Vắc xin HPV được đánh giá có tính an toàn cao, hiệu quả bảo vệ hơn 90% giúp phụ nữ phòng ngừa các bệnh ung thư nguy hiểm, đặc biệt là ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên với phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt thì tiêm HPV có ảnh hưởng gì không? Đến tháng có tiêm HPV được không là vấn đề được nhiều chị em phụ nữ đặc biệt quan tâm khi có nhu cầu tiêm vắc xin HPV để phòng bệnh.
Bài viết được tư vấn bởi BS Nguyễn Văn Mác Toàn - Quản lý Y khoa vùng 1 khu vực miền Trung - Tây Nguyên, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC.
Đang đến tháng có tiêm HPV được không?
Có! Việc đến kỳ kinh nguyệt hay “đến tháng” không nằm trong các trường hợp chống chỉ định/ hoãn tiêm hoặc thận trọng khi sử dụng vắc xin HPV. Bởi các nghiên cứu cho thấy kinh nguyệt không ảnh hưởng đến tính sinh miễn dịch của vắc xin HPV cũng như hiệu quả vắc xin HPV đối với đối tượng được tiêm chủng. Chính vì vậy, phụ nữ nếu đang trong kỳ kinh nguyệt, sức khỏe bình thường vẫn có thể tiêm vắc xin HPV theo đúng lịch hẹn của bác sĩ.
Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe trong quá trình tiêm chủng, người tiêm sẽ cần được khám sàng lọc trước tiêm. Lúc này người tiêm chủng cần thông báo đầy đủ với bác sĩ các thông tin quan trọng liên quan đến sức khỏe, lịch sử tiêm chủng hoặc có đang mắc một hay một số bệnh lý khác không để được tiêm chủng vắc xin phù hợp và chính xác nhất.
Bởi thực tế có những trường hợp phụ nữ đang trong chu kỳ kinh nguyệt nhưng bị các cơn đau bụng hành gây khó chịu, mệt mỏi, uể oải, thiếu máu, thiếu sắt, thiếu ngủ khiến sức khỏe không đảm bảo hoặc đang mắc bệnh cần phải điều trị thì nên lùi lịch tiêm phòng HPV theo sự hướng dẫn của bác sĩ để tránh các tình huống không mong muốn có thể xảy ra sau khi tiêm vắc xin.
Việc dời lịch tiêm vắc xin HPV được nhận định là không làm giảm hoặc mất đi hiệu quả của vắc xin. Vì vậy, người tiêm vaccine hoàn toàn có thể yên tâm chờ cho đến khi sức khỏe ổn định để tiếp tục tiêm vắc xin mà không cần phải tiêm vacxin lại từ đầu.
Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh CDC (Hoa Kỳ), tính an toàn của vắc xin HPV đã được nghiên cứu kỹ lưỡng. Cả 2 loại vắc xin Gardasil (Mỹ) ra mắt vào năm 2006 và Gardasil 9 (Mỹ) ra mắt vào năm 2014 đều trải qua nhiều năm thử nghiệm lâm sàng trước khi được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt và cấp phép đưa vào sử dụng tại các quốc gia trên thế giới. Kể cả sau khi được cấp phép, CDC và FDA tiếp tục theo dõi độ an toàn cũng như mọi vấn đề liên quan có thể xảy ra sau khi tiêm chủng.
Là Hệ thống trung tâm tiêm chủng an toàn, uy tín, chất lượng hàng đầu Việt Nam, VNVC được hàng chục triệu Khách hàng tin tưởng, lựa chọn khi là đơn vị tiêm chủng đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam tiên phòng xây dựng và thực hiện quy trình tiêm chủng an toàn 8 bước khép kín, được kiểm soát nghiêm ngặt và thực hiện đúng theo quy định của Bộ Y tế nhằm đảm bảo tính an toàn ở mức tối đa.
Do đó, 100% Khách hàng đến tiêm vắc xin HPV phòng bệnh tại VNVC đều được các bác sĩ có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm khám sàng lọc miễn phí trước tiêm chủng, đảm bảo người tiêm có đủ điều kiện sức khỏe để được tiêm chủng.
