10 Bí quyết quản lý nhân sự hiệu quả dành cho lãnh đạo

Nghệ thuật quản lý nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp hiện nay cũng giống như việc dùng người trong thời chiến. Người quản lý, lãnh đạo cần có một cái đầu lạnh và quả một quả tim nóng để có thể dùng người một cách hiệu quả nhất. FastWork thông tin 10 kinh nghiệm quản lý nhân sự hiệu quả được tổng hợp từ các chuyên gia, lãnh đạo có nhiều năm quản lý. Hy vọng bài viết giúp ích cho các nhà quản lý, giúp doanh nghiệp có thêm chiến lược trong vận hành và phát triển.

1. Giao tiếp thông minh

Ông cha ta có câu “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, trong cách quản lý nhân sự cũng vậy, lời nói đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nhà quản lý phải phân biệt rõ ràng đâu là lời nói và đâu là quát tháo ra lệnh và phải nhận thức rõ ràng rằng việc to tiếng chỉ reo rắc nỗi sợ hãi trong nhân viên. Một người quản lý chỉ được kính nể khi họ biết cách làm cho nhân viên của mình kính nể.

Thay vì nóng giận quát tháo hay chửi bới, bạn hãy dành thời gian trò chuyện hoặc học cách giao tiếp với nhân viên. Một người quản lý nhân sự cần nhất quán, trung thực và thẳng thắn trong lời nói cũng như hành động của mình. Bạn cần nhớ mỗi lời nói của mình đều là căn cứ để nhân viên noi theo cũng như đánh giá ngược lại. Trong trường hợp bạn là người hay nóng giận hãy tập kiềm chế và thay đổi thói quen của mình.

2. Đảm đương trọng trách

Người lãnh đạo cần chứng tỏ vị thế của mình bằng việc đứng ra chịu trách nhiệm cũng như nhận các sai lầm khi xảy ra vấn đề hoặc bị cấp trên trách phạt. Trong trường hợp là lỗi của nhân viên thuộc nhóm của bạn thì một phần nào đó trách nhiệm thuộc về phía bạn. Chính vì vậy người quản lý nhân sự cần biết nhận lỗi về phía mình, sau đó tìm cách giải quyết cũng như giải thích hoặc trách phạt với cấp dưới, nhân sự của mình. Đừng chỉ vì sợ hãi mất uy tín hoặc bị cấp trên khiển trách mà đổ lỗi cho nhân viên của mình. Điều này chỉ chứng tỏ bạn là một người lãnh đạo thất bại trong việc quản lý nhân viên cũng làm mất uy tín và sự kính trọng của nhân viên.

Có thể bạn quan tâm: Phần mềm HRM (Human Resource Management) là gì và vai trò then chốt trong quản trị doanh nghiệp vừa & nhỏ!

3. Xử lý xung đột thông minh

Các xung đột hoặc tranh cãi trong nhóm hoặc giữa các phòng ban sẽ khiến hiệu suất công việc và tinh thần đoàn kết tại các doanh nghiệp giảm sút. Để giải quyết tình trạng này người quản lý nhân viên cần đặt ra các quy định cũng như giới hạn trong quá trình làm việc nhằm duy trì môi trường làm việc thân thiện, ôn hòa. Trong trường hợp người quản lý không có đủ khả năng trực tiếp giải quyết vấn đề có thể tham gia các khóa học quản lý nhân sự hiệu quả dành cho lãnh đạo nhằm xử lý vấn đề triệt để.

4. Tôn trọng nhân viên của mình

Một trong những tôn chỉ trong kỹ năng quản lý nhân viên chính là tôn trọng những suy nghĩ và quyết định của cấp dưới. Người lãnh đạo cần giữ thể diện cho nhân viên của mình, không nên trách mắng nhân viên trước mặt khách hàng hoặc người thứ ba. Tôn trọng nhân viên chính là cách nhanh nhất để rút ngắn khoảng cách giữa nhà quản lý với nhân viên của mình. Đây cũng là cách để tạo dựng mối quan hệ gần gũi và kính trọng giữa cấp trên và cấp dưới.

5. Nắm bắt điểm mạnh và điểm yếu của nhân viên

Khi hỏi bất kỳ một huấn luyện viên bóng đá chuyên nghiệp nào về từ cầu thủ trong đội của mình, họ đều có thể chỉ ra điểm mạnh và yếu của từng cầu thủ. Đây chính là cách để cấp trên quản lý và điều hành cấp dưới cũng như nhân sự của mình. Với cương vị là nhà quản lý, cấp trên không chỉ là người đưa ra mệnh lệnh mà còn cần sát sao, nắm bắt những ưu-nhược điểm của nhân viên. Từ đó phát huy hơn nữa những thế mạnh và điều chỉnh, cải thiện những điểm yếu kém. Chỉ có như vậy bạn mới trở thành người lãnh đạo thành công.

