Tôn giáo

Các biểu tượng của các tôn giáo lớn trên thế giới (từ trái qua phải)Hàng 1: Kitô giáo, Do Thái giáo, Ấn Độ giáoHàng 2: Hồi giáo, Phật giáo, Thần đạoHàng 3: Sikh giáo, Bahá'í giáo, Jaina giáo

Tôn giáo hay tông giáo, đạo (chữ Hán: 宗教, tiếng Latinh: religio, Tiếng Anh: religion) là hình thái ý thức xã hội dựa trên sự tin tưởng và sùng bái các yếu tố siêu nhiên (thần linh, thiên chúa, ...) mà ở đó các yếu tố siêu nhiên được cho rằng quyết định nên số phận hay tương lai của con người, hoặc được lấy làm cơ sở để đặt nền tảng cho cuộc sống. Tôn giáo thường được cấu thành bởi một hệ thống các văn hoá, tín ngưỡng, đức tin bao gồm các hành vi và hành động được chỉ định cụ thể, các quan niệm về thế giới, thể hiện thông qua các kinh sách, khải thị, các địa điểm linh thiêng, lời tiên tri, quan niệm đạo đức, hoặc tổ chức, liên quan đến nhân loại với các yếu tố siêu nhiên, siêu việt hoặc tâm linh. Tuy nhiên, hiện tại chưa có sự đồng thuận học thuật về những gì chính xác cấu thành một tôn giáo.[1]

Các tôn giáo khác nhau có thể chứa hoặc không chứa nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm các yếu tố thần thánh[2], những điều linh thiêng[3], tín ngưỡng,[4] một thế lực hoặc nhiều thế lực siêu nhiên[5] hoặc "một số thế lực siêu việt tạo ra các chuẩn mực và sức mạnh cho phần còn lại của cuộc đời ".[6] Các hoạt động tôn giáo có thể bao gồm các nghi lễ, bài giảng, lễ kỷ niệm hay biểu hiện sự tôn kính (các vị Thần, Thánh, Phật), tế tự, lễ hội, nhập hồn, lễ nhập đạo, dịch vụ tang lễ, dịch vụ hôn nhân, thiền, cầu nguyện, âm nhạc, nghệ thuật, múa, dịch vụ công cộng, hoặc các khía cạnh khác của văn hóa con người. Các tôn giáo có lịch sử và các kinh sách linh thiêng, có thể được bảo tồn trong các thánh thư, các biểu tượng và thánh địa, nhằm mục đích chủ yếu là tạo ra ý nghĩa cho cuộc sống. Tôn giáo có thể chứa những câu chuyện tượng trưng, đôi khi được những người tin theo cho là đúng, có mục đích phụ là giải thích nguồn gốc của sự sống, vũ trụ và những thứ khác. Theo truyền thống, đức tin, cùng với lý trí, đã được coi là một nguồn gốc của các niềm tin tôn giáo.[7]

Có khoảng 10.000 tôn giáo khác nhau trên toàn thế giới,[8] nhưng khoảng 84% dân số thế giới theo một trong năm nhóm tôn giáo lớn nhất, đó là Kitô giáo, Hồi giáo, Ấn Độ giáo, Phật giáo và các dạng tôn giáo dân gian. Các nhân khẩu học không tôn giáo bao gồm những người không liên kết với bất kỳ tôn giáo cụ thể nào, những người Vô thần hoặc Bất khả tri. Trong khi số lượng những người không có tôn giáo cụ thể càng ngày càng tăng trên toàn cầu, nhiều người trong số những người không theo tôn giáo cụ thể nào vẫn có nhiều niềm tin tôn giáo khác nhau.[9]

Nghiên cứu về tôn giáo bao gồm nhiều ngành học, bao gồm Thần học, tôn giáo so sánh và nghiên cứu khoa học xã hội. Các lý thuyết về tôn giáo đưa ra các giải thích khác nhau về nguồn gốc và hoạt động của tôn giáo, bao gồm các nền tảng bản thể học của các thực thể tôn giáo và niềm tin.[10]

Tôn giáo trong tiếng Việt có nguồn gốc từ chữ Hán: 宗敎, vốn đọc là "tông giáo". Sau vì kị húy tên vua Nguyễn Phúc Miên Tông của nhà Nguyễn mà đọc thành "tôn giáo", rồi được sử dụng phổ biến đến tận bây giờ.[11]

Trong tiếng Anh và tiếng Pháp, tôn giáo là religion - xuất phát từ tiếng Latinh cổ điển: religio, được ghi lại từ thế kỉ 1 TCN vào cuối thời Cộng hòa La Mã, mang ý nghĩa là "tuân thủ một cách nghiêm ngặt và thành khẩn các phong tục và lễ nghi truyền thống ". Trong bối cảnh thế tục, religio có nghĩa là "sự tận tâm, ý thức về quyền, nghĩa vụ đạo đức hay trách nhiệm đối với mọi vật, mọi hành động"[12][13][14]; trong bối cảnh tâm linh, nó cũng có nghĩa là cảm giác "kính sợ" do các vị thần và linh hồn gây ra.

