Trong các hồ nước của tỉnh Vĩnh Phúc. Hồ Đại Lải được xem là hồ nước đẹp và nổi tiếng hơn cả. Đây là một hồ nước rộng, có diện tích lên tới 525 ha. Nằm giữa khung cảnh đồi núi nên thơ. Tạo nên một không gian khoáng đạt, thơ mộng, sơn thủy hữu tình làm say đắm bất cứ ai đặt chân đến nơi đây. Đây là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh Vĩnh Phúc. Là một điểm đến lý tưởng cho du khách gần xa tới tham quan, nghỉ mát, khám phá vẻ đẹp sơn thủy nơi đây.
Hồ Đại Lải thuộc xã Ngọc Thanh và xã Cao Minh. Đây là hai xã nằm trên địa bàn của thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Đây là một hồ nước nhân tạo có cảnh quan thiên nhiên đẹp mắt. Cách thủ đô Hà Nội khoảng 50 km. Điều này đã tạo nên lợi thế cho hồ Đại Lải, thu hút nhiều lượt khách du lịch từ thủ đô tới đây mỗi năm. Về lịch sử xây dựng, hồ được đào vào năm 1959 và hoàn thành về mặt cơ bản vào năm 1963. Mục đích chính khi xây dựng hồ nước này, là cung cấp nước tưới tiêu cho nông nghiệp nơi đây.
Hồ Đại Lải là một hồ nước rộng, có diện tích lên đến đến 5,25 km2 (tức 525 ha). Đây là một hồ nước nhân tạo khá độc đáo, nằm ngay giữa lòng hồ lại là một đảo chim rộng khoảng 3 ha. Hồ có sức chứa khoảng 34,5 triệu m3 nước. Giúp cho việc cung cấp tưới tiêu nước luôn được đảm bảo quanh năm. Cho đến nay, hồ đã phục vụ nước cho nông nghiệp với hơn 2000 ha đất canh tác.
Diện tích rừng ở Đại Lải chính là thành quả của con người sau nhiều cố gắng tạo nên. Lần đầu tiên rừng được trồng ở khu vực Đại Lải vào năm 1964, nhưng sau đó bị phá. Đến năm 1984, rừng được trồng lại ở đây đã phủ một màu xanh cho khu vực quanh hồ. Từ năm 1987, hồ bắt đầu khai thác tiềm năng du lịch to lớn của mình. Ngày nay, hồ là một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn bậc nhất của tỉnh Vĩnh Phúc.
Hồ Đại Lải nằm khá gần Tam Đảo, một địa danh du lịch nổi tiếng khác của Vĩnh Phúc. Tam Đảo đã tạo nên những dãy núi trùng trùng điệp điệp bao phủ lấy vùng nước mênh mông, tĩnh lặng của hồ. Sự kết hợp hài hòa giữa đồi núi, thung lũng và mặt nước xanh trong của hồ. Như vẽ nên một bức tranh thủy mặc nên thơ, khoáng đạt, làm rung động trái tim du khách đặt chân đến nơi đây.
Dù là hồ nhân tạo nhưng lượng nước của hồ Đại Lải luôn được đảm bảo. Lượng nước vào mùa mưa và mùa khô rất khác nhau. Mùa mưa nước ở các con sông dồn về làm cho mực nước hồ lên đến 21 m. Trong khi đó mùa khô nước lại giảm khá mạnh. Mực nước trong hồ được các gò đồi hình bát úp giữ tương đối chắc chắn. Khiến cho nước của hồ dù vào mùa khô cũng không bao giờ cạn.
Hồ Đại Lải là một trong số ít địa danh có khí hậu ôn hòa vào tất cả các mùa trong năm. Du khách có thể tới thăm hồ vào mùa đông hay mùa hè đều được. Dù là mùa nào, khí hậu nơi đây vẫn luôn ôn hòa, mát mẻ, trong lành. Điều này xảy ra ngay cả với mùa đông. Bởi lẽ những ngọn gió bấc buốt lạnh đã được dãy núi Tam Đảo che chắn. Làm cho nhiệt độ trung bình nơi đây vào khoảng 16,8 độ C vào mùa đông và mùa hè là 28,9 độ C. Đây là nhiệt độ lý tưởng cho những kỳ nghỉ dưỡng cuối tuần, hay các dịp lễ của du khách thập phương.
Hồ Đại Lải luôn là điểm đến lý tưởng của các tour du lịch tới Vĩnh Phúc. Của những du khách muốn thăm thú, tham quan cảnh đẹp tự nhiên và con người vùng đất thị xã Phúc Yên. Có một điều hết sức kỳ thú và đặc biệt mà du khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng. Khi lần đầu đặt chân đến nơi đây, đó là ngay giữa hồ lại mọc lên một đảo chim rộng tới 4,8 ha với cây cối um tùm. Đảo này là nơi trú ngụ của hàng trăm loài chim với đủ màu sắc, chủng loại. Mùa đông, các loài chim từ khắp nơi hội tụ về đây. Tạo thành một bức tranh thiên nhiên phong phú và sống động.
Bất cứ ai đặt chân đến hồ Đại Lải cũng đều có chung cảm nhận. Nó là hồ không chỉ đẹp về cảnh quan thiên nhiên mà còn hấp dẫn bởi sự phong phú và đa dạng của động thực vật nơi đây. Đặc biệt là đảo chim với hàng trăm loài khác nhau. Điều này đã làm nên một địa danh du lịch rất riêng, rất đặc biệt làm say đắm lòng người. Cùng với sự quan tâm, đầu tư của tỉnh. Hồ Đại Lải ngày càng trở thành một điểm đến thú vị, hấp dẫn đối với du khách, là một nơi mang lại sự thoải mái cho mỗi người.
Link nội dung: https://cdsphagiang.edu.vn/thuyet-minh-ve-ho-dai-lai-a61260.html