Học editor có khó không? Làm sao để trở thành editor chuyên nghiệp?

Editor được biết đến là một trong những ngành nghề kiếm tiền nhờ vào chất xám. Vậy editor là gì? Học editor là học những gì? Học editor liệu có khó không? Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ đầy đủ các thông tin để bạn tham khảo. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng gợi ý đến bạn các tố chất cần có để trở thành một người editor chuyên nghiệp nhất.

Editor là gì?

Cùng với sự phát triển và thay đổi không ngừng của thế giới đã có rất nhiều ngành nghề mới được ra đời. Song song với đó cũng có không ít ngành nghề bị biến mất. Nhưng dẫu thế, editor có lẽ là cái nghề mà không ngành nào là không cần tới.

Trước tiên, chúng tôi xin giải đáp thắc mắc lớn nhất của mọi người editor là gì. Editor được biết đến là một trong những ngành nghề kiếm tiền nhờ chất xám. Trong tiếng Anh, editor nghĩa là biên tập viên. Nhắc đến cụm từ này chắc hẳn bạn sẽ nghĩ ngay tới những người sản xuất, biên soạn các nội dung, văn bản, bản thảo.

Người editor đóng vai trò quan trọng, quyết định đến chất lượng của tác phẩm.
Người editor đóng vai trò quan trọng, quyết định đến chất lượng của tác phẩm.

Ở đây, editor chính là người giữ vai trò trực tiếp chịu trách nhiệm về phần nội dung. Phần nội dung này sẽ bao gồm chỉnh sửa lỗi và tổng hợp, nó gần như là khâu cuối cùng cho ra sản phẩm.

Ngày nay, cùng với sự đa dạng của các sản phẩm truyền thông nên đặc tính công việc của ngành editor cũng thay đổi. Chính môi trường làm việc đã tạo điều kiện để tài năng và sự sáng tạo được phát triển hơn. Editor được nhiều người biết đến với công việc chính là chỉnh sửa các yếu tố đa phương tiện như video, film.

Các công việc cụ thể sẽ làm khi học editor

Công việc của các vị trí editor trước đây

Trước đây, công việc của một người sau khi học editor xong sẽ rất đa dạng. Thậm chí còn được chia thành nhiều vị trí khác nhau. Các vị trí đó là:

- Trưởng ban biên tập: Công việc của vị trí này là chịu trách nhiệm xác định nội dung viết và đưa ra các phương hướng biên tập. Có thể hiểu rằng đây là người có quyền lực lớn nhất trong đội ngũ editor.

- Trợ lý biên tập: Vị trí này sẽ chịu trách nhiệm chỉ đạo một bộ phận nhất định của một tờ báo, tạp chí hoặc tập san. Họ sẽ phân công và chia việc cho đội ngũ viết bài. Ngoài ra phụ trách thuê các phóng viên, cộng tác viên bên ngoài tìm kiếm nội dung. Cuối cùng là chỉ đạo biên soạn và cho xuất bản.

- Biên tập sách: Công việc của người biên tập sách đóng vai trò rất quan trọng trong việc soạn thảo, chỉnh sửa các bản in trước khi đưa đến tay độc giả.

- Biên tập sửa bài: Người làm công việc này gần như là một trợ tá đa năng. Họ sẽ phụ việc với các biên tập viên trong tất cả các đầu việc. Đồng thời tham gia trực tiếp vào việc xem, đánh giá các bài viết phù hợp.

Công việc của video editor hiện nay

Để có được các đoạn video, thước phim hay thì đòi hỏi phải có một ngũ người làm việc không ngừng nghỉ. Từ khâu lên ý tưởng, kịch bản, liên hệ nhân vật cho đến hậu kỳ và ra mắt sản phẩm. Mặc dù không phải sản phẩm nào cũng cần có đội ngũ đầy đủ như vậy. Nhưng có một người không thể thiếu được đó là editor.

Công việc chính của một video editor sẽ sử dụng các công cụ và phần mềm trên máy tính hoặc các thiết bị công nghệ để chỉnh sửa các đoạn video. Các đoạn video này được cắt ghép sao cho thành một bộ phim hoàn chỉnh. Để tạo ra được các sản phẩm tốt, hấp dẫn đòi hỏi người chỉnh sửa phải có kỹ năng sao cho kết hợp các hình ảnh, âm thanh và hiệu ứng nhuần nhuyễn với nhau.

Trước khi chỉnh sửa một video, bạn cần phải lên ý tưởng bài bản.
Trước khi chỉnh sửa một video, bạn cần phải lên ý tưởng bài bản.

Đây là một vài đầu việc mà một người editor cần làm. Đầu tiên cần phải đọc kỹ kịch bản và tham gia thảo luận cùng đạo diễn. Mục đích để hiểu rõ cũng như tránh xảy ra những điều không đáng có trong quá trình làm việc. Tiếp theo tham gia vào buổi ghi hình để có cái nhìn rõ hơn. Từ đó hình thành được bố cục của bộ phim trong đầu.

