Phiên âm tiếng Anh là những ký tự Latin được ghép vào với nhau để tạo thành từ. Cách đọc phiên âm tiếng Anh khá giống với âm tiếng Việt, ngoại trừ, một vài âm không có trong bảng phiên âm tiếng Việt. IPA là viết tắt của International Phonetic Alphabet - bảng kí hiệu ngữ âm quốc tế.
Bao gồm 44 âm, 20 nguyên âm và 24 phụ âm được chia thành những loại như sau:
- Nguyên âm (Vowels): Nguyên âm được hiểu là những dao động của thanh quản hay những âm mà khi ta phát ra luồng khí từ thanh quản lên môi không bị cản trở. Nguyên âm có thể đứng một mình hoặc có thể đứng kèm các phụ âm để tạo thành tiếng trong lời nói.
- Phụ âm (Consonants): Phụ âm là âm phát từ thanh quản qua miệng hay những âm khi phát ra, luồng khí từ thanh quản lên môi bị cản trở, bị tắc ví dụ như lưỡi va chạm môi, răng, 2 môi va chạm nhau trong quá trình phát âm. Phụ âm chỉ phát ra thành tiếng trong lời nói khi phối hợp với nguyên âm.
- Âm đôi (Diphthongs): Là sự kết hợp của hai nguyên âm kế nhau trong cùng một âm tiết.
- Âm đơn (Monophthongs): Là âm đơn tiết
1. Nguyên âm /iː/ lưỡi đưa hướng lên trên và ra phía trước,khoảng cách môi trên và dưới hẹp, mở rộng miệng sang 2 bên. Khi phát âm âm này, miệng hơi bè một chút, giống như đang mỉm cười.
sheep /∫i:p/: con cừu
2. Nguyên âm /ɪ/: lưỡi đưa hướng lên trên và ra phía trước, khoảng cách môi trên và dưới hẹp, mở rộng miệng sang 2 bên.
3. Nguyên âm /ə/ đọc giống âm /ơ/ trong tiếng Việt, ngắn và dứt khoát.
4. Nguyên âm /e/ ngắn và dứt khoát, miệng hình ngang, hơi bè nhẹ sang hai bên.
5. Nguyên âm /ɜː/ cơ bản đọc giống âm /ơ/ trong tiếng Việt nhưng thêm âm /r/ ở cuối, âm dài và căng, cổ họng rung lâu (đặt tay lên cổ để kiểm tra độ rung)
6. Nguyên âm /ʊ/ ngắn và dứt khoát, hai môi không chạm vào nhau, lưỡi di chuyển về phía sau, môi mở hẹp và tròn
7. Nguyên âm /uː/ dài và căng, hai má hơi hóp vào.
8. Nguyên âm /ɒ/ đọc giống âm /o/ trong tiếng Việt, nhưng ngắn và dứt khoát hơn.
9. Nguyên âm /ɔː/ đọc giống âm /o/ trong tiếng Việt nhưng dài căng, có thêm âm /r/ cuối nên cổ họng rung lên.
10. Nguyên âm /ɑ:/: đưa lưỡi xuống thấp và về phía sau, miệng mở không rộng cũng không hẹp quá
11. Nguyên âm /æ/ tuy cùng họ với âm /e/ nhưng lại phát ra âm a, miệng mở to, lưỡi thẳng như khi bác sỹ khám cổ họng, âm vang mở, gò má căng.
12. Nguyên âm /ʌ/: Mở miệng rộng bằng 1/2 so với khi phát âm /æ/ đưa lưỡi về phía sau hơn một chút so với khi phát âm /æ/
13. Nguyên âm /ɪə/: Đọc âm / ɪ / rồi chuyển dần sang âm / ə /. Môi từ dẹt thành hình tròn dần. Lưỡi thụt dần về phía sau.
here /hɪə(r)/: ở đây
14. Nguyên âm /ʊə/: Đọc âm / ʊ / rồi chuyển dần sang âm /ə/. Môi mở rộng dần, nhưng không mở rộng. Lưỡi đẩy dần ra phía trước.
15. Nguyên âm /eə/: Đọc âm / e / rồi chuyển dần sang âm / ə /. Hơi thu hẹp môi. Lưỡi thụt dần về phía sau.
16. may /meɪ/: tháng 5
17. Nguyên âm /ɔɪ/: Đọc âm / ɔ: / rồi chuyển dần sang âm /ɪ/. Môi dẹt dần sang 2 bên. Lưỡi nâng lên & đẩy dần ra phía trước.
