Sự phát triển của công nghệ thông tin tạo ra nhiều cơ hội mới cho Ngành Toán Kinh Tế. Các nhà kinh tế, nhà quản lý sẽ cần sử dụng các phương pháp toán học. Từ đó mở rộng thêm đa dạng cơ hội việc làm. Bài viết sau sẽ giúp bạn tìm hiểu về Khái niệm Ngành Toán Kinh Tế là gì? Ra trường làm nghề gì.
Ngành Toán Kinh Tế (Mathematical Economics) là ngành gì?
Ngành Toán Kinh Tế (hay còn được gọi là Toán ứng dụng trong kinh tế) là một lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng các phương pháp toán học để phân tích và giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực kinh tế. Đây là một phần của ứng dụng toán học trong thế giới thực, nơi các khái niệm và kỹ thuật toán học được áp dụng để hiểu và giải quyết các thách thức kinh tế.
Các chủ đề thường xuyên được nghiên cứu trong ngành này bao gồm mô hình hóa hệ thống kinh tế, dự báo kinh tế, tối ưu hóa tài nguyên, quản lý rủi ro tài chính, phân tích tài chính, và nhiều lĩnh vực khác. Các phương pháp toán học như toán tối ưu, lý thuyết trò chơi, phương pháp thống kê, và đại số tuyến tính thường được sử dụng để mô phỏng và giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực này.
Xem thêm:
- Ngành kinh tế là gì? Ra trường làm gì? Mức lương bao nhiêu
- Ngành Kinh tế quốc tế là gì? Cơ hội nghề nghiệp, mức lương
- Ngành kinh tế đối ngoại là gì? Cơ hội việc làm và mức lương
- Ngành toán ứng dụng trong kinh tế là gì? Trường đào tạo
- Ngành kiểm toán là gì? Học gì và cơ hội việc làm năm 2024
Sinh viên Ngành Toán Kinh Tế ra trường làm gì?
Chương trình đào tạo chuyên Ngành Toán Kinh Tế trang bị cho người học một cách có hệ thống và đầy đủ kiến thức lẫn kĩ năng cần thiết để làm việc trong nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội đa dạng. Cụ thể, sinh viên Ngành Toán Kinh Tế có thể làm việc ở các vị trí sau: ngân hàng, tài chính - chứng khoán, bảo hiểm, quản trị kinh doanh, giảng viên toán kinh tế,..
- Ngân hàng: Chuyên viên tín dụng, chuyên viên đầu tư, chuyên viên phân tích tài chính,…
- Tài chính - chứng khoán: Chuyên viên phân tích tài chính, chuyên viên giao dịch chứng khoán, chuyên viên nghiên cứu thị trường,…
- Bảo hiểm: Chuyên viên thẩm định rủi ro, chuyên viên bồi thường,…
- Quản trị kinh doanh: Chuyên viên phân tích dữ liệu, chuyên viên phân tích thị trường,…
- Giảng dạy: Giảng viên toán kinh tế,…
Xem thêm: Ngành phân tích dữ liệu học gì, ra trường làm gì
Việc làm Ngành Toán Kinh Tế: Lĩnh vực tài chính - tiền tệ:
- Phân tích tài chính: Làm công việc đọc và phân tích báo cáo tài chính để đánh giá hiệu suất tài chính của doanh nghiệp. Từ đó xác định các chỉ số quan trọng như lợi nhuận, thanh khoản, nợ nần, và vốn chủ sở hữu, đánh giá dòng tiền và khả năng sinh lời của doanh nghiệp.
- Phân tích rủi ro: Chịu trách nhiệm xác định và đánh giá các yếu tố rủi ro tài chính có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Phân tích rủi ro thị trường, rủi ro vĩ mô, và rủi ro do biến động giá cả. Đồng thời đề xuất các biện pháp giảm thiểu rủi ro và tối ưu hóa quản lý rủi ro.
- Chuyên viên thẩm định tài sản tài chính: Đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá giá trị của các tài sản tài chính như bất động sản, cổ phiếu, trái phiếu và các tài sản khác. Cần xác định giá trị công bằng của các tài sản tài chính dựa trên các phương pháp định giá khác nhau như giá thị trường, chiết khấu dòng tiền, và giá trị sử dụng, thu thập và kiểm tra thông tin liên quan đến tài sản như bản vẽ kỹ thuật, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bảng định giá, và các tài liệu pháp lý khác. Áp dụng công cụ và phần mềm định giá để hỗ trợ quá trình đánh giá tài sản là một kĩ năng thứ yếu.
