Quả la hán và thục địa thường có mặt trong các bài thuốc Đông y. Cả hai loại quả này được sử dụng rộng rãi và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu la hán quả và thục địa có tác dụng gì qua bài viết dưới đây nhé!
Quả la hán là gì?
Quả la hán có tên khoa học là Momordica grosvenori Swingle. Là loại cây thân leo được trồng để lấy quả và dùng nấu nước uống rất tốt. Quả la hán có vỏ nhỏ cứng, đường kính khoảng 4 - 6 cm, hình cầu hoặc hơi bầu dục.
Thành phần bao gồm: Đường chiếm khoảng 25 - 38%, saponin tritecpen, d-mannitol, protein, vitamin C, sắt, mangan, kẽm, iot, selen,... Theo Đông y, la hán quả có tác dụng thanh nhiệt, nhuận trường, tiêu đàm, giảm táo bón, dị ứng, viêm họng, lao phổi,...
Thục địa là gì?
Thục địa là một loại củ mọc từ rễ cây địa hoàng được coi là thảo dược giúp bổ thận, dưỡng huyết, ích tinh. Thành phần hóa học bao gồm iridoid glycoside, carbohydrate, 15 axit amin và d-glucosamine. Thục địa được bào chế khá phức tạp để loại bỏ độc tố, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
La hán quả và thục địa có tác dụng gì?
Tác dụng của la hán quả
Các nghiên cứu y học hiện đại cũng đã công nhận nhiều tác dụng của nó đối với sức khỏe con người như:
- Chống oxy hoá: Thành phần đặc trưng tạo nên vị ngọt tự nhiên của quả la hán là mogroside, đã được khoa học chứng minh là có tác dụng chống oxy hóa cực mạnh, làm chậm quá trình lão hóa, bảo vệ tế bào khỏi các gốc tự do và ngăn ngừa bệnh tật.
- Ngăn ngừa tiểu đường, béo phì: Vị ngọt tự nhiên của loại quả này có thể thay thế đường khi chế biến một số món ăn và đồ uống với lượng calo khá thấp nên phù hợp với người béo phì, tiểu đường. Người dùng thường xuyên cũng giảm nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm này.
- Thanh nhiệt cơ thể: Quả la hán được dùng nấu nước uống để giải nhiệt cơ thể chữa táo bón và nóng trong người. Hơn nữa, loại thảo mộc này cũng thể hiện đặc tính chống viêm, giảm sưng đau ở vùng bị ảnh hưởng.
- Ngăn ngừa và điều trị ung thư: Trong quả la hán có các chất chống oxy hóa mạnh ức chế sự phát triển của các khối u, ngăn chặn sự lây lan của các tế bào ung thư.
- Phòng chống nhiễm trùng: Tác dụng kháng khuẩn của loại quả này có thể thay thế thuốc kháng sinh trong trường hợp nhiễm trùng không quá nghiêm trọng. Khi tiến hành nghiên cứu đã phát hiện ra rằng loại dược liệu này có khả năng ức chế vi khuẩn đáng kinh ngạc, thậm chí ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị nhiễm nấm candida.
- Giảm mệt mỏi: La hán quả chứa chất ngọt tự nhiên giúp cung cấp nguồn năng lượng, giảm mệt mỏi sau khi vận động hay làm việc.
- Chống dị ứng: Các dược chất trong quả la hán còn có đặc tính kháng histamin - một chất được tạo ra do phản ứng thái quá của hệ thống miễn dịch khi gặp các chất gây dị ứng. Điều này có thể giúp giảm viêm do dị ứng.
- Ngăn ngừa các bệnh tim mạch, hô hấp: Uống nước la hán quả có thể phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ho, ho có đờm, viêm họng, viêm amidan,... Một số trường hợp bị cao huyết áp và xơ cứng động mạch sử dụng thảo dược này cũng giúp cải thiện triệu chứng.
- Dưỡng tóc, đẹp da: Quả la hán giúp bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất làm đẹp da, nuôi dưỡng mái tóc suôn mượt.
- Ngoài ra, là hán quả còn giúp giải độc gan, làm sạch ruột, nhuận tràng, kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng hơn.
Tác dụng của thục địa
Một số tác dụng của thục địa có thể kể đến như:
- Ngăn ngừa loãng xương: Chiết xuất thục địa đã được nghiên cứu làm tăng mật độ khoáng của xương, ức chế tế bào huỷ xương.
- Ổn định đường huyết: Kết quả của một nghiên cứu trên chuột cho thấy chiết xuất thục địa làm giảm đường huyết, cân bằng lượng đường trong máu. Ngoài ra, còn giúp kích thích giải phóng và giảm kháng insulin - một loại hormone giúp cân bằng lượng đường trong máu.
- Chống lão hoá: Nghiên cứu về tác dụng chống lão hóa trên chuột cho thấy thục địa có thể kéo dài tuổi thọ và giúp quá trình lão hóa tế bào lâu hơn.
- Giảm thiếu máu: Thục địa cải thiện triệu chứng thiếu máu nhờ thành phần catalpol, có khả năng tăng số lượng hồng cầu và tăng tế bào máu trong tủy xương, chống lại tổn thương do thiếu máu cục bộ/tái tưới máu ở não, tim và thận.
- Kháng viêm: Thục địa ức chế các phản ứng và hội chứng viêm nhiễm, đồng thời chống lại các gốc tự do.
- Hỗ trợ chức năng thận: Thục địa cải thiện tình trạng suy thận bằng cách bảo vệ và tái tạo thận.
- Cải thiện chức năng tiêu hoá và gan: Thục địa được sử dụng để điều trị rối loạn tiêu hóa và ức chế viêm và xơ gan nhờ vào hàm lượng tinh bột, có vị ngọt tự nhiên, hoạt động như chất đông tụ. Ngoài ra thục địa có thể chống lại vết loét và giảm viêm đường tiêu hoá.
Lưu ý khi dùng la hán quả và thục địa
Quả la hán dùng để nấu nước uống hàng ngày. Liều thường dùng là 9 - 15g quả khô. Tuy nhiên, tùy vào tình trạng sức khỏe mà bạn phải hỏi ý kiến bác sĩ để tăng giảm liều lượng cho phù hợp.
Mặc dù thục đại mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ như tiêu chảy, đau bụng, chóng mặt, hồi hộp,... Do đó cần lưu ý khi sử dụng:
- Không sử dụng cho những người có vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy, khó tiêu.
- Không kết hợp thục địa với tam bạch, bối mẫu, la bặc, thông bạch,...
- Không dùng cho người bị bệnh gan.
- Không dùng cho phụ nữ có thai và đang cho con bú.
- Chỉ dùng tối đa 8 - 16g/ngày và không dùng kéo dài quá 8 tuần.
Trên đây là những thông tin về la hán quả và thục địa có tác dụng gì. Đây là hai loại thảo dược tốt cho sức khoẻ, tuy nhiên không tuỳ ý sử dụng mà tham khảo ý kiến bác sĩ Đông y, đặc biệt là khi đang mắc bệnh lý khác.
Xem thêm: Thục địa kỵ gì? Sử dụng thục địa như thế nào?