Tôn giáo xét trên một phương diện nào đó, là một cách thức để giúp con người sống và tồn tại với ý nghĩa cuộc sống, từ đó tạo ra lợi ích cho vạn vật và con người. Tôn giáo đôi khi đồng nghĩa với tín ngưỡng, thường được định nghĩa là niềm tin vào những gì siêu nhiên, linh thiêng hay thần thánh, cũng như những đạo lý, lễ nghi, tục lệ và tổ chức liên quan đến niềm tin đó. Những ý niệm cơ bản về tôn giáo chia thế giới thành hai phần: Linh thiêngTrần tục.[15] Trần tục là những gì bình thường trong cuộc sống con người, còn Linh thiêng là cái siêu nhiên, thần thánh. Đứng trước sự Linh thiêng, con người sử dụng lễ nghi để bày tỏ sự tôn kính, sùng bái và đó chính là cơ sở của tôn giáo. Trong nghĩa tổng quát nhất, có quan điểm đã định nghĩa tôn giáo là kết quả của tất cả các câu trả lời để giải thích nguồn gốc, quan hệ giữa nhân loại và vũ trụ; những câu hỏi về mục đích, ý nghĩa cuối cùng của sự tồn tại. Chính vì thế những tư tưởng tôn giáo thường mang tính triết học. Số tôn giáo được hình thành từ xưa đến nay được xem là vô số, có nhiều hình thức trong những nền văn hóa và quan điểm cá nhân khác nhau. Tuy thế, ngày nay trên thế giới chỉ có một số tôn giáo lớn được nhiều người theo hơn những tôn giáo khác.

Tín ngưỡng tôn giáo là niềm tin và sự sùng bái thần thánh hay các quyền lực vô biên, siêu nhiên, vào cuộc sống sau khi đã mất..., tóm lại, là những phát biểu mà vì đó các thành viên của một tôn giáo nào đó gắn bó vào đó.[16] Tín ngưỡng thường phát sinh khi một lãnh tụ tinh thần khẳng định một số hiểu biết đặc biệt về chân lý thần thánh và tổ chức tín đồ của mình. Cũng có quan điểm cho rằng, tín ngưỡng tôn giáo là hoạt động tôn giáo ít hay không có điểm chung với các tổ chức tôn giáo khác trong một xã hội cụ thể.[17] Theo quan điểm này thì tín ngưỡng là một cái gì đó hoàn toàn mới, nó có thể là kết quả của sự truyền bá quan điểm tôn giáo từ một xã hội này sang một xã hội khác, nơi mà nó chưa từng có tiền lệ. Do vậy khi mới hình thành, tín ngưỡng thường chưa được chính thức hóa và hay có mâu thuẫn với xã hội, nếu tiếp tục phát triển, tín ngưỡng sẽ trở nên có tổ chức, nghi lễ chặt chẽ hơn và có thể trở thành tôn giáo. Tuy nhiên tín ngưỡng tôn giáo không phải là các giáo phái, giáo phái là những nhóm ly khai với giáo hội hay tổ chức tôn giáo truyền thống của nó còn tín ngưỡng thì hoàn toàn mới. Tôn giáo là những hệ thống tín ngưỡng thường tìm câu trả lời cho những khái niệm sau:

Thông thường, những tôn giáo khác nhau và những phe không tôn giáo đều có câu trả lời khác nhau về các khái niệm trên, và nhiều tôn giáo có nhiều trả lời cho mỗi khái niệm.

Ngoài nghĩa rộng về tôn giáo trên, có nhiều cách sử dụng cũng như nhiều nghĩa của từ "tôn giáo." Một số lối giải thích như sau:

Hình vẽ nữ thần Isis trong tôn giáo cổ đại Ai Cập (khoảng năm 1360 trước Công nguyên)

Nếu không kể những chứng tích khảo cổ học cho thấy niềm tin tôn giáo về cuộc sống sau khi chết có từ rất xa xưa, khi mà người ta chôn đồ tùy táng cùng với người chết thì ít nhất cách đây 40.000 năm, tổ tiên con người đã có niềm tin tôn giáo và tham gia các nghi lễ tôn giáo.[18] Trong các xã hội săn bắn và hái lượm, phổ biến là thuyết vật linh, cho rằng vật thể trong thế giới tự nhiên được phú cho nhận thức và tác động đến đời sống con người. Biển cả, núi cao, gió và thậm chí cả cây cối...cũng có thể được coi là những thế lực có tính chất thần thánh sinh ra và chi phối đời sống con người. Xã hội săn bắn, hái lượm có tổ chức chưa phức tạp nên đời sống tôn giáo chủ yếu tồn tại trong gia đình. Địa vị pháp sư (shaman) có thể được trao cho một người như là lãnh tụ tôn giáo nhưng hoạt động này không phải chiếm toàn bộ thời gian của người đó.