- Tư vấn đầu tư: Hỗ trợ các nhà đầu tư cá nhân hoặc tổ chức đưa ra quyết định đầu tư thông tin, chọn lựa các cổ phiếu, quỹ đầu tư, và tối ưu hóa danh mục đầu tư. Công việc đặc thù bao gồm xác định mục tiêu đầu tư và đề xuất chiến lược đầu tư.
- Quản lí quỹ: Vị trí này đòi hỏi sự chủ động, linh hoạt, và khả năng đưa ra quyết định nhanh chóng dựa trên thông tin thị trường và mục tiêu đầu tư của quỹ. Người đảm nhiệm cần có kiến thức tài chính sâu rộng, khả năng quản trị và làm việc với đối tác.
- Chuyên viên hoạch định chính sách tài chính, ngân hàng,… tại các cơ quan quản lý nhà nước.
Việc làm Ngành Toán Kinh Tế: Lĩnh vực phân tích kinh doanh:
- Chuyên viên phân tích thị trường, phân tích dữ liệu kinh doanh, nghiên cứu phát triển sản phẩm,… tại các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế: Giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về môi trường kinh doanh, đối thủ cạnh tranh, và nhu cầu của khách hàng.
- Quản trị kinh doanh
Việc làm Ngành Toán Kinh Tế: Lĩnh vực khác:
- Giảng viên giảng dạy về Toán kinh tế tại các trường đại học, cao đẳng.
- Nghiên cứu viên tại các viện nghiên cứu kinh tế,…
- Ngoài ra, sinh viên Ngành Toán Kinh Tế cũng có thể tự khởi nghiệp kinh doanh, xây dựng và điều hành các công ty, doanh nghiệp của riêng mình.
Có thể thấy, Ngành Toán Kinh Tế có phạm vi ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế - xã hội. Với kiến thức và kỹ năng được trang bị, sinh viên Ngành Toán Kinh Tế có nhiều cơ hội nghề nghiệp và triển vọng phát triển trong tương lai.
Mức lương hấp dẫn của các công việc ngành toán kinh tế
Ngành toán kinh tế là một ngành học hấp dẫn với nhiều cơ hội việc làm và mức lương cao. Theo khảo sát của CareerBuilder, mức lương trung bình của các công việc ngành toán kinh tế tại Việt Nam dao động trong khoảng từ 10.000.000 - 35.000.000 triệu đồng/tháng. Mức lương cụ thể còn phụ thuộc vào vị trí, kinh nghiệm, năng lực và quy mô doanh nghiệp.
Một số công việc ngành toán kinh tế có mức lương hấp dẫn:
- Chuyên viên tài chính: Đây là vị trí có mức lương cao nhất trong ngành toán kinh tế, dao động từ 15.000.000 - 35.000.000 triệu đồng/tháng. Chuyên viên tài chính chịu trách nhiệm quản lý dòng tiền, phân tích tài chính, lập kế hoạch tài chính,…
- Chuyên viên phân tích dữ liệu: Mức lương của chuyên viên phân tích dữ liệu dao động từ 12.000.000 - 25.000.000 triệu đồng/tháng. Chuyên viên phân tích dữ liệu sử dụng kiến thức toán học và thống kê để phân tích dữ liệu, đưa ra các giải pháp và dự báo cho doanh nghiệp.
- Chuyên viên kinh doanh: Mức lương của chuyên viên kinh doanh dao động từ 10.000.000 - 20.000.000 triệu đồng/tháng. Chuyên viên kinh doanh chịu trách nhiệm tìm kiếm và phát triển khách hàng, chốt đơn hàng,…
- Chuyên viên kế toán: Mức lương của chuyên viên kế toán dao động từ 8.000.000 - 15.000.000 triệu đồng/tháng. Chuyên viên kế toán chịu trách nhiệm ghi chép, tổng hợp và phân tích các nghiệp vụ kinh tế - tài chính của doanh nghiệp.
