SỰ THẬT: TRONG 49 NGÀY NGƯỜI CHẾT ĐI VỀ ĐÂU?

Từ cổ chí kim đến nay, thế giới tâm linh luôn ẩn chứa nhiều điều kỳ bí. Đặc biệt là xoay quanh cái chết của con người. Khi con người trút hơi thở cuối cùng cũng là kết thúc một kiếp người. Tuy nhiên, chết có phải là hết?. Người xưa hay quan niệm rằng: khi con người mới mất đi linh hồn vẫn còn quanh quẩn bên gia đình, nhất là trong vòng 49 ngày. Vậy 49 ngày người chết đi về đâu?. Để giải đáp thắc mắc trên, mời mọi người cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.

Quan niệm dân gian về 49 ngày người chết đi về đâu?

Theo quan niệm dân gian, con người sau khi chết đi, linh hồn sẽ lìa khỏi cơ thể, nhưng không biến mất hoặc đầu thai chuyển kiếp liền, mà chỉ quanh quẩn nơi mình sinh sống trong vòng 49 ngày. Không những thế, dân gian họ cho rằng con người sau khi mất thật sự chưa nhận thức được rằng họ đã xa rời trần thế. Linh hồn của họ vẫn có thể biết được những hành động, suy nghĩ, nghe được tiếng nói của người đang sống. Sau 49 ngày, linh hồn đa số sẽ được đầu thai thành một kiếp sống khác.

Quan niệm của đạo Phật về 49 ngày người chết đi về đâu?

Đạo Phật cho rằng trần gian chỉ là cõi tạm, con người sống ở dương gian tuỳ theo nhân duyên, nghiệp quả của mình, khi chết đi sẽ luân hồi chuyển kiếp, tái sinh khác nhau, chết không phải là hết. Ngoại trừ các bậc đại giác như Đức Phật, các bậc Bồ-tát, các bậc A-la-hán đã thoát khỏi vòng sanh tử luân hồi. Thế giới này không chỉ có cảnh giới con người, mà còn có các cảnh giới khác nữa: trời, người, a-tu-la, súc sinh, ngạ quỷ, địa ngục hay còn gọi chung là lục đạo.

Trong 49 ngày người chết đi về đâu?. Theo Phật giáo Nam tông xác định một người sau khi chết ngay lập tức tái sinh vào lục đạo tùy theo hạnh nghiệp (thiện, ác) của mình. Phật giáo Bắc tông có chút khác biệt con người khi chết trải qua tối đa là 7 thất (49 ngày) rồi mới chính thức xác định cảnh giới tái sinh trong lục đạo.

49 ngày mất tính từ ngày nào?

Mỗi vùng miền sẽ có cách tính 49 ngày mất khác nhau. Nhưng nhìn chung sẽ có 2 cách tính sau đây:

Trong Kinh Địa tạng có viết: “Người chết sau 49 ngày, gọi là chung thất, thì vong linh của người mất, tùy nghiệp mà thọ sinh chiêu cảm quả báo. Nếu hiện đời tạo nhiều điều lành, thì sẽ thọ sinh về cảnh giới an lành. Ngược lại, thì thọ sinh vào cảnh khổ. Tùy chỗ tạo nghiệp thiện ác, mà thọ sinh qua các loài và các cảnh giới sai biệt trong vòng lục đạo luân hồi”.

Chính vì thế, cúng 49 ngày hay còn được gọi là lễ Chung Thất, đối với người Á Đông đây là một dịp cúng vô cùng quan trọng và là một tín ngưỡng không thể xem nhẹ của ông bà ta. Không những thế, lễ cúng 49 ngày cũng là dịp để con cháu thể hiện sự kính trọng dành cho người đã khuất. Những người theo đạo Phật thường sẽ nhờ thầy làm lễ 49 ngày ngay tại chùa hoặc mời thầy về làm lễ tại nhà với mong ước người mất được nương nhờ nơi cửa phật.

Cách thể hiện tình cảm chân thành nhất với người đã khuất

Ngoài việc tổ chức lễ cúng Chung Thất chu toàn cho người quá cố. Sâu trong tiềm thức của người Việt Nam luôn quan niệm “ Trần sao âm vậy”. Chính vì thế, nhiều gia đình đã tìm kiếm “ Một cõi đi về” bình yên cho người thân của mình. Không chỉ quan tâm về vị trí, mà họ còn chú trọng về phong thuỷ, cảnh quan xung quanh, tiện ích…để cho người mất không thiếu thốn bất cứ gì. Và hoa viên Nghĩa Trang Sala Garden là sự lựa chọn hàng đầu của họ.

Ngoài vị trí phong thuỷ đắc địa bao quanh bởi nhiều chùa chiền, giáo xứ…tiện ích đầy đủ, đẳng cấp của hoa viên 5 sao, chắc chắn sẽ làm khách hàng cảm thấy an lòng khi lựa chọn nơi an nghỉ cho người thân trong gia đình.

Link nội dung: https://cdsphagiang.edu.vn/trong-49-ngay-nguoi-mat-o-dau-a60597.html