Bước tiếp theo là lưu trữ và quản lý tất cả các dữ liệu đã quay xong. Xem kỹ từng phân cảnh, lựa chọn ra cảnh quay tốt nhất và sắp xếp thành từng đoạn phim thô. Xâu chuỗi chúng theo thứ tự để tạo thành một câu chuyện hoàn chỉnh. Sau đó editor sẽ làm việc với biên tập rồi tiến hành chèn nhạc, hiệu ứng âm thanh, xử lý các tiếng động, lời thoại. Cuối cùng chỉnh sửa, hoàn thiện bản dựng thô rồi gửi đạo diễn và nhà sản xuất xem. Nếu có yêu cầu chỉnh sửa thì sẽ chỉnh sửa lại cho đến khi hoàn chỉnh.

Tố chất và kỹ năng mà một người học editor cần có

Kỹ năng thay đổi content

Nếu muốn trở thành một người editor chuyên nghiệp, bạn bắt buộc phải hiểu mỗi bài content mình thực hiện phải chất lượng nhất và hoàn thiện nhất. Lời văn trau chuốt, rõ ràng và không sai chính tả. Bạn cũng cần trau dồi cho mình khả năng soi lỗi, nhặt sạn, hiểu cũng như có thể diễn tả lại được ý kiến cá nhân thành đoạn thông tin dễ hiểu.

Vì công việc chính có ảnh hưởng đến con chữ nên năng lực ngôn ngữ là thứ không thể thiếu của một editor. Ngôn từ là cánh tay phải đắc lực cho người làm biên tập. Nó hỗ trợ cho việc diễn tả ý tưởng được rõ ràng hơn và cũng là công cụ giúp họ rất nhiều trong con đường sự nghiệp.

Khả năng về ngữ pháp, chính tả

Lỗi chính tả và ngữ pháp có thể nói là điều vô cùng tối kỵ trong công việc này. Một người học video editor tuyệt đối không nên mắc phải. Để có thể trở thành một người chuyên nghiệp thì người đó phải có chuyên môn vững vàng. Nên tránh gây tác động xấu tới tập thể cũng như danh tiếng của bản thân.

Cẩn thận và tỉ mỉ

Nhiệm vụ của một người sau khi học editor là phải biết soi lỗi và nhặt sạn. Tại sao lại như vậy, điều này để đảm bảo độ chỉn chu cũng như chất lượng của sản phẩm. Cẩn thận và tỉ mỉ chính là hai từ dùng để miêu tả một người editor thực thụ.

Có tư duy, khả năng sáng tạo tốt

Khả năng tư duy, sáng tạo sẽ giúp bạn trở thành được một người nổi bật trong ngành editor.
Khả năng tư duy, sáng tạo sẽ giúp bạn trở thành được một người nổi bật trong ngành editor.

Điều này có được cũng nhờ vào một phần tài năng có sẵn của bản thân. Tuy nhiên, chủ yến vẫn cần trải qua một quá trình quan sát, học hỏi và thực hành. Sản phẩm bạn tạo ra phải là một sản phẩm hay, độc đáo, có giá trị. Có như vậy, bạn mới trở thành được một người nổi bật trong ngành editor đầy sự cạnh tranh này.

Các công cụ hỗ trợ editor trong quá trình làm việc

Công cụ edit hình ảnh

Chỉnh sửa ảnh đòi hỏi người editor phải có gu thẩm mỹ và năng khiếu nghệ thuật riêng. Họ cần căn chỉnh màu sắc, đường nét sao cho hài hòa. Thậm chí phải thêm bớt các chi tiết để bức ảnh trở nên sinh động, truyền tải thông tin đến người xem. Dưới đây là một số phần mềm chỉnh sửa ảnh đang hot hiện nay:

Đây là phần mềm nổi tiếng chuyên dành cho các nhiếp ảnh gia. Adobe Photoshop CC mang đến cho người dùng một trải nghiệm vô cùng tuyệt vời. Bởi nó cung cấp hệ thống các công cụ chỉnh sửa rất chuyên nghiệp, đầy đủ và bài bản. Tuy nhiên phần mềm này khá rắc rối nên cần có sự học hỏi, tìm tòi nhiều.

Inkscape được dành cho các editor chuyên làm việc về đồ họa. Giao diện của nó dễ khiến bạn bị choáng ngợp bởi có rất nhiều thanh công cụ. Bạn có thể sử dụng phần mềm Inkscape để chỉnh sửa hình ảnh 3D nhằm giữ được độ phân giải ban đầu của bức ảnh.

