“Trâu vàng” Bát Tràng rộn ràng đón Tết

Theo văn hóa phương Đông, trâu là một trong 12 con giáp (gọi là Sửu), ở vị trí thứ 2, đồng thời là gia súc đứng đầu lục súc (gồm trâu, chó, ngựa, dê, gà, lợn). Trâu có vai trò cực kỳ quan trọng trong nền nông nghiệp lúa nước.

Hình ảnh con trâu được thể hiện rõ nét trong văn hóa Việt Nam. Theo các nhà nghiên cứu, ở thời kỳ Vua Hùng dựng nước, con trâu góp phần xây dựng căn bản cho nền văn minh lúa nước. Tượng trâu bằng đất nung cũng được giới khảo cổ học tìm thấy trong di chỉ Đồng Đậu cách đây hơn ba ngàn năm. Con trâu siêng năng, cần cù, gắn liền với miền thôn quê, đồng ruộng, với lũy tre làng, thẩm thấu vào đời sống dân gian, lưu dấu trong các hoạt động ở các làng nghề cổ mỗi dịp đón Tết cổ truyền.

Năm nay là năm Tân Sửu 2021, bởi vậy hình tượng trâu được các nghệ nhân làng gốm Bát Tràng chú trọng và kỳ công chế tác tạo nên những chú trâu đẹp, ngộ nghĩnh. Tượng trâu làng Bát Tràng được thể hiện đa dạng dưới nhiều tư thế, hình dáng khác nhau như chú bé thổi sáo trên lưng trâu, trâu vàng, chọi trâu, gia đình trâu...

Loài vật đứng đầu cơ nghiệp của cha ông ta xưa được người làm gốm Bát Tràng cách điệu, sản xuất theo lối thủ công, thể hiện tài năng sáng tạo lưu truyền qua nhiều thế hệ. Chị Mai, một người thợ đã hơn 10 năm làm gốm cho biết: Để tạo ra được những chú trâu gốm, sứ, phải trải qua rất nhiều công đoạn tỉ mỉ, đòi hỏi sự khéo léo, kỹ thuật cao. Trong đó, quan trọng nhất là khâu chọn đất, xử lý pha chế, tiếp đó là tạo hình, trang trí hoa văn, phủ men… Chị Quý làm gốm lâu năm cho biết thêm: Để làm ra trâu gốm, người làm dùng đất sét trắng, loại đất tốt nhất ở làng Bát Tràng, tiếp đó xử lý nhuyễn thành hồ mịn và pha chế cùng một số vật liệu, sau đó đổ vào khuôn chờ đông kết, rồi tạo hình sản phẩm. Xử lý gốm thô ở làng nghề cổ truyền Bát Tràng. Những chú trâu gốm dỡ khuôn chờ xử lý các công đoạn tiếp theo, trước khi đưa vào lò nung ở nhiệt độ 1.200 độ C. Trâu gốm sứ làng Bát Tràng kết hợp các tích dân gian khác nhau như: Cậu bé đọc sách cưỡi trâu tới mục đồng thổi sáo, trâu nằm đống vàng hay đưa em tới trường… Mỗi chú trâu có hình dáng khác nhau nhưng đều toát lên vẻ hiền lành, chăm chỉ, đáng yêu... Tùy theo kích cỡ, kiểu dáng, mỗi sản phẩm gốm có giá từ 10.000 tới 50.000 đồng, thậm chí tới 5 triệu đồng một chú trâu. Trước thềm năm mới, nhiều du khách tới tham quan làng nghề và chọn mua những món đồ tinh tế, chất lượng do người thợ Bát Tràng làm ra, đặc biệt là những chú trâu gốm dát vàng chào đón năm mới Tân Sửu 2021. Xuân Tân Sửu 2021 đang rộn ràng.

Link nội dung: https://cdsphagiang.edu.vn/hinh-nen-trau-vang-a54059.html