Các bạn có đang thiếu kiến thức cơ bản? Kiến thức cơ bản ở đây là gì?
Một sinh viên cũ, mới tham gia chương trình Cao học về Giảng dạy tiếng Anh, nhờ thầy giải thích một khái niệm để hôm sau thuyết trình trong lớp. Cụm từ bạn đó hỏi thầy là ‘interactive framework of intake process’. Đây là khái niệm chung trong nhiều lĩnh vực và trong giảng dạy ngôn ngữ thường hay được nhắc tới, thuộc dạng khái niệm căn bản.
Giải thích sơ lược thế này. Quá trình học viên tiếp thu thông tin vào đầu thông qua việc nghe - nhìn thì tạm gọi là “input process”. Trong việc dạy và học ngôn ngữ, những từ và âm thanh mà học viên nghe được gọi, người ta gọi là “input language”.
Ví dụ, cả câu “Education as a political tool in Asia” là một“input language”.
Tuy nhiên, không phải cái gì được “put in” thì cũng được bộ não tiếp nhận (take in).
Khi giáo viên nói câu “Education as a political tool in Asia”, thì:
Và còn nhiều trường hợp khác. Học viên dù có cùng lượng từ vựng, nhưng nếu hiểu biết xã hội, nền tảng kiến thức tổng quát và kinh nghiệm khác nhau thì bộ não sẽ tiếp thu thông tin khác nhau. Quá trình tiếp thu này gọi là “intake process”, và những điều bộ não thực sự thu vào được gọi là “intake language”. Càng nhiều “intake language” thì bộ não sẽ có nhiều thông tin để sử dụng.
Sau đó, “intake language” được bộ não xử lý, kết hợp với nhiều hoạt động khác, tạo thành nguyên liệu để học viên sử dụng, phát biểu và diễn đạt, thông qua nói và viết. Ngôn ngữ học viên tạo ra được gọi là “output language”.
Như câu ở trên, sau nghe giáo viên nói “Education as a political tool in Asia”, và học viên nói được câu này một cách lưu loát trong bài thuyết trình, hoặc viết trong bài luận để thể hiện quan điểm rõ ràng, thì xem như input 100%, intake 100% và ouput 100%.
Quá trình dạy ngôn ngữ đạt hiệu suất tối đa, cực kì hiệu quả. Trong giảng dạy, người ta luôn tìm mọi cách để biến “input language” trở thành “intake language” càng nhiều càng tốt. Vì “intake language” càng nhiều thì cơ hội có được “output language” càng nhiều.
Người có tư chất thì học 1 hiểu 10; người bình thường học 1 hiểu 1 là mừng lắm rồi. Câu nói cửa miệng người xưa cũng có chút liên quan đến “input”, “intake” và “output”.
Bàn về nghề ”sư phạm”, người xưa đã từng nói như vậy, nhưng do nói đơn giản, nên các bạn thấy bình thường. Cái hay của (tư duy) khoa học Tây phương là những điều bình thường nhất có thể được khát quát, lập mô hình và lý giải chi tiết, biện chứng để thuyết phục đại chúng.
Các nhà giáo dục (ngôn ngữ) khái quát hóa, lập ra khung sườn cho quá trình ”intake process”, gọi là “framework of intake process”. Những khung sườn này là nền tảng, cung cấp những chi tiết v.v. hướng dẫn cho giáo viên về giảng dạy nói chung, không riêng gì ngôn ngữ. Quá trình này (có thể) có tính tương tác, nên gọi nó là “interactive framework of intake process”.
Các bạn thường nghe rằng, bất cứ quá trình nào cũng phải có tính tương tác (dù ở mức độ nào đi chăng nữa) thì mới hiệu quả.
Thầy giải thích “dong dài” bằng tiếng Việt thì không hẳn đầy đủ hay chính xác hoàn toàn đâu, nhưng có thể hiểu sơ lược là như vậy.
Những khái niệm, thuật ngữ, hay mô hình trong lĩnh vực giảng dạy tiếng Anh nói riêng và sư phạm nói chung khá nhiều, và đối với nhiều người, khi mới bắt đầu học thì tương đối phức tạp và rắc rối.
Đi học ngành này để hiểu rõ những điều như vậy, sau đó so sánh, đánh giá, liên hệ với thực tế (nếu đã có kinh nghiệm hoặc đang làm việc) để viết luận, nộp bài, kết thúc môn, rồi làm luận văn, và tốt nghiệp.
Lĩnh vực giảng dạy tiếng Anh, khảo thí hay giáo dục ngôn ngữ nói chung, là lĩnh vực hẹp, biết vài trăm khái niệm và thuật ngữ chuyên ngành thì viết luận, thuyết trình và diễn giải lên tới cung trăng cũng được. Thầy động viên bạn sinh viên này, ban đầu học thì khó, từ từ rồi sẽ quen.
Việc học dù sao cũng rất quan trọng đối với người bình thường muốn làm nghề. Người làm nghề chuyên nghiệp thì phải học để mở rộng tầm nhìn, nhìn ra tổng thể vấn đề, có khả năng phân tích, so sánh, đối chiếu v.v. phục vụ cho công việc. Khi có một cái tầm nhìn, thì tất cả đều nắm bắt tường tận, nhìn mọi việc đơn giản, nhẹ nhàng.
