Hạ Long không chỉ làm say lòng du khách bởi vẻ đẹp tuyệt mỹ của kỳ quan thiên nhiên có một không hai trên thế giới - vịnh Hạ Long, mà còn là điểm đến tâm linh đặc biệt cho những tín đồ Phật giáo. Chùa Lôi Âm Thượng là một trong những ngôi chùa cổ kính, linh thiêng đã tồn tại hàng trăm năm nay lưu giữ nhiều kiến trúc và dấu son lịch sử từ thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn…cho tới nay.
Thời gian tham quan chùa Lôi Âm Hạ Long đề xuất là khoảng 3-4 giờ đồng hồ. Chùa có diện tích rộng lớn, với nhiều công trình kiến trúc độc đáo và phải leo núi nên du khách cần dành thời gian để tham quan và chiêm ngưỡng.
Chi phí tham quan chùa Lôi Âm Hạ Long miễn phí. Tuy nhiên, du khách cần chuẩn bị thêm một số chi phí khác như:
Chi phí đi lại:
Chi phí ăn uống:
Chi phí mua sắm:
Dưới đây là một số kinh nghiệm tham quan chùa Lôi Âm Hạ Long mà du khách có thể tham khảo:
Chùa tọa lạc trên núi Linh Thứu, thuộc phường Đại Yên, Hạ Long, Quảng Ninh. Cảnh trí thiên nhiên tựa chốn bồng lai tiên cảnh vô cùng thanh tịnh, yên tĩnh. Xung quanh bốn bề là rừng núi trùng trùng điệp điệp, đồi thông xanh ngát cùng thảm dứa mỗi mùa quả chín tỏa hương thơm nức khắp vùng. Trên núi quanh năm mây trắng, sương giăng bao phủ càng làm cho ngôi chùa thêm phần linh thiêng, huyền thoại.
Chùa có tên chữ là “Linh Thứu Kỳ Sơn Lôi Âm tự” có nghĩa là “chùa Lôi Âm trên núi Linh Thứu. Qua khảo cổ các bia đá còn sót lại thì được biết chùa được xây dựng vào thời đại nhà Trần - cũng là thời gian Phật giáo phát triển mạnh mẽ nhất. Khi đó nơi đây được xem là một danh thắng khá nổi tiếng, sỡ hữu phong cảnh thiên nhiên đặc biệt hoang sơ, hữu tình, là nơi ẩn cử của nhiều tăng ni Phật giáo nhà Trần.
Cho tới nay chùa đã gần 700 tuổi và đã qua nhiều lần trùng tu tôn tạo, trải qua nhiều biến cố và thăng trầm lịch sử của nước nhà nên những nền móng cũ không còn chỉ sót lại những di tích nhỏ. Vào những năm kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ chùa trở thành căn cứ cách mạng nên bị bắn phá nhiều lần sau đó vào những năm hòa bình nhân dân và ban lãnh đạo đã quyên góp và sửa sang lại khang trang như ngày nay.
Đến năm 1997 được Đại đức Thích Tục Khang tái lập chùa như hiện này và đã được bộ văn hóa chứng nhận Di tích lịch sử cấp Quốc gia và đã thu hút đông đảo khách thập hương tới chiêm bái, tham quan, thắp hương hành lễ.
Ẩn mình trên núi cao nên đường vào chùa cũng khá vất vả nhưng đối với những tín đồ Phật giáo thì đó được xem là một hành trình tìm tới cõi Phật. Cạnh chùa là hồ Yên Lập quanh năm nước xanh trong suốt, cây cối um tùm, xanh mướt, không khí mát mẻ, cảnh trí trong trẻo tựa như một bức tranh thủy mặc, làm cho ngôi chùa càng trở nên khí chất hơn.
Du khách muốn qua hồ phải thuê đò, qua được bến đò du khách sẽ phải vượt qua con đường bê tông dài, khu vực này hai bên là cánh đồng dứa bạt ngàn xanh ngút. Khi vào mùa điểm những màu vàng rộ xen lẫn màu xanh tựa như những đóa hoa mọc trên cánh đồng cát. Bạn cũng có cơ hội thưởng thức những miếng dứa tươi ngon, ngọt mát khi gặp người dân đi thu hoạch. Nếu muốn nhanh vượt qua quãng đường này thì bạn có thể thuê xe ôm tới chân núi.
