Bên cạnh đó, không ít nơi khi gặp phải vấn đề liên quan đến khiếu nại, tố cáo,… của công dân thì lại né tránh, thoái thác trách nhiệm hoặc đùn đẩy cho nhau bằng những cụm từ: “Đơn này không phải đơn khiếu nại vì vừa có khiếu nại, vừa có tố cáo, vừa có kiến nghị…”, “Đơn này gửi nhiều nơi…”,… Vì thế cần hiểu rõ sự khác biệt về nội dung khiếu nại và tố cáo, căn cứ vào quy định pháp luật hiện hành, cụ thể là Bộ luật Tố tụng dân sự, Bộ luật Tố tụng Hình sự, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo,…
“Giấy mời’, “Thư mời”,… là hình thức văn bản được sử dụng trong những trường hợp cơ quan công an, tòa án hay nói chung là các cơ quan tiến hành tố tụng mời những người có liên quan hoặc biết về vụ việc đến làm việc nhằm thu thập thông tin, làm rõ những nội dung có liên quan đến vụ việc. Hiện chưa có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về việc công dân khi nhận được “giấy mời” của cơ quan nhà nước nói chung và cơ quan công an nói riêng thì bắt buộc phải có mặt theo yêu cầu… Do đó, đối với giấy mời, người được mời có quyền lựa chọn giữa đến và không đến. Vì là quyền nên việc không đến làm việc theo giấy mời không phải là hành vi vi phạm pháp luật.
Tuy nhiên, nếu có điều kiện và thời gian, người nhận được giấy mời nên đến làm việc với đơn vị đã gửi giấy mời để biết rõ được mình có liên quan như thế nào đến vụ việc/vụ án. Trong trường hợp, không thể đến theo đúng thời gian ghi trong giấy mời có thể làm đơn nêu lý do vắng mặt gửi lên cơ quan phát hành giấy mời để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra… theo Điều: 60, 61, 62, 66,… Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015.
“Giấy triệu tập” là hình thức văn bản dành cho những người có liên quan đến những vụ việc đã và đang được giải quyết tại các cơ quan tố tụng như cơ quan cảnh sát điều tra, viện kiểm sát hoặc tòa án... Theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, khi cơ quan tiến hành tố tụng đã khởi tố vụ án, việc phải có mặt theo giấy triệu tập là một nghĩa vụ tố tụng (bắt buộc) đối với những người thuộc diện sau: Bị can, bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người làm chứng… theo Điều 60, 61, 62, 63, 64 và 65 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
Từ cơ sở pháp lý nêu trên, đã thấy rõ sự khác biệt giữa “Giấy mời”, “Thư mời” và “Giấy triệu tập”. “Giấy mời”, “Thư mời” thì người được mời có thể lựa chọn đến hoặc không đến nhưng nếu có điều kiện và thời gian, người nhận được giấy mời nên đến làm việc. Còn “Giấy triệu tập” thì bắt buộc phải đến, phải có mặt, nếu không rất có thể sẽ bị áp dụng biện pháp cưỡng chế…
Link nội dung: https://cdsphagiang.edu.vn/su-khac-nhau-giua-thu-moi-va-giay-moi-a71192.html