Bỏ học đi làm sớm đang là thực trạng thường thấy ở các bạn học sinh, sinh viên khi bước chân trên con đường học nghề cho tương lai. Đặc biệt tình trạng bỏ học đi làm sớm diễn ra nhiều hơn đối với các ngành nghề dịch vụ như: nấu ăn, pha chế đồ uống… Tuy nhiên đây là hành động chạy theo cái lợi nhỏ trước mắt mà bỏ qua những lợi ích, cơ hội lớn hơn rất nhiều nếu hoàn thành việc học tập!
Học nghề là giai đoạn bắt buộc trong cuộc đời và trong quá trình học tập của bất kỳ học sinh, sinh viên nào. Sau khi kết thúc việc học văn hóa phổ thông, thường là học hết lớp 12, các bạn học sinh sẽ bắt đầu bước chân vào con đường học nghề.
Trước khi bước những bước đầu tiên trên con đường này, các bạn học sinh cần phải xác định được ngành nghề mình yêu thích, nghề mình muốn làm trong tương lai. Sau đó chọn trường để học tập, hiện thực hóa và theo đuổi nghề nghiệp mình thích!
Chọn trường như thế nào? Trung cấp? Cao đẳng? Đại học? - Mỗi hệ đào tạo đều có những ưu điểm riêng. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất khi chọn trường không phải là chọn hệ đào tạo nào mà là chọn trường có uy tín, chất lượng trong việc đào tạo ngành nghề mà các bạn đã lựa chọn! Các trường Đại học hiện nay có rất nhiều và mỗi trường đều có đầy đủ các ngành học phổ biến như: Công nghệ thông tin, Kế toán, Quản trị doanh nghiệp, Tài chính ngân hàng…
Nếu bạn không tìm hiểu kỹ, chọn nhầm thì cho dù bạn học Đại học nhưng chất lượng đào tạo có khi còn không bằng học tại một trường Trung cấp có uy tín của cùng ngành học đấy! Khi chất lượng đào tạo không đảm bảo, bạn sẽ lãng phí thời gian, tiền bạc mà kết quả thu lại sau những năm học không được bao nhiêu. Chưa kể tới tâm lý chán nản khi học tập!
Trong nhiều năm trở lại đây, các bạn học sinh mới Tốt nghiệp THCS cũng đã có thể học nghề ngay từ sớm. Đó là nhờ chương trình Học Trung cấp Chính quy có bằng THPT Quốc gia / Chương trình 9+ đang được nhà nước đẩy mạnh! Chương trình đào tạo song song Trung cấp chính quy và THPT trong 3 năm. Các bạn học sinh sẽ vừa được đào tạo nghề mình yêu thích, lại vừa có thể học và có bằng THPT như bình thường trong khi chỉ tuyển sinh đầu vào dựa trên học bạ!
=> Có thể bạn quan tâm: Học Trung cấp có bằng cấp 3 không?
Có nhiều lý do khiến các bạn học sinh, sinh viên bỏ học đi làm sớm có thể kể tới như:
Trong số tất cả những lý do khiến các bạn học sinh bỏ học đi làm, thì nguyên nhân sâu xa có thể kể tới là: chọn sai ngành nghề. Tại sao lại như vậy?
Chúng ta làm bất kỳ một công việc gì trong một thời gian dài cũng đều cần có động lực, đam mê. Đó chính là điểm tựa giúp chúng ta vượt qua thử thách, vượt qua sự nhàm chán! Lấy một ví dụ đơn giản và thực tế hơn: hãy nhìn những trò chơi trên điện thoại hay máy tính của các bạn, đó là trò chơi bạn thích hay không thích? Lý do nào khiến bạn chơi những trò chơi đó hàng ngày? Tại sao bạn có thể thức khuya để chơi những trò chơi đó?
Câu trả lời đơn giản phải không? “Tôi thích trò đó!” - Chính xác! Bạn thích trò chơi đó, bạn mới tải về và chơi liên tục. Chứ làm gì có ai tự nhiên chơi một trò mà mình không thích bao giờ?