Thầy hay ví dụ (vui) cho các bạn học viên, ngồi uống cà phê tầng 1 thì thấy xe, chiếc hiệu này, chiếc hiệu kia; lên tầng 10 ngồi nhìn xuống thì thấy chiếc nào cũng vậy, lên tầng 81 nhìn xuống thì cái gì cũng là những chấm nhỏ. Nhưng, lưu ý, ngồi cao quá thì nhiều lúc không thấy gì cả!
Hầu hết thầy và các bạn đều làm việc hay dựa vào kinh nghiệm, cảm nhận, trực giác v.v. Những điều đó cũng tốt, nhưng nếu có khả năng khái quát hóa vấn đề thì mới có thể nhìn toàn diện. Đó là lý do, biết tiếng Anh hay biết kĩ thuật không có nghĩa là có thể dạy lại được. Phải hiểu tường tận về quá trình tiếp thu thông tin và phương pháp giảng dạy. Những cái này đều phải học bài bản.
Vừa rồi, thầy có ngồi một hội thảo nghiên khoa học, nói đúng hơn là buổi chia sẻ về giảng dạy tiếng Anh. Diễn giả giới thiệu một công cụ trực tuyến để hỗ trợ dạy môn đọc, tên là Rewordify. Công cụ này có cái hay là có thể biến một đoạn văn bản có nhiều từ khó thành một đoạn văn bản có trình độ phù hợp với học viên.
Cái này rất hay cho giáo viên khi soạn bài hoặc làm đề thi, khi giáo viên thích một đoạn văn bản nào đó mà quá khó, không dùng được cho học viên, thì công cụ này sẽ biến đoạn văn đó thành một đoạn dễ hiểu hơn.
Ví dụ, thầy bỏ 1 câu trong bài đọc, đề thi GRE®, “scientists are today developing a drug that could eliminate traumatic events from our memories” vào công cụ này, thì sẽ có câu mới như sau: “scientists are today developing a drug that could eliminate terrible and upsetting events from our memories”. Rõ ràng, câu sau sẽ dễ hơn cho học viên vì tính từ traumatic đã được đổi thành terrible and upsetting.
Ngoài ra, công cụ này còn giúp tự động tạo ra rất nhiều bài tập từ vựng, giúp tiết kiệm thời gian và công sức cho giáo viên.
Diễn giả nói công cụ này tuyệt vời và đã ”fall in love” với Rewordity, hội trường cười ồ lên thích thú.
Các bạn có đồng ý không?
Thầy thấy thế này, chức năng chính của công cụ Rewordify là đơn giản hóa một đoạn văn bằng cách thay từ phức tạp bằng từ đồng nghĩa đơn giản. Nguyên tắc này thực ra trong phần mềm Microsoft Word đã có từ lâu, nhưng thô sơ hơn (và dùng cho mục đích khác).
Theo thầy, như đẽ nêu trên, điểm đáng chú ý là Rewordify giúp tạo ra nhiều bài tập cho sinh viên. Tuy nhiên, cần phải xác định rằng, cho bài tập (đã được xây dựng hoặc chọn lọc) là để học viên cải thiện kĩ năng thực sự; chứ không phải hôm nay ra bài tập, để ngày mai vào lớp có cái mà làm cho hết giờ.
Một cách khách quan, và cũng là điều rất cơ bản trong lĩnh vực giảng dạy, đó là, dạy và học những môn kĩ năng thực hành tiếng như Nghe - Nói - Đọc - Viết cũng giống như dạy nghề, sửa xe hay làm nails, chỉ có bao nhiêu đó kiến thức và kĩ năng, không có gì phải sáng tạo hay chế biến thêm.
Mấu chốt là phải xác định được mục tiêu học tập, sau đó xác định được kiến thức và kĩ năng ngôn ngữ cốt lõi, từ đó xây dựng chương trình và giáo trình, cùng hệ thống bài tập chi tiết. Xác định đúng và phải học đúng cái cần học.
HỌC ĐÚNG VẪN LÀ ĐIỀU QUAN TRỌNG NHẤT
Cái gì học trước, cái gì học sau, cái nào không cần nhắc tới. Mọi thứ phải được chuẩn bị sẵn sàng, đầy đủ, chi tiết. Nếu hôm nay soạn, ngày mai đem dạy thì kiến thức không đủ độ sâu sắc. Kiến thức phải được chắt lọc, cô đọng một thời gian rồi mới truyền đạt được.
Giảng dạy kĩ năng thì không thể có chuyện “chạy bài từng bữa”. Đó là điều rất cơ bản. Tuy nhiên, thực tế thường gặp toàn vấn đề cơ bản.
Trong giảng dạy tiếng Anh, mà nhất là thực hành tiếng, nếu có sự đầu tư và xây dựng chương trình bài bản một lần thì sẽ sử dụng được rất nhiều lần (và thậm chí 5-7 năm là bình thường).
Một việc nhỏ là thi các chứng chỉ tiếng Anh, như IELTS hay TOEFL iBT chẳng hạn. Dạy và học tiếng Anh vốn là chuyện bình thường, ôn thi thì càng bình thường hơn, nhưng thầy không hiểu vì lý do gì câu chuyện này lại bị làm cho phức tạp lên như vậy. Chỉ riêng các bạn chia sẻ, không biết bao nhiêu là diễn đàn, bao nhiêu là nhóm, đủ kiểu, lòng vòng, khiến nhiều người mất thời gian, học không hiệu quả.
Tới một ngày, các bạn sẽ hiểu.
Chung quy là thiếu kiến thức cơ bản.
Link nội dung: https://cdsphagiang.edu.vn/intake-la-gi-a46402.html