Phần mềm này mang đến cho bạn một bộ công cụ chỉnh sửa ảnh vô cùng mạnh mẽ. Những editor mới vào nghề sẽ rất thích hợp sử dụng Photo Scape. Nó có thể giúp bạn chỉnh sửa ở mức cơ bản, tập hợp hoặc chia tách ảnh, tạo hình GIF tùy vào nhu cầu sử dụng.

Công cụ edit video

So với việc chỉnh sửa văn bản và hình ảnh thì việc edit video đòi hỏi người làm phải có kiến thức và kỹ năng nhiều hơn. Các công cụ edit video dưới đây sẽ giúp công việc của bạn trở nên dễ dàng hơn.

Adobe Premiere được xem là phần mềm edit video chuyên nghiệp nhất dành cho những ai học editor.
Adobe Premiere được xem là phần mềm edit video chuyên nghiệp nhất dành cho những ai học editor.

Phần mềm Adobe Premiere được xem là phần mềm edit video chuyên nghiệp nhất. Nó được sử dụng rộng rãi ở trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Adobe Premiere mang tới cho bạn một giao diện đơn giản, dễ hiểu. Từ đó giúp bạn dễ dàng cắt ghép, chỉnh sửa hay thêm hiệu ứng cho video.

Chức năng của phần mềm này cũng đáp ứng được các tiêu chí tương tự như Adobe Premiere. Tuy nhiên, giao diện của FimoraGo có phần tối giản và đỡ rối mắt hơn.

Đây được xem là phần mềm biên tập video hàng đầu dành cho những người học editor. Final Cut Pro X có đầy đủ các tính năng xử lý video tốt nhất. Để có thể sử dụng được trọn bộ phần mềm, các editor thường phải trả tiền bản quyền. Nhưng ngược lại, bạn sẽ có được những thước phim vô cùng xuất sắc để mang đến khán giả.

Học editor có khó không và học ở đâu?

Trên thực tế, để có thể trở thành một người editor không hề khó như các bạn nghĩ. Tuy nhiên, nó đòi hỏi bạn phải có khả năng sáng tạo tốt và biết tư duy, cảm thụ hình ảnh. Từ việc cắt ghép các đoạn video sao cho sinh động, hấp dẫn cần đến sự chính xác từ ngừ. Hay đôi khi trong việc chỉnh sửa ánh sáng cũng cần có sự tỉ mỉ trong đó.

Còn đối với việc học ở trường nào sẽ tùy thuộc vào khả năng của bạn. Đa số các trường sẽ dạy cho bạn các kiến thức và kỹ năng cần thiết. Sau đó bạn cần thực hành, học hỏi thêm thông qua các phần mềm cũng như quá trình làm việc.

Mức lương và cơ hội sau khi học editor

Chắc chắn khi đã biết về công việc này thì mọi người cũng muốn biết về mức lương và chế độ đãi ngộ của người làm editor. Người ta vẫn thường đồn thổi với nhau rằng “người làm ngành này lương cao lắm”. Nhưng trên thực tế, bất kỳ một công việc nào cũng vậy ngoài phụ thuộc vào nhu cầu thị trường thì thực lực của người đó mới quyết định phần lớn.

Bạn sẽ luôn nhận được mức lương xứng đáng với khả năng của mình khi theo ngành editor.
Bạn sẽ luôn nhận được mức lương xứng đáng với khả năng của mình khi theo ngành editor.

Với nghề editor, bạn sẽ luôn nhận được mức lương xứng đáng với khả năng của mình. Nếu bạn là một người giỏi, có đầy đủ các kỹ năng và có trách nhiệm trong công việc thì mức lương sẽ tương xứng với những gì bạn có. Còn ngược lại, bạn vẫn thiếu nhiều kỹ năng chắc chắn mức lương không cao được bằng người đã có nhiều kỹ năng hơn.

Khi đã xác theo theo công việc này, bạn đừng ngần ngại tìm kiếm thêm cho mình nhiều cơ hội mới. Có thể thời gian đầu mức lương không được cao nhưng bù lại bạn có thêm kinh nghiệm cho bản thân. Dần dần kinh nghiệm bạn nhiều lên thì tự khắc mức lương cũng theo đó mà lên.

Hãy yên tâm rằng, theo học editor sẽ có nhiều cơ hội việc làm cho bạn vì đây là một ngành học rất tiềm năng. Bất cứ một ngành nghề nào hiện nay cũng gắn liền với việc đưa các sản phẩm tới tay người tiêu dùng sao cho gần gũi. Để làm được điều đó thì đều cần đến các sản phẩm từ editor.

Như vậy, thông qua bài viết này chúng tôi đã giúp bạn giải đáp được các thắc mắc liên quan đến việc học editor có khó không, làm thế nào để trở thành một người chuyên nghiệp. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích.

Xem thêm:

Link nội dung: https://cdsphagiang.edu.vn/editor-hoc-nganh-gi-a53912.html