Tại phòng tiêm, VNVC tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc 3 đúng trong thực hành tiêm chủng “đúng loại vắc xin - đúng đường tiêm - đúng liều lượng sử dụng”. Do đó, trước khi tiến hành tiêm vắc xin, điều dưỡng sẽ cùng người tiêm thực hiện đối chiếu, kiểm tra chéo các thông tin quan trọng đến vắc xin bao gồm tên vắc xin, nhà sản xuất, ngày sản xuất, hạn sử dụng, tính vẹn toàn, cảm quan trên vỏ hộp và lọ vắc xin,… để đảm bảo vắc xin trước khi được tiêm cho Khách hàng phải đạt chất lượng tốt nhất.
Sau tiêm vắc xin, người tiêm cần ở lại điểm tiêm chủng ít nhất 30 phút để được theo dõi sức khỏe, các phản ứng sau tiêm có thể xảy ra và kịp thời xử trí trong trường hợp cần thiết. Trong trường hợp, người tiêm có sức khỏe ổn định các nhân viên y tế sẽ hướng dẫn cách theo dõi sức khỏe và các phản ứng sau tiêm tại nhà tối thiểu trong 48 giờ tiếp theo. Nếu có bất kỳ phản ứng sau tiêm bất thường nào, người tiêm cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế hoặc bệnh viện gần nhất để được cấp cứu kịp thời.
Ngoài ra, người tiêm cũng có thể liên hệ trực tiếp đến hệ thống tổng đài, hoặc fanpage hoạt động 24/7 của VNVC để được hỗ trợ nhanh nhất. Chính vì vậy, Khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm khi tin tưởng, lựa chọn VNVC để tiêm vắc xin HPV nói riêng và các loại vắc xin quan trọng khác cho trẻ em và người lớn nói riêng.
Để được tư vấn, đặt lịch tiêm chủng vắc xin, đăng ký gói vắc xin hoặc tham gia các chương trình ưu đãi, Khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với VNVC qua:
- Hotline: 028 7102 6595;
- Fanpage: VNVC - Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn;
- Tra cứu trung tâm tiêm chủng VNVC gần nhất tại đây;
- Để đặt mua vắc xin và tham khảo các sản phẩm vắc xin, Quý khách vui lòng truy cập: vax.vnvc.vn.
Quý Khách hàng có thể tải VNVC Mobile App dễ dàng bằng 2 link sau:
- IOS (iPhone, iPad,…): https://bit.ly/VNVC_APPSTORE
- Android (Oppo, Samsung, Sony,…): https://bit.ly/VNVC_GGPLAY
Thời điểm nào thích hợp để tiêm vắc xin HPV?
Bên cạnh thắc mắc đến tháng có tiêm HPV được không thì nhiều Khách hàng cũng có chung một nỗi băn khoăn khác là thời điểm nào thích hợp để tiêm vắc xin HPV phòng bệnh. Các chuyên gia cho biết để vắc xin đạt hiệu quả phòng bệnh tối ưu nhất cần thỏa mãn 2 tiêu chí là tiêm chủng càng sớm càng tốt và tiêm đúng theo độ tuổi được nhà sản xuất khuyến cáo.
Hiện nay, tại Việt Nam, vacxin HPV được chỉ định tiêm cho nam và nữ từ 9-45 tuổi, trong đó 9-14 tuổi là độ “tuổi vàng” thích hợp nhất để tiêm vắc xin HPV, hiệu quả phòng bệnh kéo dài lên đến 30 năm. Bởi đây là giai đoạn trẻ chưa quan hệ tình dục, chưa tiếp xúc với HPV nên tỷ lệ phơi nhiễm là rất thấp, đồng thời đây cũng là giai đoạn khả năng sinh miễn dịch sau tiêm mạnh nhất.
