Chôm chôm là một loại trái cây chứa nhiều thành phần dinh dưỡng cho cơ thể
Trong 1 quả chôm chôm 9g sẽ có khoảng 1,88g carbohydrate, đồng nghĩa với việc chứa khoảng 7 calo. Nếu là 100g chôm chôm thì con số này sẽ là 82 calo. Đây là loại thực phẩm có lượng calo khá nhỏ nên sẽ phù hợp với những đối tượng đang giảm cân nếu ăn với lượng vừa phải.
Một trái chôm chôm 9g có chứa khoảng 7 kcal
Với thành phần dinh dưỡng chỉ khoảng 82 calo và 0,9g chất xơ trong 100g, lượng calo mà chôm chôm cung cấp khá ít so với lượng chất xơ. Do đó ăn chôm chôm ít gây béo mà ngược lại còn hỗ trợ giảm cân.
Ngoài ra, chất xơ trong chôm chôm có thể làm chậm quá trình tiêu hoá và hấp thu chất dinh dưỡng. Điều này làm giảm cảm giác thèm ăn và kéo dài cảm giác no.
Bên cạnh đó, vì thành phần chính của chôm chôm là nước, do đó ăn chôm chôm hoặc những món ăn chế biến từ chôm chôm cung cấp một lượng nước giúp giải nhiệt hiệu quả.[2]
Chôm chôm không gây béo mà ngược lại còn là một món ăn hỗ trợ giảm cân
Chôm chôm có thể được ăn trực tiếp như các loại trái cây tươi thông thường. Ngoài ra, phần thịt quả có thể được tận dụng làm nước ép, sinh tố hoặc mứt, còn nước chôm chôm thanh, ngọt nhẹ và dùng giải khát hiệu quả.
Tuy nhiên, bạn nên hạn chế thêm gia vị quá nhiều, đặc biệt là đường, chế biến đơn giản để giữ lại nguyên vẹn hương vị cũng như thành phần dinh dưỡng bao gồm những vitamin thiết yếu, khoáng chất cần thiết cho sức khỏe.
Ăn trực tiếp chôm chôm là cách ăn dễ dàng và được ưa chuộng nhất. Khi ăn chôm chôm, cần chú ý đến phần vỏ và gai mềm xung quanh. Nếu quả chôm chôm chín thì phần vỏ và gai sẽ có màu đỏ tươi.
Khi ăn trực tiếp, bạn chỉ cần bỏ vỏ bằng cách dùng dao rạch ở phần giữa của lớp vỏ ở bên ngoài và bóc vỏ.
Phần thịt quả chôm chôm có màu trắng đục, vị ngọt thanh, ở giữa có hạt không ăn được. Hạt có thể được lấy ra bằng dao rồi ăn phần thịt hoặc có thể được lấy ra sau khi ăn xong phần thịt ở ngoài.
Ăn trực tiếp chôm chôm là cách thưởng thức đơn giản và được ưa chuộng nhất
Nếu không thích ăn trực tiếp thì bạn có thể cân nhắc làm sinh tố để thay đổi khẩu vị và hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Dưới đây là công thức làm sinh tố chôm chôm bạn có thể cần:
Thành phần:
Cách chế biến:
Sinh tố chôm chôm là một thức uống thơm ngon và giàu dinh dưỡng
Ngoài làm sinh tố, chôm chôm cũng có thể dùng để làm gỏi. Gỏi gà chôm chôm là một lựa chọn hợp lý và mới lạ cho việc thưởng thức chôm chôm mà không lo tăng cân.
Nguyên liệu:
Cách chế biến
Đối với công thức này, bạn có thể thay thế gà bằng các nguyên liệu khác như tôm thịt, mực, rong sụn,... để chế biến gỏi.
Có thể tự làm gỏi gà chôm chôm ngon và dễ dàng tại nhà
Với nhiều dưỡng chất, chôm chôm có nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ. Cụ thể có thể kể đến các tác dụng như:
Chôm chôm có tác dụng làm đẹp da nhờ các chất chống oxy hoá
Chôm chôm là một loại trái cây thơm ngon và mang lại nhiều tác dụng tốt cho cơ thể, tuy nhiên sử dụng quá nhiều chôm chôm lại có thể gây đến một số vấn đề đáng lo về sức khoẻ.