- Chuyên viên dự toán: Mức lương của chuyên viên dự toán dao động từ 10.000.000 - 17.000.000 triệu đồng/tháng. Chuyên viên dự toán chịu trách nhiệm lập dự toán kinh tế - kỹ thuật, dự toán chi phí,..
Ngành Toán Kinh Tế thi khối nào? Tổ hợp môn xét tuyển
Theo như bộ giáo dục thì Ngành Toán Kinh Tế thi khối và tổ hợp môn sau: A00, A01 hoặc D01. Tổ hợp môn xét tuyển ngành:
Ngành Toán Kinh Tế học trường nào? Trường đào tạo tốt nhất
Trường Đại học Kinh tế - Luật
Chương trình đào tạo Ngành Toán Kinh Tế tại Trường Đại học Kinh tế - Luật được thiết kế theo hướng hiện đại, chú trọng phát triển năng lực tư duy, phân tích và giải quyết vấn đề của sinh viên. Chương trình đào tạo bao gồm các môn học cơ bản và chuyên ngành, được giảng dạy bởi đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao. Khi trở thành sinh viên trường UEL và học tập với Ngành Toán Kinh Tế, bạn sẽ được học tập trong cơ sở vật chất hiện đại, đáp ứng nhu cầu học tập và nghiên cứu của sinh viên môi trường năng động để phát triển.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Liên hệ tư vấn tại Phòng Tuyển sinh và Công tác Sinh viên:
- Địa chỉ: 669 QL1A, Khu phố 3, Linh Xuân, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
- Điện thoại: (028) 3724 4555
- Website tuyển sinh: https://tuyensinh.uel.edu.vn/
Trường đại học Kinh tế Quốc dân (NEU)
Chương trình đào tạo Ngành Toán Kinh Tế tại NEU được thiết kế theo chuẩn, với sự kết hợp giữa kiến thức kinh tế cơ bản và kiến thức chuyên sâu về các lĩnh vực kinh tế như kinh tế học vi mô, kinh tế học vĩ mô, kinh tế quốc tế, tài chính, kế toán, quản trị kinh doanh,… Bên cạnh đó, sinh viên còn được trang bị các kỹ năng mềm cần thiết như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề,…
Trường đại học Tài chính - Marketing (UFM)
Ngành Toán Kinh Tế của UFM hiện đang đào tạo 1 chuyên ngành duy nhất, đó là Tài chính định lượng. Thời gian đào tạo là 4 năm. Tổng khối lượng kiến thức đào tạo là 121 tín chỉ (chưa kể kỹ năng mềm, giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng). Chương trình đào tạo Ngành Toán Kinh Tế tại UFM sẽ mang lại cho người học khả năng cập nhật kiến thức mới để đáp ứng nhu cầu công việc và học tập nâng cao trình độ.
Thảo khảo thêm 4 trường đào tạo Ngành Toán Kinh Tế:
- Đại học Ngoại thương
- Đại học Kinh tế TP.HCM
- Đại học Tài chính - Ngân hàng
- Đại học Bách khoa Hà Nội
Ngành Toán Kinh Tế học những gì? Môn học chính nào?
Chuyên ngành Toán kinh tế cung cấp cho sinh viên kiến thức và kỹ năng về các lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngân hàng,… bằng cách sử dụng các phương pháp toán học.
Các môn học chính của chuyên ngành Toán kinh tế bao gồm:
- Toán kinh tế vi mô
- Toán kinh tế vĩ mô
- Toán thống kê kinh tế
- Toán tài chính
- Toán tối ưu
- Toán kinh tế lượng
- Toán kinh tế ứng dụng
Ngoài ra, một số trường đại học còn có các chuyên ngành Toán kinh tế khác như:
- Phân tích dữ liệu kinh tế
- Kinh tế công nghệ
- Kinh tế môi trường
- Kinh tế phát triển
Tố chất phù hợp học Ngành Toán Kinh Tế
Để có thể theo học cũng như theo đuổi các công việc của Ngành Toán Kinh Tế thì bạn cần phải đáp ứng được những tố chất sau đây:
Giỏi các môn tự nhiên
Học tốt và có đam mê với các con số, phép tính là vô cùng cần thiết với một chuyên ngành toán. Vì không chỉ trong kì thi đầu vào mà trong quá trình học cũng có rất nhiều môn học liên quan đến toán. Chính vì thế mà học tốt các môn tự nhiên là lợi thế khi vào ngành của bạn. Đặc biệt những công việc dành cho cử nhân Toán kinh tế đều phải làm việc với những con số liên tục.