Sang đến giai đoạn xã hội trồng trọt và chăn nuôi, niềm tin thần thánh là nguyên nhân hình thành thế giới dần dần được phát triển. Một hệ thống văn hóa đạo đức được ủng hộ bằng việc công nhận thần thánh đồng thời tôn giáo vượt qua khỏi phạm vi gia đình và thường gắn chặt với chính trị, lãnh tụ xã hội thường được xem là vua và tăng lữ như các Pharaoh Ai Cập.

Trước Cách mạng Công nghiệp, tôn giáo đã rất phát triển và là thể chế xã hội vô cùng quan trọng ở khắp các lục địa. Đây cũng là lúc các tôn giáo có nhiều xung đột với nhau: Kitô giáo với Hồi giáo qua nhiều cuộc Thập tự chinh; Ấn Độ giáo xung đột với Phật giáo và về cơ bản đã loại trừ tôn giáo này ra khỏi miền đất phát tích của nó vào thế kỷ 13; người Hồi giáo chinh phục và truyền bá tôn giáo của mình đến những vùng khác...

Từ Thời kỳ Khai sáng và sau khi Cách mạng Công nghiệp nổ ra, những tiến bộ khoa học kỹ thuật và sự thay đổi cấu trúc xã hội đã khiến cho ảnh hưởng của tôn giáo không còn mạnh mẽ như trước, tôn giáo dần bị tách rời khỏi nhà nước. Trong đời sống văn hóa - xã hội, có các quan điểm khác nhau về mối quan hệ giữa tôn giáo và khoa học. Ngày nay, bên cạnh các tôn giáo truyền thống và những người không tôn giáo, nhiều phong trào tôn giáo mới nổi lên.

Một số hoạt động tôn giáo trên thế giới.

Những phong tục dựa vào tín ngưỡng tôn giáo thường gồm có:

Những tín đồ của một tôn giáo thường họp mặt để làm lễ, đọc hay tụng kinh, cầu nguyện, thờ phụng, và giúp đỡ tinh thần lẫn nhau. Tuy nhiên, cầu nguyện và ngồi thiền một mình cũng thường được xem là quan trọng, cũng như sống theo tín ngưỡng ngoài đời hay với những người không theo đạo đó. Đây thường là một chức năng của tôn giáo đó.

Niềm tin và thực tiễn tôn giáo vô cùng đa dạng và có rất nhiều tôn giáo trên thế giới ngày nay, có tôn giáo chỉ hạn chế trong một vùng địa lý không lớn nhưng có những tôn giáo có thể gọi là tôn giáo thế giới với nhiều triệu tín đồ ở khắp nơi trên thế giới. Nói chung có khoảng 87 phần trăm dân số thế giới đang gắn bó với một tôn giáo nào đó; chỉ có khoảng 13 phần trăm là không tôn giáo.[19]

Các tôn giáo trên thế giới Tôn giáo Số lượng tín đồ Vùng lãnh thổ chủ yếu Kitô giáo 2,4 tỷ (31% dân số thế giới) Khắp thế giới Hồi giáo 1,8 tỷ Trung Đông, Bắc Phi, Trung Á, Nam Á, Tây Phi, Đông Phi, Nam Á, Đông Nam Á, Albania, một phần lãnh thổ Nga, các tỉnh phía tây Trung Quốc. Ấn Độ giáo 900 triệu Nam Á, Đông Nam Á, Fiji, Guyana, Mauritus. Phật giáo Khoảng 500 triệu (6,6% dân số thế giới) Đông Á và Ấn Độ, một số nước Đông Nam Á. Đạo giáo 400 triệu Trung Quốc, Singapore, Malaysia và cộng đồng người Hoa hải ngoại, Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc. Tôn giáo dân gian Trung Quốc 394 triệu Trung Quốc Tôn giáo của các bộ tộc 300 triệu Khắp thế giới trừ Châu Âu Nho giáo 150 triệu Đông Á và cộng đồng người Hoa ở hải ngoại Tôn giáo truyền thống châu Phi 100 triệu Châu Phi Thần đạo 30 triệu Nhật Bản Sikh giáo 23 triệu Ấn Độ, Pakistan, Canada, Mỹ, Anh Do Thái giáo 14 triệu Israel, Mỹ, châu Âu Bahá'í giáo 9 triệu Tín đồ phân bố rải rác nhiều nơi trên thế giới Nhân Chứng Giê-hô-va 8,2 triệu Khắp thế giới Đạo Cao Đài 3,8 triệu[20] Việt Nam, Bắc Mỹ, Châu Âu, Úc Đạo Hòa Hảo 2 triệu Việt Nam Jaina giáo 1,2 triệu Ấn Độ, Pakistan, Canada, Mỹ, Anh

(Nguồn số liệu theo Adherents.com[21], riêng số lượng tín đồ Khổng giáo theo Macionis.)

