Diễn Thế Sinh Thái Là Gì? Nguyên Nhân, Kết Quả Và Bài Tập Trắc Nghiệm
1. Khái niệm diễn thế sinh thái
Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã sinh vật qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường.Cùng với quá trình biến đổi của quần xã trong diễn thế là quá trình biến đổi về các điều kiện tự nhiên của môi trường.
2. Nguyên nhân gây ra diễn thế sinh thái
Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến quá trình diễn thế sinh thái: nguyên nhân bên ngoài và nguyên nhân bên trong.
2.1. Nguyên nhân bên ngoài
- Thường liên quan đến các hiện tượng bất thường của môi trường ngoài như: bão, lũ lụt, cháy, ô nhiễm… Nguyên nhân bên ngoài làm cho quần xã trở lại hoặc bị huỷ hoại hoàn toàn, buộc quần xã phải khôi phục lại từ đầu. Ví dụ: Rừng tràm U Minh sau 4 - 5 năm bị cháy trụi đã tự phục hồi dưới dạng rừng thứ sinh.- Hoạt động khai thác tài nguyên của con người cũng là nguyên nhân gây ra diễn thế của quần xã.
2.2. Nguyên nhân bên trong (nội tại)
- Là sự cạnh tranh giữa các loài trong quần xã. Trong điều kiện môi trường tương đối ổn định, loài ưu thế thường làm cho điều kiện môi trường biến đổi mạnh quá đến mức gây bất lợi cho chính bản thân của loài đó “Tự đào huyệt chôn mình”, điều này lại thuận lợi cho loài ưu thế khác có sức cạnh tranh cao hơn thay thế.
3. Các kiểu diễn thế sinh thái và ví dụ
3.1. Diễn thế nguyên sinh
Diễn thế sinh thái nguyên sinh là diễn thế sinh thái mà khởi đầu diễn thế bắt đầu từ môi trường chưa có sinh vật.Quá trình diễn thế diễn ra theo các giai đoạn sau: Ví dụ: Diễn thế nguyên sinh được nhà sinh thái học người Anh A.G.Tansley (1935) mô tả đã ...
3.2. Diễn thế thứ sinh
Là dạng diễn thế mà khởi đầu tại môi trường đã có một quần xã sinh vật đã từng sinh sống trước đó.Do tác động của những sự thay đổi trong tự nhiên hoặc do hoạt động khai thác quá mức của con người dẫn đến mức hủy diệt của quần xã. Tiếp đến là các quần ...
4. Kết quả của diễn thế sinh thái
- Kết quả của diễn thế sinh thái là thiết lập cân bằng mới bởi vì thực chất của quá trình diễn thế sinh thái là việc thay thế các dạng quần xã mới và cuối cùng tiến đến một quần xã ổn định.- Kết quả của diễn thế nguyên sinh là hình thành quần xã tương đối ổn định.- Kết quả của diễn thế thứ sinh là có thể hình thành quần xã tương đối ổn định tuy nhiên thường thì các quần xã được hình thành sẽ bị suy thoái -> quần xã suy thoái. Những xu hướng biến đổi chính trong quá trình diễn thế sinh thái để thiết lập trạng thái cân bằng:
5. Ý nghĩa và tầm quan trọng của việc nghiên cứu diễn thế sinh thái
Biết được quy luật phát triển của quần xã sinh vật, dự đoán được các quần xã tồn tại trước đó với quần xã sẽ thay thế trong tương lai để từ đó có thể:- Giúp ta xây dựng chiến lược phát triển kinh tế nông - lâm - ngư nghiệp có cơ sở khoa học.- Chủ động điều khiển diễn thế theo hướng có lợi cho việc khai thác, sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường phát triển bền vững.
6. Một số bài tập và câu hỏi trắc nghiệm về diễn thế sinh thái (có lời giải và đáp án)
Câu hỏi:1. Hoạt động khai thác tài nguyên không hợp lý của con người có thể coi là hành động "tự đào huyệt chôn mình" của diễn thế sinh thái được không? Tại sao?Hướng dẫn giải chi tiết:Hoạt động khai thác tài nguyên không hợp lý của con người có thể coi là...
Bạn đã thích câu chuyện này ?
Hãy chia sẻ bằng cách nhấn vào nút bên trên
Truy cập trang web của chúng tôi và xem tất cả các bài viết khác!