18. Nguyên âm /aɪ/: Đọc âm / ɑ: / rồi chuyển dần sang âm /ɪ/. Môi dẹt dần sang 2 bên. Lưỡi nâng lên và hơi đẩy ra phía trước.
19. Nguyên âm /əʊ/: Đọc âm / ə/ rồi chuyển dần sang âm / ʊ /. Môi từ hơi mở đến hơi tròn. Lưỡi lùi dần về phía sau.
20. Nguyên âm /aʊ/: Đọc âm / ɑ: / rồi chuyển dần sang âm /ʊ/. Môi tròn dần. Lưỡi hơi thụt dần về phía sau.
21. Phụ âm /p/ hai môi mím lại thật chặt, luồng hơi đẩy ra phía trước khoang miệng, hai môi mở ra thật nhanh để luồng hơi thoát ra ngoài. Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra, nếu không có âm rung là đúng.
pea /piː/: hạt đậu
22. Phụ âm /b/: hai môi mím lại thật chặt, luồng hơi đẩy ra phía trước khoang miệng. Ngay sau đó, hai môi mở ra thật nhanh để luồng hơi thoát ra ngoài. Hãy thử đặt tay vào cổ họng để cảm nhận độ rung của dây thanh nhé
23. Phụ âm /f/: Răng cửa trên chạm vào môi dưới. Đẩy luồng hơi từ từ ra ngoài qua khe giữa môi và răng. Khi phát âm, dây thanh không rung.
24. Phụ âm /v/: Răng cửa trên chạm vào môi dưới. Đẩy luồng hơi từ từ ra ngoài qua khe giữa môi và răng. Khi phát âm, dây thanh rung. Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra
25. Phụ âm /h/: Lưỡi không chạm vào ngạc trên của miệng. Nhanh chóng đẩy thật nhiều luồng hơi ra ngoài.
26. Phụ âm /j/: Miệng mở sang hai bên, lưỡi đưa ra phía trước, giống như khi phát âm /i:/ Lưỡi có cảm giác rung khi phát âm. Chú ý không chạm lưỡi vào ngạc trên.
27. Phụ âm /k/: miệng hơi mở ra, cuống lưỡi chạm vào phía trong của ngạc trên, luồng hơi đẩy ra phía trước khoang miệng. Khi phát âm, dây thanh không rung.
28. Phụ âm /g/: miệng hơi mở ra, cuống lưỡi chạm vào phía trong của ngạc trên, luồng hơi đẩy ra phía trước khoang miệng, lưỡi hạ xuống thật nhanh để luồng hơi thoát ra ngoài.
29. phụ âm /l/: thả lỏng môi, đặt đầu lưỡi vào phần lợi phía sau hàm răng trên, đẩy lưỡi về trước phát âm.
30. Phụ âm /m/: mím 2 môi để luồng không khí đi qua mũi
31. Phụ âm /n/: đầu lưỡi chạm vào phần lợi phía sau hàm răng trên, luồng hơi thoát ra ngoài qua mũi.
32. phụ âm /ŋ/: cuống lưỡi nâng lên chạm vào phần ngạc mềm ở phía trên, luồng hơi sẽ thoát ra ngoài qua mũi
32. Phụ âm /r/: miệng hơi mở ra. Đầu lưỡi chuyển động lên trên rồi nhẹ nhàng chuyển động tiếp về phía sau, cùng với dây thanh rung lên, tạo thành âm /r/. Chú ý đầu lưỡi không chạm vào ngạc trên.
34. Phụ âm /s/: hai hàm răng chuyển động gần nhau nhưng không chạm vào nhau. Lưỡi chạm vào mặt trong của răng cửa trên, đầu lưỡi đưa ra ngoài gần chạm vào ngạc trên.
35. Phụ âm /z/: hai hàm răng chuyển động gần nhau nhưng không chạm vào nhau. Luồng hơi từ từ thoát ra qua khe hở rất hẹp giữa hai hàm răng. Ví dụ
36. phụ âm /ʃ/: hai hàm răng ở vị trí rất gần nhau nhưng không chạm vào nhau, hai môi chuyển động rõ ràng về phía trước. Luồng hơi từ từ thoát ra qua khe hở hẹp giữa hai hàm răng.
37. phụ âm /ʒ/: hai hàm răng ở vị trí rất gần nhau nhưng không chạm vào nhau, hai môi chuyển động rõ ràng về phía trước. Mặt lưỡi chạm vào hai hàm răng trên, đầu lưỡi hơi cong và đưa vào trong khoang miệng một chút. Đẩy luồng hơi từ từ ra ngoài qua khe giữa đầu lưỡi và hàm răng trên.
