Nguyệt quế thực thụ hay nguyệt quế Hy Lạp (danh pháp hai phần: Laurus nobilis, họ Lauraceae), là một loài cây thân gỗ hoặc cây bụi lớn với lá thường xanh có mùi thơm, cao tới 10-18 m, có nguồn gốc tại khu vực ven Địa Trung Hải.
Nguyệt quế là nguồn cung cấp một loại gia vị trong ẩm thực là lá nguyệt quế, được dùng để tạo hương vị trong nấu ăn. Nó cũng là nguồn để làm vòng nguyệt quế của người Hy Lạp cổ đại. Vòng nguyệt quế đã được dùng làm phần thưởng cho người chiến thắng tại các cuộc thi đấu Pythia và Olympic của người Hy Lạp cổ đại. Xem nhiều cây phong thủy khác tại danh mục: CÂY ĐỂ BÀN
Cây Nguyệt Quế là loại thân gỗ hoặc mọc theo bụi lớn. Chiều cao từ 3 - 18m tùy loại cây và điều kiện trồng. Lá có khía răng cưa, thuôn dài 6 - 12cm và rộng từ 2 - 4 cm, dạng thường xanh và có mùi thơm. Lá Nguyệt Quế có khía răng cưa, thuôn dài 6-12cm và rộng từ 2-4 cm. Hoa Nguyệt Quế là hoa đơn tính, hoa đực và hoa cái mọc trên các cây khác nhau. Hoa màu vàng lục hoặc vàng nhạt, đường kính 1cm và mọc thành cặp cạnh kẽ lá.
Nguyệt Quế là loại cây có nhiều tác dụng và nhiều ý nghĩa Phong thủy tốt đẹp. Ta có thể kể đến những điểm sau:
Làm cây cảnh trang trí: Cây Nguyệt Quế có cả dạng cây to cổ thụ hoặc bụi cây lớn với tán lá xanh tốt quanh năm và hoa thơm đẹp. Vì vậy mà nó rất được ưa chuộng làm cây cảnh trang trí. Vừa giúp mang lại cảnh quan xanh tươi vừa có mùi thơm dịu nhẹ rất dễ chịu.
Mang ý nghĩa chiến thắng: Vòng Nguyệt Quế làm từ cành và lá của cây thường được dành trao cho người thắng cuộc. Ví dụ như chương trình Đường lên đỉnh Olympia sử dụng để làm vòng trao thưởng cho những thí sinh đứng đầu.
Tinh dầu của cây giúp thư thái, giảm stress: Đối với những người muốn giảm stress, an thần hoặc dễ tiến vào giấc ngủ, chỉ cần đem lá để đốt lên ngửi. Những bài thuốc có thành phần chính là Nguyệt Quế sẽ có tác dụng chống viêm, kích thích mọc tóc và bảo vệ cơ thể.
Ý nghĩa phong thủy: Từ thuở xa xưa thì con người đã xem cây Nguyệt Quế có rất nhiều ý nghĩa tốt đẹp trong Phong thủy. Nó có tác dụng xua đuổi tà ma và những điềm xấu, là biểu tượng cho sự may mắn và chiến thắng.
Theo nhận định của các chuyên gia Phong thủy thì cây Nguyệt Quế rất hợp với những gia chủ tuổi Thân (tuổi Khỉ). Những người tuổi Thân trồng loại cây này sẽ có thêm sức mạnh, vươn đến đỉnh cao để thành công trong cuộc sống.
Cây Nguyệt Quế mang nét đẹp hoang sơ, quyến rũ nhưng lại không quá rực rỡ, phô trương. Với những người làm ăn kinh doanh tuổi Thân thường sẽ rất thích loài hoa này. Bởi đây chính là biểu trưng cho sự chiến thắng, công thành cũng như may mắn và tài lộc.
Cây Nguyệt Quế có màu xanh tươi quanh năm, vì vậy mà nó tượng trưng cho mệnh Mộc. Xét theo ngũ hành phong thủy, những người thuộc mệnh Mộc hoặc mệnh Hỏa rất thích hợp để trồng loại cây này. Theo đó, người mệnh Mộc trồng cây thuộc mệnh Mộc (mối quan hệ tương hợp) sẽ tạo sự thuận lợi làm ăn, công việc suôn sẻ, không gặp nhiều bất trắc.
Những người mệnh Hỏa trồng cây thuộc mệnh Mộc (mối quan hệ tương sinh) sẽ giúp cho những người mệnh Hỏa được phù trợ bởi loài cây này, luôn có sự yểm trợ rất tốt về mặt phong thủy. Vì Mộc có nghĩa là gỗ, mà gỗ lại sinh ra lửa, tức Hỏa.
Với những gia chủ mệnh Thủy trồng cây thuộc mệnh Mộc (mối quan hệ tương sinh) thích hợp trồng cây Nguyệt Quế.
Tuy nhiên, với những người mệnh Thổ, tức là đất thì theo quan niệm tự nhiên, cây cối hút dinh dưỡng, đâm rễ sâu vào lòng đất vậy nên người mệnh Thổ được cho là không hợp khi trồng cây Nguyệt Quế. Tuy nhiên những ai có sở thích và ưa chuộng loại cây này đều có thể trồng và chăm sóc bình thường.
Cây Nguyệt Quế có kỹ thuật trồng và chăm sóc khá đơn giản. Tuy nhiên bạn cũng cần chú ý đến những điểm sau đây thì cây mới tươi tốt, cho ra hoa khỏe mạnh được.
Đất trồng: Cây có thể sáng trong nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên nên chọn những loại đất mùn hoặc đất thịt có hàm lượng khoáng chất cao. Có thể thêm xơ dừa hoặc gio trấu để thêm tơi xốp và thoáng khí. Nếu trồng cây trong chậu thì cứ 3-4 tháng thay đất một lần bằng cách bỏ bớt 1/4-1/3 đất cũ trong chậu thay bằng hỗn hợp đất sạch. Nhiệt độ: Cây có thể sống và phát triển ở 13 độ C - 39 độ C, thích hợp nhất từ 23 độ C - 29 độ C. Ánh sáng: Cây Nguyệt Quế không thích ánh sáng trực tiếp và cường độ ánh sáng thích hợp vào buổi sáng và buổi chiều tối, ánh sáng nhẹ vào ban ngày. Nước tưới: Cây cần độ ẩm cao nên bạn có thể tưới mỗi ngày cho cây 1 lượng vừa đủ. Bón phân: Bón phân cho cây định kỳ 1-2 tháng/lần, lượng bón cho mỗi cây/đợt tùy theo kích thước cây.
Trên đây là những chia sẻ của Nội Thất Đức Khang (DKF) về cây Nguyệt Quế. Hi vọng những thông tin trên đã hữu ích với bạn, liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất về các dịch vụ nội thất Phong thủy qua địa chỉ:
Công ty Cổ phần Nội thất Đức Khang
Mời bạn tham khảo:
Link nội dung: https://cdsphagiang.edu.vn/y-nghia-hoa-nguyet-que-a54317.html