Do đó, bố mẹ hoặc người giám hộ trẻ nên cho trẻ đi tiêm vaccine HPV theo đúng độ tuổi được chỉ định mà không cần chờ đến khi có kinh nguyệt hoặc chỉ tiêm khi đã có quan hệ tình dục vì đường lây của HPV rất đa dạng, không chỉ lây nhiễm khi đã quan hệ tình dục.
Đối với người từ 15-45 tuổi, các nghiên cứu đều chỉ ra rằng vắc xin HPV vẫn đạt hiệu quả bảo vệ cao đến hơn 90% giúp phòng ngừa các chủng HPV nguy hiểm cũng như ngăn chặn khả năng tái nhiễm hoặc nhiễm chủng HPV mới. Đối với nam giới tiêm vắc xin HPV không những giúp bảo vệ khỏi các chủng HPV nguy hiểm mà còn giúp ngăn chặn việc lây nhiễm cho bạn tình/ bạn đời bởi hiện nay chưa có bất kỳ phương pháp xét nghiệm sàng lọc nào cho nam giới chính thức được phê duyệt.
Ngoài ra, các chuyên gia cho biết thêm, bất kể người tiêm là nam, nữ đã quan hệ tình dục hay đã từng sinh con đều có thể tiêm vắc xin HPV mà không cần thực hiện các xét nghiệm hoặc thăm khám phụ khoa trước khi tiến hành tiêm chủng. Trong trường hợp này, khả năng đáp ứng miễn dịch ở người tiêm được chứng minh vẫn ở mức cao.
Tiêm phòng HPV có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không?
KHÔNG! Cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có bất kỳ nghiên cứu nào ghi nhận về việc tiêm vắc xin phòng HPV ảnh hưởng có đến chu kỳ kinh nguyệt hoặc, chậm kinh, mãn kinh sớm, gây vô sinh hay làm ảnh hưởng đến quá trình trẻ em dậy thì.
Thống kê cho thấy, sau khi tiêm vắc xin HPV, người tiêm chỉ xuất hiện một số phản ứng sau tiêm ở tại vết tiêm và toàn thân thường gặp, không quá nghiêm trọng như:
- Phản ứng tại chỗ tiêm: xuất hiện quầng đỏ, đau hoặc sưng;
- Phản ứng toàn thân: sốt nhẹ, nổi mề đay, đau đầu, mệt mỏi, đau cơ, đau khớp, buồn nôn và nôn; rối loạn dạ dày, ruột,…
Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết đây đều là những phản ứng sau tiêm nhẹ, thường gặp và không ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêm hay làm ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của các chị em phụ nữ.
Do đó, nếu sau khi tiêm vắc xin HPV nếu xuất hiện các triệu chứng thông thường kể trên thì không nên quá lo lắng, thay vào người tiêm có thể áp dụng một số phương pháp tại chỗ như uống thuốc hạ sốt, chườm mát, lau mát cơ thể, hạn chế vận động, nghỉ ngơi hợp lý để cải thiện các triệu chứng khó chịu. Khoảng 1,2 ngày sau tiêm, các triệu chứng này sẽ giảm hẳn và biến mất mà không cần phải điều trị.
Trong một số trường hợp cực kỳ hiếm gặp, người tiêm có thể xuất hiện một số triệu chứng bất thường cần khẩn trương cấp cứu kịp thời để được xử trí kịp thời, tuy nhiên xác suất xảy ra trường hợp này là rất thấp.
Một số lưu ý trước và sau khi tiêm vắc xin HPV
Để vắc xin phát huy được hiệu quả bảo vệ tốt nhất, đồng thời giúp giảm thiểu các vấn đề không mong muốn có thể xảy ra làm ảnh hưởng đến sức khỏe, các chuyên gia lưu ý người tiêm vắc xin HPV cần lưu ý một số vấn đề trước và sau tiêm chủng như sau:
1. Lưu ý trước khi tiêm
- Nên chọn tiêm vắc xin HPV tại trung tâm tiêm chủng uy tín được nhiều Khách hàng đánh giá cao, tin tưởng lựa chọn bởi nguồn cung ứng các loại vắc xin dồi dào, chất lượng cao được bảo quản nghiêm ngặt trong hệ thống kho lạnh và dây chuyền lạnh bảo quản nghiêm ngặt. Đặc biệt là đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng viên có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm sẽ tư vấn, chỉ định loại vắc xin phù hợp và chính xác cho từng đối tượng tiêm chủng, hạn chế tối đa các trường hợp không mong muốn có thể xảy ra.