Chọn ngành nghề và công việc cũng vậy! 3-4 năm học không phải quá dài nhưng nó cũng là khoảng thời gian vừa đủ để thử thách ý chí và quyết tâm của các bạn học sinh khi học nghề. Nếu các bạn không tìm hiểu kỹ từ đầu, chọn ngành học theo đám đông, chọn theo sở thích hay ý của người khác, liệu bạn có đủ sự thích thú để theo học ngành đó? Hay bạn sẽ chán nản và bỏ dở giữa chừng?
Vì vậy, ngay từ đầu, khi chuẩn bị bước chân học nghề, bạn cần xác định rõ ràng và chính xác ngành nghề mình thực sự yêu thích! Nếu không có đam mê với ngành học, các bạn học sinh sẽ dễ nảy sinh ý định bỏ học đi làm!
=> Có thể bạn quan tâm: Đâu là lý do khiến học sinh chọn sai ngành?
Học nghề hoàn toàn khác với học văn hóa phổ thông. Nếu trong suốt 12 năm học văn hóa, các bạn học sinh có giáo viên chủ nhiệm và các thầy, cô khác luôn quan tâm tới việc học tập, thì khi học nghề, các bạn học sinh phải tự học, tự nghiên cứu tìm hiểu các vấn đề là chính. Với một lớp đông gần trăm sinh viên, các giảng viên sẽ không thể nào chỉ bảo tận tình việc học tập của từng sinh viên được. Chính vì thế, khi học nghề, các bạn cần có ý thực tự giác và tinh thần tự học rất lớn!
Bên cạnh đó, chương trình đào tạo còn quá nhiều môn lý thuyết, nhất là ở bậc Đại học. Các môn chuyên ngành sẽ học trong khoảng 2 năm cuối, chưa kể 1 kỳ thực tập. Vì thế, trong khoảng thời gian những năm đầu học nghề, trong lúc phải tập làm quen và xây dựng ý chí tự học, lại phải học những môn chung mang nặng tính lý thuyết, cộng thêm thi cử khó khăn sẽ dễ khiến các bạn học sinh mang tâm trạng chán nản.
Với tâm trạng chán nản, các bạn học sinh sẽ muốn đi tìm việc làm thêm hơn là dành thời gian đi học, thậm chí là bỏ học đi làm. Vì một suy nghĩ đơn giản: “kiểu gì điểm cũng thấp, qua là được”.
Không ít các bạn học sinh, sinh viên đi học trong hoàn cảnh gia đình kinh tế khó khăn. Trong khi đó, học phí các trường ngày càng tăng cao, đặc biệt là hệ Đại học. Bên cạnh đó, nếu học tại một trường ở thành phố khác, các bạn học sinh sẽ phải thêm chi phí đi lại và ăn ở. Vì thế, với hầu hết các bạn học sinh ở xa đi học, các bạn thường xác định ngay từ đầu là vừa đi học vừa đi làm thêm để trang trải phần nào cho học tập, sinh hoạt hàng ngày.
Việc đi làm thêm khi đi học là không xấu. Bạn hoàn toàn có thể tích lũy nhiều kinh nghiệm làm việc và kỹ năng sống ngay từ khi còn trên ghế nhà trường. Nhưng hãy tỉnh táo, đừng nên vì lợi ích kinh tế nhỏ đó mà bỏ học đi làm, bỏ lỡ cơ hội sau này!
Chẳng khó để tìm thấy những bài báo nói về thực trạng sinh viên tốt nghiệp sau khi ra trường, thực trạng các doanh nghiệp tuyển nhân viên xong phải đào tạo lại. Việc có quá nhiều trường Đại học cùng với trường nào cũng đào tạo các ngành học như nhau khiến cho việc đào tạo Đại học trở nên đại trà, chất lượng đào tạo không đảm bảo. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra thực trạng thất nghiệp của sinh viên.
Trong khi số lượng sinh viên ra trường rất đông mà không có đảm bảo về kỹ năng nghề nghiệp thì các doanh nghiệp hiện nay lại đã và đang tuyển dụng dựa trên năng lực và kỹ năng tay nghề của ứng viên. Bằng cấp đã không còn quan trọng như trước. Bằng Trung cấp, bằng Cao đẳng hay bằng Đại học đều được, miễn là bạn có kiến thức và tay nghề vững vàng, có thể làm việc ngay thì cơ hội việc làm là rộng mở với bạn!