Việc thống kê số liệu tín đồ của từng tôn giáo rất phức tạp và nhiều phương pháp khác nhau do đó các nguồn số liệu có thể cho kết quả khác nhau đáng kể, tuy vậy nó cung cấp cái nhìn tương đối về quy mô của các tôn giáo đặc biệt là trong tương quan với nhau.

Bản đồ phân bố các tôn giáo quan trọng trên thế giới
Tôn giáo
Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh tại Tây Ninh, Việt Nam
Kinh Coran Andalusia từ thế kỷ 12
Kinh Thánh của Kitô giáo
Tôn giáo
Nhà nguyện của Trinity College, Đại học Oxford

Quan điểm về tôn giáo và khoa học có thể đi từ thái cực cái nọ phủ nhận cái kia cho đến dung hòa hơn. Ở thái cực này, một số người cho rằng những hiểu biết tôn giáo có thể trả lời mọi câu hỏi liên quan đến vũ trụ và đời sống con người. Ở thái cực khác một số người lại cho rằng những hiểu biết tôn giáo là mê tín, phi lý, hoang đường, chỉ có khoa học mới đưa ra được câu trả lời đúng đắn. Ở giữa hai thái cực, có quan điểm coi tôn giáo và khoa học dùng các phương pháp, hay nói đúng hơn, trả lời cho các câu hỏi khác nhau để tìm đến Chân lý và kiến thức đồng thời bổ sung cho nhau. Tôn giáo dùng những phương pháp dựa theo sự hiểu biết chủ quan của trực giác cá nhân và kinh nghiệm và/hoặc căn cứ vào chức trách của các kinh sách hay người được xem là tiên tri. Khoa học, trái lại, dùng phương pháp khoa học, một quá trình khách quan để điều tra nghiên cứu dựa theo chứng cớ vật chất, dùng các hiện tượng có thể quan sát và xác minh được. Tương tự, có hai loại câu hỏi mà tôn giáo và khoa học cố gắng trả lời: những câu hỏi về các hiện tượng có thể quan sát và xác minh được (như các luật vật lý, hay cách hành xử của con người) và những câu hỏi về các hiện tượng không thể quan sát được và việc đánh giá về giá trị, ý nghĩa, mục đích (như làm sao có các luật vật lý, thế nào là "thiện" và "ác"). Quan điểm này có thể được minh họa bằng những lời Hồng y Barberini[26] đã từng nói với Galileo: "Anh dạy cho mọi người biết bầu trời di chuyển như thế nào; còn chúng tôi dạy cho mọi người biết cách lên trời".[27] Nói cách khác, "thế giới này hoạt động ra sao là vấn đề khoa học, nhưng tại sao chúng ta và phần vũ trụ còn lại nói chung lại tồn tại là vấn đề khoa học không sao giải thích được."[28]

Cặp từ "tôn giáo và khoa học" lần đầu xuất hiện vào thế kỷ 19. Mối quan hệ này được miêu tả khác nhau như 'xung đột', 'hòa hợp', 'phức tạp', 'độc lập khỏi nhau'. Từ phương Tây, các triết gia thời Khai sáng phổ biến luận thuyết xung đột về mối quan hệ giữa khoa học và tôn giáo. Tuy nhiên, ngày nay đa số các sử gia về khoa học đã bác bỏ luận thuyết này.[29][30][31] Trong lịch sử, Công giáo có vai trò quan trọng bảo trợ cho sự phát triển của khoa học hiện đại.[32]

Lễ thụ phong cho Hoàng đế Charlemagne

Trong lịch sử, tôn giáo thường đi song song với chính trị. Các hoàng đế Trung Quốc lấy căn cứ quyền của họ từ Thiên mệnh (天命). Giáo hội Công giáo Rôma đã thống trị phần lớn châu Âu cho đến cuộc Cải cách Tin lành. Đến Thời đại Ánh sáng vào thế kỷ 18 tại châu Âu, nhiều triết gia tin vào việc tách biệt giữa giáo hội và nhà nước (separation of church and state). Hiện nay tôn giáo đóng nhiều vai trò khác nhau tại nhiều nơi trên thế giới:

Link nội dung: https://cdsphagiang.edu.vn/ton-giao-nao-ra-doi-o-an-do-va-tro-thanh-mot-trong-nhung-ton-giao-lon-nhat-the-gioi-a74133.html