38. Phụ âm /t/: lưỡi chạm vào mặt trong của răng trên, luồng hơi đẩy ra phía trước khoang miệng. Ngay sau đó, lưỡi hạ xuống thật nhanh để luồng hơi thoát ra ngoài.
39. Phụ âm /d/: đầu lưỡi nâng lên và chạm vào phần lợi phía sau hàm răng trên. Luồng không khí đi ra bị lưỡi chặn lại. Khi đầu lưỡi đột ngột chuyển động xuống dưới, luồng hơi sẽ bật ra, cùng với dây thanh quản rung lên, tạo thành âm /d/.
40. Phụ âm /tʃ/: Đầu lưỡi chạm vào ngạc trên, luồng hơi đẩy ra phía trước khoang miệng. Hạ lưỡi xuống và từ từ đẩy luồng hơi ra ngoài.
41. Phụ âm /dʒ/: khép hàm, hai môi chuyển động về phía trước. Đầu lưỡi đặt ở phần lợi phía sau hàm răng trên. Sau đó, đầu lưỡi nhanh chóng hạ xuống, luồng hơi bật ra, cùng với dây thanh rung lên
42. Phụ âm /ð/: Đầu lưỡi đặt vào giữa răng cửa trên và răng cửa dưới. Đẩy luồng hơi từ từ ra ngoài qua khe giữa đầu lưỡi và răng cửa trên.
43. phụ âm /θ/: Đầu lưỡi đặt vào giữa răng cửa trên và răng cửa dưới. Tiếp đó, đẩy luồng hơi từ từ ra ngoài qua khe giữa đầu lưỡi và răng cửa trên. Khi phát âm, dây thanh không rung.
44. Cách phát âm phụ âm /w/: Môi mở tròn, hơi hướng ra ngoài, giống như khi phát âm /u:/, từ từ hạ hàm dưới xuống và phát âm /ə/. Lưỡi có cảm giác rung khi phát âm. Khi phát âm, dây thanh rung. Bạn có thể đặt ngón tay cổ họng để cảm nhận độ rung.
>> Các bạn có thể tham khảo thêm cách đọc bảng phiên âm tiếng Anh IPA của IELTS FIGHTER trong video dưới đây:
Xem thêm các cấu trúc tiếng Anh quan trọng:
Chu môi: /∫/, /ʒ/, /dʒ/, /t∫/
Môi mở vừa phải: / ɪ /, / ʊ /, / æ /
Môi tròn thay đổi: /u:/, / əʊ /
Với lưỡi
Lưỡi chạm răng: /f/, /v/
Cong đầu lưỡi chạm nướu: / t /, / d /, / t∫ /, / dʒ /, / η /, / l /.
Cong đầu lưỡi chạm ngạc cứng: / ɜ: /, / r /.
Nâng cuống lưỡi: / ɔ: /, / ɑ: /, / u: /, / ʊ /, / k /, / g /, / η /
Răng lưỡi: /ð/, /θ/.
Với dây thanh quản
Rung (hữu thanh): các nguyên âm, /b/, /d/, /g/, /v/, /z/, /m/, /n/, /w/, /j/, /dʒ/, /ð/, /ʒ/
Không rung (vô thanh): /p/, /t/, /k/, /f/, /s/, /h/, /∫/, /θ/, /t∫/
Khi giao tiếp, hoặc học Speaking, bạn nên dành thời gian luyện tập nhuần nhuyễn các âm theo bảng phiên âm IPA, bằng cách tự ghi âm lại hoặc nhìn khẩu hình trước gương, hoặc nghe và bắt chước theo giống người bản xứ.
Ngoài ra cần chú ý nhấn trọng âm, từng từ có trọng âm riêng (từ có 2 âm tiết trở lên), vì vậy khi tra từ điển, bạn nên tìm hiểu không những cách phát âm một từ mà còn xem trọng âm của từ đó rơi vào đâu. Bên cạnh đó, trong câu cũng cần nhấn nhá, tạo ra ngữ điệu, thông thường, trong mỗi câu trọng âm sẽ được đánh vào những từ chứa thông tin quan trọng trong câu, thường là động từ, tính từ, trạng từ, từ để hỏi.
Cuối cùng là accent, bạn cứ giữ accent của mình không cần phải cố gắng uốn nắn quá nhiều dẫn đến mất tự nhiên, bạn nên thực hành những đoạn hội thoại ngắn rồi phát triển thành những đoạn dài hơn. Nên hãy kiên trì nghe và lặp lại để có được accent phù hợp với mình nhất nhé.
Link nội dung: https://cdsphagiang.edu.vn/ipa-viet-tat-cua-tu-gi-a45430.html