Chính vì thế, khi đã chọn sai ngành nghề, kết quả học tập kém, cộng thêm những tin tức về thực trạng thất nghiệp sẽ dễ khiến các bạn học sinh bỏ học đi làm. Các bạn sẽ muốn đi kiếm tiền hơn là cố gắng học tập để rồi không biết ra trường mình có tìm được việc làm hay không. Và điều này lại một lần nữa cho thấy sự quan trọng của việc chọn đúng ngành nghề mình yêu thích, mình đam mê quan trọng tới nhường nào!
Tuy nhiên việc bỏ học đi làm sớm chỉ giải quyết được duy nhất một vấn đề về kinh tế trước mắt. Nhưng nó sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ tương lai sau này của các bạn học sinh. Các bạn kiếm được một chút tiền tuy bằng sức lao động của mình bỏ ra rất quý giá nhưng lại phải đối mặt với nhiều khó khăn và bỏ lỡ nhiều cơ hội hơn ở tương lai!
Các bạn trẻ hiện nay cũng rất nhạy bén với thực trạng thất nghiệp này! Vì thế trong vài năm trở lại đây, giới trẻ có xu hướng lựa chọn các ngành mà kỹ năng tay nghề đóng vai trò quyết định khi xin việc làm như: Công nghệ thông tin, Nấu ăn hay Kế toán. Đây cũng là những ngành các trường Trung cấp có đào tạo. Vì thế các bạn sẽ tận dụng được lợi thế về mặt được đào tạo nhiều hơn về thực hành tay nghề và thời gian đào tạo ngắn hơn Cao đẳng / Đại học!
Các bạn quan tâm có thể tham khảo Khóa học Trung cấp Tin học ứng dụng (CNTT) với chương trình đào tạo gồm các môn đang rất HOT hiện nay như: Digital Marketing, Thiết kế đồ họa, thiết kế website… Hoặc khóa trung cấp nấu ăn cũng là một lựa chọn của nhiều bạn trẻ học xong THCS và THPT!
=> Xem thêm: 7 bước chọn ngành nghề phù hợp với bản thân!
Đồng tiền kiếm được từ chính công sức lao động của mình, từ những việc làm chính đáng là rất quý giá dù là làm công việc gì. Nhưng ở lứa tuổi học sinh, các bạn cần biết cân nhắc giữa những điểm lợi và hại của việc bỏ học đi làm. Có rất nhiều khó khăn mà các bạn học sinh phải đối mặt khi vừa đi làm vừa đi học:
Khi đang ở lứa tuổi đi học, những công việc mà các bạn có thể làm là chạy bàn, phụ bếp, các công việc trong ngành may mặc, buôn bán, ship hàng, chạy xe ôm công nghệ… Các bạn hoàn toàn có thể làm thêm ở nhiều nơi trong một ngày miễn là không trùng lịch.
Khó khăn đầu tiên mà các bạn học sinh sẽ gặp phải đó là: sắp xếp thời gian phù hợp cho việc đi làm và đi học. Các bạn cần bố trí thời gian đi làm, thời gian nghỉ ngơi để không làm ảnh hưởng tới việc học tập. Nhiều bạn học sinh lần đầu đi làm thêm, kiếm được tiền nên tận dụng mọi thời gian rỗi để đi làm ở nhiều chỗ khác nhau. Các bạn kiếm thêm một chút thu nhập, nhưng lại không có thời gian nghỉ ngơi đàng hoàng.
Đi làm nhiều về mệt thì không thể học bài, ôn bài. Nếu đi làm khuya hay cố thức khuya để học thì sáng hôm sau đi học sẽ không tỉnh táo và khó tiếp thu kiến thức. Kết quả học tập kém lâu dần có thể khiến các bạn có ý nghĩ bỏ học đi làm hoàn toàn!
Khó khăn tiếp theo mà các bạn học sinh có lẽ sẽ không để ý tới khi bỏ học đi làm hay làm thêm đó chính là: chính sách đãi ngộ và quyền lợi mà luật lao động quy định như Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế… Điều này rất dễ bị bỏ qua khi các bạn còn trẻ! Nhưng nó lại rất quan trọng!