Có khả năng chịu áp lực
Trách nhiệm đi đôi với áp lực. Đóng vai trò then chốt, các công việc của Ngành Toán Kinh Tế hầu hết đều phải chịu áp lực công việc khá lớn. Mỗi một tính toán, phân tích, tầm nhìn đều có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp, tổ chức. Để áp lực công việc không đè nén, không chen ngang vào cuộc sống thì người làm cần phải biết sắp xếp công việc hợp lý.
Có kỹ năng thu thập và xử lý thông tin
Với công việc liên quan đến thị trường kinh tế đầy biến động thì yêu cầu tiên quyết đối với các chuyên viên là nhạy bén với những thông tin để có thể đưa ra những lời khuyên tốt nhất cho doanh nghiệp.
Kỹ năng ngoại ngữ tốt.
Trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập toàn cầu, khả năng ngoại ngữ thì chính là điểm cộng cho bạn với các doanh nghiệp, đặc biệt là khi làm việc với doanh nghiệp nước ngoài.
Ngành Toán Kinh Tế đào tạo tại trường Kinh Tế - Luật (UEL)?
Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những trường đại học công lập hàng đầu Việt Nam đào tạo các ngành kinh tế. Đây là một lựa chọn sáng suốt để bạn gửi gắm khi chọn học chuyên Ngành Toán Kinh Tế.
Tổ hợp xét tuyển ngành toán kinh tế tại UEL
Ngành Thương mại điện tử thuộc khối ngành kinh tế, vì vậy thí sinh có thể lựa chọn một trong các khối thi sau để xét tuyển vào ngành này:
- A00: Toán, Lý, Hóa
- A01: Toán, Lý, Anh
- D01: Toán, Văn, Anh
- D07: Toán, Hóa, Anh
Chương trình đào tạo
Các phương thức xét tuyển Ngành Toán Kinh Tế của trường ĐH Kinh tế - Luật TPHCM
Hiện tại, UEL có 5 phương thức xét tuyển với 4 khối A00, A01, D00, D07. Cụ thể:
Ngành toán kinh tế là một ngành học hấp dẫn với nhiều cơ hội việc làm và mức lương cao. Nếu bạn có khả năng tư duy logic, khả năng tính toán và khả năng giải quyết vấn đề tốt, thì ngành toán kinh tế là một lựa chọn phù hợp cho bạn. Bên cạnh đó, Trường Đại học Kinh tế - Luật là một địa chỉ đào tạo uy tín, chất lượng cho hành trình chạm đến công việc mơ ước của bạn.
{ “@context”: “https://schema.org/”, “@type”: “CreativeWorkSeries”, “name”: “Ngành toán kinh tế là gì? Học ra trường làm nghề gì?”, “aggregateRating”: { “@type”: “AggregateRating”, “ratingValue”: “5”, “ratingCount”: “15”, “bestRating”: “5” }} { “@context”: “https://schema.org”, “@type”: “FAQPage”, “mainEntity”: [{ “@type”: “Question”, “name”: “Ngành Toán Kinh Tế là ngành gì?”, “acceptedAnswer”: { “@type”: “Answer”, “text”: “Ngành Toán Kinh Tế (hay còn được gọi là Toán ứng dụng trong kinh tế) là một lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng các phương pháp toán học để phân tích và giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực kinh tế. Đây là một phần của ứng dụng toán học trong thế giới thực, nơi các khái niệm và kỹ thuật toán học được áp dụng để hiểu và giải quyết các thách thức kinh tế.” } },{ “@type”: “Question”, “name”: “Mức lương hấp dẫn của các công việc ngành toán kinh tế”, “acceptedAnswer”: { “@type”: “Answer”, “text”: “Ngành toán kinh tế là một ngành học hấp dẫn với nhiều cơ hội việc làm và mức lương cao. Theo khảo sát của CareerBuilder, mức lương trung bình của các công việc ngành toán kinh tế tại Việt Nam dao động trong khoảng từ 10.000.000 - 35.000.000 triệu đồng/tháng. Mức lương cụ thể còn phụ thuộc vào vị trí, kinh nghiệm, năng lực và quy mô doanh nghiệp.” } }] }