Chuẩn bị:
Cách ướp thịt: Rã đông thịt khoảng 30 phút, sau đó thấm nước bằng khen giấy, rắc đều muối, tiêu và dầu ô liêu vào bề mặt thịt, xoay và vỗ cho gia vịt thấm đều, sau đó để khoảng 15 phút - 45 phút tùy bạn thích ăn đậm đà hay ngọt thịt.
Trong quá trình chờ thịt ngấm gia vị ta có thể chiên khoai tây ăn kèm, khi chiên riêng thì khoai tây sẽ giòn và ngon hơn, nếu không có thời gian bạn có cho vào lúc nấu bò.
Sau khoảng 30 phút ướp thịt rồi ta bắt đầu áp chảo, để thịt vàng và đẹp nhất ta nên dùng chảo bằng gang, có gân sọc, cho đủ độ nóng tạo màu vàng cho thịt. Không có thì lấy chảo thường như mình cũng được, điều quan trọng là khi bắt đầu áp chảo thì chảo phải thật là nóng, trong 2 phút đầu nên để lửa lớn nhất, mỗi mặt 1 phút, sau đó giảm lửa và cho bơ cùng tỏi, hành, khoai tây vào nếu bạn không chiên trước, lấy thìa rưới bơ lên bề mặt thịt, mỗi bên ta để thêm 1 phút nếu muốn ăn thịt bên trong hồng, nếu muốn ăn chín hẳn thì mỗi bên bạn để 2 phút, nhưng chín hẳn thịt sẽ dai hơn và không ngọt bằng ăn beefsteak medium rare.
Sau đó bạn cháy các cạnh bên, đối với cạnh có mỡ bạn có thể cháy từ 3-5 phút cho mỡ cháy và chảy ra ngoài ăn sẽ không bị ngán.
Tắt bếp thôi. vớt thịt ra dĩa cùng tỏi và khoai tây. Để miếng thịt bên ngoài trong vòng 5 phút, không được cắt thịt ra liền. Đây là cách giúp thịt giữ nước, ăn sẽ ngọt hơn, mọng nước, không bị khô.
Không phải thịt nào cũng có thể làm steak, nên bạn cần lưu ý chọn đúng loại, chất lượng và phù hợp với nhu cầu của bữa ăn, ngoài thịt thăn ngoại, loại cao cấp hơn là thăn nội, hay cao cấp hơn nữa là các loại bò như Wagyu hay Kobe. Nhưng đối với các nhà hàng thông thường thì thịt thăn ngoại là vừa túi tiền người dùng nhất. và kích thước chuẩn cho miếng bò steak thường là 2,5cm. Không áp chảo bò Việt nhé! Nhai rớt cái răng luôn á!
2. Không làm khô bề mặt thịt
Đây là phần rất quan trọng để có được một lớp vỏ steak màu nâu xém hoàn hảo và ngon mắt. Nên các bạn chú ý trước khi áp chảo phải luôn lau khô bề mặt thịt bằng khăn thấm nước để loại bỏ nước ở lớp ngoài thịt.
3. Không để thời gian ướp vị khi làm steak
Ướp muối tiêu lên cả hai của bề mặt thịt khoảng 30-45 phút trước khi bỏ vô chảo sẽ khiến gia vị thẩm thấu vào bên trong, giúp miếng thịt dễ săn lại khi áp chảo, giúp món steak đậm đà tự nhiên ngọt thịt. Còn nếu bạn áp chảo ngay sau khi rắc gia vị thì bạn đang ăn chỉ là muối và tiêu.
4. Dùng chảo không chống dính và không đủ nóng
Đây chính là lỗi sai thường gặp nhất. Những chiếc chảo thường sẽ không cho lớp mặt nâu xém đẹp bằng các chảo chống dính, và quan trọng hơn nữa là nhiệt độ chảo trong 2 phút đầu tiên không đủ, hãy dùng chảo gang để nhiệt độ hoàn hảo nhất, để nhận biết được chảo đủ nóng hay chưa thì ta cho dầu o liu vào và thấy chảo bốc khói lên nhiều cách bạn nhé.
5. không có dầu ô liu và bơ
Dầu ô liu sẽ giúp cho miếng thịt được tươi, bóng, khi ướp còn làm thịt mềm và thấm gia vị nhanh và đều hơn, bơ cũng khiến cho bề mặt thịt căng bóng hơn và khi thẩm thấu và trong sẽ giúp miếng thơm và béo hơn nữa.
6. Cắt miếng thịt ngay sau khi làm xong
Hãy kiềm chế chiếc bụng đói và sự thèm khát của mình bởi mùi hương quyến rủ từ miếng beefsteak. Hãy để miếng thịt nghỉ ở nhiệt độ phòng từ 5 - 10 phút trước khi ăn, bởi khi cắt ngay lúc làm xong, toàn bộ phần nước thịt ngon ngọt trong miếng thịt sẽ chảy ra ngoài. Hãy để thời gian cho phần nước thịt này thấm lại bên trong, tạo ra một miếng thịt mọng nước và không bị khô, ngon ngọt và thấm vị đúng chuẩn.
7. Cắt beefsteak không đúng cách
Thịt bò có những sợi cơ khỏe hay còn gọi là thớ thịt, nếu ta cắt song song theo thớ thịt thì khi ăn sẽ rất dai và phải cắn ra, vì những sợi cơ khỏe của bò, vì vậy hay cắt xéo miếng thịt cho các sợi cơ đứt thành các đoạn nhỏ, như vậy nước giữa các sợi cợ cũng ra nhiều hơn làm ngọt hơn và cảm giác ăn mềm tan trong miệng nhé!
Các bạn có thể đặt bò về làm beefsteak ở nhà tại đây, chúc các bạn thành công!
Link nội dung: https://cdsphagiang.edu.vn/cach-lam-beefsteak-a47306.html