Đi làm thêm thường các bạn sẽ không có hợp đồng lao động, hoặc nếu có thì những điều khoản cũng rất chung chung, chế độ đãi ngộ và bảo hiểm ít hoặc không có. Việc đi làm thêm có thể nói hoàn toàn là do thỏa thuận mồm giữa hai bên mà thôi.
Hơn nữa, với chỉ một tấm bằng Tốt nghiệp THCS hay THPT thì chế độ đãi ngộ sẽ không được đảm bảo. Không thể lúc nào bạn cũng khỏe mạnh, có những lúc ốm đau, bệnh tật. Vì vậy, chế độ đãi ngộ và bảo hiểm là điều cần phải quan tâm tới khi đi làm. Và đó cũng là lý do bạn không nên bỏ học đi làm sớm vì bạn cần một tấm bằng nghề dù là bằng Trung cấp, Cao đẳng hay Đại học để được hưởng quyền lợi tương xứng!
Các bạn học sinh nếu bỏ học đi làm hoàn toàn khi mới chỉ Tốt nghiệp cấp 2, cấp 3, các bạn học sinh sẽ phải làm việc nhiều giờ trong một ngày, 10-12 tiếng. Trong khi đó thu nhập không cao vì tính theo làm bao nhiêu hưởng bấy nhiêu. Quá vất vả!
Và các bạn cũng không biết khi nào mình sẽ mất việc. Xã hội đang dần phát triển, đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nên rất cần đội ngũ lao động lành nghề được đào tạo chuyên nghiệp. Với các nhà tuyển dụng, đây là lựa chọn hàng đầu nên những người chưa được đào tạo nghề nghiệp hoặc tay nghề yếu, qua quá trình sàng lọc sớm muộn sẽ bị đào thải.
Vậy tại sao các nhà tuyển dụng vẫn tuyển những người tay nghề không tốt như vậy? Đó là vì trong 1 giai đoạn nào đó, họ cần lực lượng lao động đông để kịp thời đáp ứng tiến độ công việc. Sau đó những người lao động này sẽ bị cho thôi việc. Khi tay nghề không vững vàng thì các công ty luôn có lý do để sa thải một cách dễ dàng!
Việc học tập để có được một nghề nghiệp - cho dù là bằng Trung cấp, Cao đẳng hay Đại học thì đều là một quá trình dài. Nhiều bạn sinh viên quyết định vừa học vừa làm để khắc phục khó khăn về tài chính. Đó là một điều tốt. Vừa học vừa làm giúp bạn áp dụng kiến thức được học vào thực tế đồng thời tích lũy cho mình kinh nghiệm ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường!
Nhưng nhiều sinh viên khi đi làm như vậy lại quyết định bỏ học đi làm ngay. Việc bỏ học đi làm cho thấy các bạn hài lòng với mức thu nhập trước mắt mà bỏ ngang việc học và như vậy bạn đã tự làm khó cho tương lai của mình!
Hiện nay, nhiều sinh viên lựa chọn chương trình học Trung cấp có bằng cấp 3 nhờ thời gian đào tạo ngắn. Trong 3 năm có được cả 2 bằng Trung cấp Chính quy và bằng Tốt nghiệp THPT Quốc gia! Một chương trình mang tới rất nhiều lợi ích đặc biệt cho các bạn sinh viên muốn đi làm sớm! Xem chi tiết chương trình học Trung cấp có bằng THPT tại đây!
Kết lại: Đừng nên vì những khó khăn hay lợi ích nhỏ trước mắt mà bỏ học đi làm giữa chừng! Hội nhập và phát triển đòi hỏi lực lượng lao động có tay nghề vững vàng, được đào tạo chuyên nghiệp. Hãy cố gắng hoàn thành tốt quãng thời gian trên ghế nhà trường để đón lấy những cơ hội tốt hơn cho sự nghiệp. Và khi có cơ hội trong tầm tay, hãy nỗ lực phấn đấu, chứng tỏ bản thân, tự lập vì tương lai của chính bản thân sau này!
Link nội dung: https://cdsphagiang.edu.vn/tac-hai-cua-viec-nghi-hoc-som-a59826.html