Sử dụng nhiều chôm chôm có thể gây buồn nôn. Ngoài ra, vì chôm chôm là loại trái cây giàu kali nên ăn quá nhiều có thể gây phù mạch. Bên cạnh đó, với những người bị dị ứng với chôm chôm, chôm chôm có nguy cơ gây nổi mề đay, tức ngực và khó thở. [4]
Ăn nhiều chôm chôm có thể gây buồn nôn
Vậy phải làm gì để có thể hạn chế những vấn đề không mong muốn khi sử dụng loại trái cây này? Những đối tượng nào không nên ăn chôm chôm và bảo quản chôm chôm như thế nào là hợp lý?
Người mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 không nên ăn chôm chôm
Khi chín, vỏ ngoài chôm chôm sẽ có màu đỏ hoặc vàng. Nếu quả xanh thì chôm chôm vẫn chưa chín. Còn khi quả khô héo thì sẽ có màu nâu. Nên lựa chọn mua những quả đã chín để sử dụng.
Nên bảo quản chôm chôm ở nhiệt độ khoảng 7 đến 15 độ. Chôm chôm sẽ tươi trong khoảng 14 đến 16 ngày, còn nếu bảo quản nơi khô ráo thì chôm chôm sẽ bảo quản được từ 3 đến 5 ngày. Ngoài ra bạn nên bảo quản trong hộp kín và để trong tủ lạnh. [5]
Nên mua những quả chôm chôm chín có màu đỏ hoặc vàng
Khi ăn chôm chôm, bạn nên rửa trái cây và rửa tay sạch. Đặc biệt bạn không nên ăn vỏ và hạt. Tuy không gây hại cho cơ thể nhưng bạn nên sơ chế hạt trước khi ăn thay vì ăn sống.
Để loại bỏ vỏ, bạn có thể dùng dao để rạch và gọt vỏ ngoài bỏ đi. Sau khi bỏ vỏ, bạn có thể ăn phần thịt quả ở xung quanh hạt xong rồi bỏ hạt hoặc rạch giữa quả để lấy hạt ra rồi ăn phần thịt quả. [6]
Khi ăn chôm chôm nên bỏ vỏ và hạt bằng cách dùng dao để rạch
Chôm chôm chứa rất nhiều đường. Do đó nếu ăn quá nhiều sẽ gây ra tình trạng nóng trong người, khiến cho cơ thể mệt mỏi, khó chịu. Tuy nhiên, điều này sẽ không xảy ra nếu bạn chỉ ăn với một lượng vừa phải.
Ăn nhiều chôm chôm có thể gây tình trạng nóng trong người, mệt mỏi
Chôm chôm được coi là an toàn cho phụ nữ mang thai và thai nhi. Tuy nhiên, bà bầu cần cân nhắc với bác sĩ về việc bổ sung chôm chôm vào chế độ ăn uống và đề phòng nếu có các vấn đề về sức khoẻ để có biện pháp phòng ngừa.
Phụ nữ có thai nên cân nhắc khi ăn chôm chôm
Bạn nên ăn 5 đến 6 trái chôm chôm một ngày. Nếu dùng nhiều hơn có thể dẫn đến tăng cân ngoài kiểm soát và các vấn đề sức khoẻ như tăng đường huyết hay tăng huyết áp như đã trình bày ở trên.
Mỗi ngày nên ăn 5 đến 6 trái chôm chôm là vừa đủ
Trên đây là những thông tin về chôm chôm cũng như những giải đáp những thắc mắc thường gặp trong việc sử dụng loại trái cây phổ biến này. Bạn nên chú ý hơn khi ăn chôm chôm để có thể nhận được tối đa lợi ích của loại trái cây này và tránh những tác dụng gây hại nhé!
Link nội dung: https://cdsphagiang.edu.vn/1kg-chom-chom-bao-nhieu-calo-a53916.html