Từ chân núi bạn phải leo qua dốc đá cheo leo khoảng 300m, tuy nhiên khu vực này khá mát mẻ và dễ chịu bởi ôm trọn con đường là rừng cây cổ thụ bao bọc tỏa bóng mát rượi. Tiếp đó là hình ảnh một ngôi chùa nhỏ nhưng trông rất cổ kính, uy nghiêm nằm ẩn mình giữa không gian bốn bề là rừng cây.
Chùa tọa lạc trên một vị trí đất bằng phẳng, lưng tựa vào núi, mặt hướng ra vịnh Hạ Long. Kiến trúc mái chùa gồm hai tầng mái, lợp ngói đỏ, 4 đầu chân mái cong vút lên trời và được điêu khắc hình rồng phượng, vân mây tinh tế. Trên đỉnh mái được trang trí hình đài sen ở chính giữa.
Ở giữa hai tầng mái có khắc mười chữ Hán tự cổ. Trước cửa chùa được bố trí một lư hương lớn bằng đá cao 2,48m và 5 tấm bia với những hoa văn trang trí mang đậm nét mỹ thuật thời đại Lê - Mạc để du khách tới dâng hương. Bên trong chùa thờ Phật Tổ và các vị sư Tổ của chùa, hoa văn trang trí bên trong cũng khá tỉ mỉ, cầu kỳ, khói hương nghi ngút quanh năm.
Hậu chùa có một giếng nước tiên, có suối giải oan. Bên phải có lầu Cậu ngự nguyên là một phiến đá tự nhiên trải rộng và dài ra tạo thành một ngách hang tựa như một ngôi nhà một mái. Ngoài ra, bên cạnh chùa có một con đường nhỏ dẫn đến Ban Mẫu, hai cây đa và xoài cổ thụ đêm ngày tỏa bóng che chắn nắng mưa cho 14 ngôi tháp mộ thờ của các vị tổ sư trong chùa.
Tuy có diện tích không rộng, lại nằm giữa chốn núi non, rừng thẳm hùng vỹ, bốn mùa sương giăng mây trắng bao phủ, khung cảnh mờ mờ, ảo ảo như thật như không. Những du khách khi đặt chân tới đây đều cảm nhận được vẻ uy nghiêm, cổ kính, thanh tịnh và sự trầm mặc, hòa hợp lạ thường. Dường như kiến trúc và không khí nơi đây luôn hòa quện cùng với hơi thở của tự nhiên nên vô cùng ấm áp, cuốn hút bước chân người viễn khách.
Theo lời kể của sư tăng trong chùa mỗi vị khách khi tới thăm đều xách theo đôi gạch lên xem như góp một phần cồng đức thiện nguyện giúp nhà chùa vậy trong quá trình mở rộng và trùng tu lại.
Nếu xuất phát điểm của du khách từ Hà Nội hay bất kể địa phương nào, thì đều phải qua tuyến đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long tới điểm giao Đại Yên ( đây là điểm cuối của tuyến Hải Phòng - Hạ Long, điểm đầu tuyến Hạ Long - Vân Đồn ). Từ đó, đi theo quốc lộ 18 khoảng 6km bạn sẽ thấy biển chỉ dẫn vào chùa. Hoặc du khách có thể tìm trên bản đồ Google Maps thì sẽ tìm kiếm hướng đi của Hồ Yên Lập - Chùa Lôi Âm.
Có thể nói, chùa Lôi Âm Thượng là một trong những điểm du lịch văn hóa tâm linh khá ấn tượng ở Hạ Long. Đó cũng là dấu tích phát triển rộng rãi của đạo Phật trên khắp đất nước trong thời đại phong kiến, như một bông hoa nở giữa đời thực, giữa cảnh trí thiên nhiên đẹp như mộng, tô điểm, thổi hồn thêm cho trời mây, non nước, con người vùng vịnh.
Link nội dung: https://cdsphagiang.edu.vn/chua-loi-am-thuong-a60938.html