>>> Có thể bạn quan tâm: Top 3 phần mềm quản lý nhân sự hiện trường đáng trải nghiệm nhất năm 2021

6. Thưởng - Phạt phân minh

Một trong những kinh nghiệm quản lý nhân sự được nhiều CEO chính là thưởng phạt phân minh cho nhân viên của mình. Người lãnh đạo luôn phải đặt mình trong tâm thế người đứng giữa, luôn công bằng và phân minh trong mọi vấn đề. Dù là nhân viên ưu tú, tuy nhiên nếu không may mắc lỗi, quản lý vẫn phải răn đe, phê bình hoặc xử phạt nếu cần. Ngược lại đối với nhân viên đã từng mắc lỗi, nhưng lại lập công, lãnh đạo cần khen ngợi, biểu dương hoặc có phần thưởng phù hợp. Khi xử phạt người quản lý cần nêu rõ lý do, nguyên nhân có như vậy cấp dưới mới tâm phục, khẩu phục.

7. Định hướng công việc và phát triển cho nhân viên

Trên thực tế cách quản lý nguồn nhân sự từ lãnh đạo đóng vai trò to lớn đến thành công và sự phát triển của nhân viên trong tương lai. Một lãnh đạo giỏi có thể nhìn ra được năng lực tiềm ẩn và những điểm mạnh của cấp dưới, từ đó giao cho họ những công việc và nhiệm vụ phù hợp. Ngoài ra nhà quản lý cũng cần tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng, sở thích của nhân viên nhằm sắp xếp công việc theo đúng đam mê của họ. Người lãnh đạo tốt không chỉ được nhân viên nể phục mà còn là người dìu dắt và góp phần vào quá trình thăng tiến, phát triển của cấp dưới.

8. Kinh nghiệm quản lý nhân sự: Lên tiếng đúng lúc

Là một người quản lý, tiếng nói của bạn đóng vai trò và trọng lượng vô cùng lớn, ảnh hưởng đến nhiều người. Chính vì vậy trong quá trình quản lý nhân sự bạn cần cân nhắc ý kiến và điều chỉnh cảm xúc. Người quản lý luôn phải đặt suy nghĩ cá nhân sau suy nghĩ tập thể, không được để quan điểm và cảm xúc của bản thân chi phối hành động của mình. Trong mọi vấn đề quản lý luôn là người đứng giữa, lắng nghe các ý kiến từ hai phía, xử lý mâu thuẫn cũng như công việc bằng lý trí.

9. Dẹp bỏ cái tôi

Một trong những phương pháp quản lý nguồn nhân lựchiệu quả dành cho lãnh đạo mà các doanh nghiệp thành công hay nhắc đến chính là dẹp bỏ cái tôi cá nhân. Cái tôi quá lớn không chỉ gây thất bại trong việc quản lý nhân viên mà còn làm mất đi uy tín của bạn. Người quản lý giỏi là người biết cách lắng nghe, đưa lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân. Trên thực tế có rất nhiều nhà quản lý nhân sự thường đưa ra các mệnh lệnh độc đoán, muốn cấp dưới làm theo các sáng kiến hay ý tưởng do mình đề ra. Thực trạng này không chỉ khiến cấp dưới có cảm giác bị xem thường mà còn khiến nội bộ nhân viên lục đục, mất đoàn kết.

10. Đoàn kết là sức mạnh

Kinh nghiệm quản lý nhân sự - chính là nghệ thuật dùng người, biến nhân viên trở thành “anh em” kề vai sát cánh để đặt được những thành công trong công việc. Không có sức mạnh nào bằng sức mạnh của sự đoàn kết và tinh thần tập thể, doanh nghiệp có lớn mạnh, vững bền và tiến xa được hay không đều nhờ vào yếu tố này. Là một người quản lý bạn cần tạo ra lửa và gom chúng thành nhiệt năng, biến các cá thể nhân viên đơn lẻ thành một tập thể lớn, gắn kết mật thiết với nhau. Điều này không chỉ tạo môi trường làm việc thoải mái mà còn tăng năng suất và hiệu quả công việc.

7 phần mềm quản lý nhân sự hiệu quả: "Cánh tay phải" đắc lực cho bộ phận C&B

Hiện nay, công nghệ đã trở thành một phần thiết yếu trong công tác quản trị nhân sự. Theo nghiên cứu của Mckinsey, doanh nghiệp sẽ không có ưu thế cạnh tranh nếu không áp dụng công nghệ, máy móc và thực hiện chuyển đổi số. Là nhà quản lý có vai trò quan trọng trong điều hành và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, FastWork đề xuất bạn tham khảo Giải pháp Quản lý nhân sự toàn diện.

Giải pháp phần mềm quản lý nhân sự HRM
Đăng ký tư vấn

>>> Xem thêm bài viết: Giải Quyết Bài Toán Quản Trị Nhân Sự Mùa Dịch COVID

Link nội dung: https://cdsphagiang.edu.vn/quan-ly-nhan-su-a61223.html