- Trước ngày đi tiêm, người tiêm cần nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, tập luyện thể dục thể thao để tăng cường hệ miễn dịch, đảm bảo cơ thể có đủ điều kiện sức khỏe để tiêm vắc xin HPV.
- Người tiêm vắc xin cần mang theo sổ tiêm chủng, sổ khám bệnh, đơn thuốc và các giấy tờ tùy thân có liên quan và cung cấp các thông tin cần thiết về sức khỏe với bác sĩ, bởi đây là dữ liệu quan trọng để giúp bác sĩ đưa ra chỉ định tiêm hoặc hoãn tiêm vắc xin. Các trường hợp đang đến chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể mệt mỏi, uể oải không đảm bảo sức khỏe, người tiêm cũng cần trao đổi kỹ với bác sĩ để được sắp xếp dời lịch tiêm phù hợp.
2. Lưu ý sau khi tiêm
- Sau khi tiêm vắc xin HPV, người tiêm cần ở lại điểm tiêm chủng tối thiểu 30 phút để được theo dõi các phản ứng sau tiêm và sức khỏe của người tiêm chủng. Trong trường hợp, người tiêm có sức khỏe ổn định các nhân viên y tế sẽ hướng dẫn cách theo dõi sức khỏe và các phản ứng sau tiêm tại nhà tối thiểu trong 48 giờ tiếp theo. Nếu có bất kỳ phản ứng sau tiêm bất thường nào, người tiêm cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế hoặc bệnh viện gần nhất để được cấp cứu kịp thời.
- Hạn chế quan hệ tình dục sau khi tiêm vắc xin HPV bởi vắc xin sau khi tiêm vào cơ thể cần một khoảng thời gian trung bình 2-4 tuần để hệ thống miễn dịch hoạt động, sinh kháng thể và ghi nhớ miễn dịch (đáp ứng với miễn dịch ở mỗi cá nhân là khác nhau nên khoảng thời gian này có thể sẽ thay đổi). Do đó, nếu quan hệ tình dục trong thời điểm này nên sử dụng biện pháp an toàn như bao cao su để bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của HPV.
- Đối với phụ nữ đã lập gia đình hay đã quan hệ tình dục, cần khám phụ khoa định kỳ theo đúng chỉ định. Thực hiện các xét nghiệm cần thiết giúp phát hiện sớm các bệnh lý phụ khoa để có phương án điều trị kịp thời.
- Tăg cường sức đề kháng bằng cách xây dựng chế độ dinh dưỡng, khoa học, tập thói quen thể dục thường xuyên nâng cao thể lực, tránh làm việc quá sức, căng thẳng, mệt mỏi thay vào đó cần nghỉ ngơi hợp lý, thư giãn. Đây chính là cách phòng bệnh hiệu quả giúp ngăn ngừa các bệnh ung thư nói chung và ung thư cổ tử cung nói riêng an toàn, hiệu quả.
Bài viết trên đã cung cấp các thông tin cần thiết liên quan đến vắc xin HPV cũng như giải đáp thắc mắc đến tháng có tiêm HPV được không. Vắc xin HPV là rất cần thiết để bảo vệ trẻ em, phụ nữ và nam giới tránh khỏi những căn bệnh nguy hiểm liên quan đến virus HPV. Mới đây, Bộ Y tế đã chính thức phê duyệt mở rộng chỉ định tiêm vắc xin Gardasil 9 ngừa HPV cho người 27-45 tuổi giúp tăng cơ hội phòng bệnh cho người lớn, đồng thời cập nhật khuyến cáo y khoa của thế giới về việc mở rộng độ tuổi tiêm chủng.