lĩnh vực mỹ thuật, luyện vẽ các hình khối cơ bản đến phức tạp.
Thông thường, sẽ rất khó khi tự học vẽ tay để thi ngành Kiến trúc. Bạn nên tìm đến các trung tâm luyện thi môn Vẽ để được ôn luyện bài bản và có lộ trình rõ ràng, không chỉ giúp bạn tìm hiểu các thông tin cần thiết cho môn thi năng khiếu mà còn mở rộng sự hiểu biết về mỹ thuật.
Kiến trúc sư đảm nhiệm công việc lên ý tưởng và thiết kế tại phòng thiết kế, xưởng thiết kế trong các công ty, doanh nghiệp về lĩnh vực xây dựng hoặc trong đơn vị nhà nước với môi trường làm việc sáng tạo, năng động. Bất kỳ công việc nào đều có những mặt khó và áp lực riêng, đối với Kiến trúc sư thì thời gian và khả năng sáng tạo không ngừng chính là áp lực lớn nhất mà họ thường gặp phải. Một số vị trí mà kiến trúc sư có thể đảm nhận như:
Trên đây là những thông tin về ngành Kiến trúc. Hy vọng bạn lựa chọn đúng ngành học cho bản thân thông qua bài viết trên.
Link nội dung: https://cdsphagiang.edu.vn/kien-truc-su-hoc-khoi-nao-a45290.html