Soạn bài Cuộc chạm trán trên đại dương ngắn nhất

1. Soạn bài Cuộc chạm trán trên đại dương tác giả tác phẩm

1. Tác giả- GiuynVéc-nơ (1828-1905), Pháp- Tâm hồn bay bổng cộng với trí tưởng tượng phong phú-> dành nhiều thời gian để tập tành sáng tác các tác phẩm kịch, thơ văn- Dùng ngòi bút của mình để viết lên những chuyến phiêu lưu để thỏa mãn đam mê.-...

Đọc thêm

Bố cục bài Cuộc chạm trán trên đại dương

Phần 1 (từ đầu đến “nhưng nó vẫn phớt lờ”):? cuộc rượt đuổi “con cá” của chiếc tàu chiến .- Phần 2 (tiếp theo đến “khi rơi xuống nước”):? cuộc đọ sức giữa tàu chiến và “con cá”.- Phần 3 (còn lại):? phát hiện sự thật về “con cá”.

Đọc thêm

2. Tóm tắt văn bản Cuộc chạm trán trên đại dương

Đọc thêm

3. Soạn văn 7 tập 2 bài Cuộc chạm trán trên đại dương

Trước khi đọc

Đọc thêm

Nếu là một nhà phát minh, em muốn chế tạo sản phẩm khoa học gì cho tương lai?

Nếu là một nhà phát minh, em muốn chế tạo ra Cỗ máy thời gian, Cánh cửa thần kì giúp con người có thể di chuyển đến các địa điểm khác nhau chỉ trong chốc lát. Như vậy vừa giúp tiết kiệm thời gian công sức của con người lại vừa giúp giảm thiểu khí thải chống ô nhiễm môi trường.

Đọc thêm

Các nhà khoa học nhận định rằng sự sống đầu tiên trên Trái Đất nảy sinh từ đại dương. Nhận định đó gợi cho em những suy nghĩ gì?

Nhận định đó của những nhà khoa học đã cho em nhận thấy được sự sống đầu tiên trên Trái Đất là được xuất phát từ đại dương. Đại dương chính là khởi nguồn của sự sống, Trái Đất trước đây được chìm trong mực nước biển.

Đọc thêm

Đọc hiểu văn bản Cuộc chạm trán trên đại dương

Câu 1. Con cá thiết kình này có gì khác thường?Con cá thiết kình tắt phụt đèn, được bọc bằng thépCâu 2. Mũi lao đã đâm trúng vật gì?Mũi lao được phi lên không trung, đâm trúng vào một vật kim loại.Câu 3. Hình dung hình dáng bên ngoài của chiếc tàu ngầm- Thân rắn như đá, không mềm như cá voi- Cái lưng đen bóng nhẵn thín, phẳng lì, gõ xuống kêu boong boong, được ghép bằng thép láCâu 4. Điều em dự đoán khi đọc phần (2) của văn bản có phù hợp với điều được các nhân vật khám phá ở đây không?Phát hiện của các nhân vật khá nằm ngoài dự đoán của em, con cá có rất nhiều điều lạ lùng theo lời kể của nhân vật trong đoạn (2), thế nhưng tác giả đã đưa người đọc đến một sự đặc biệt về con cá kì lạ đó.

Đọc thêm

4. Soạn bài Cuộc chạm trán trên đại dương trang 33

Đọc thêm

Câu 1 trang 33 SGK văn 7 tập 2 KNTT

Đọc phần (1) của văn bản và nêu những chi tiết miêu tả hình dáng lạ lùng của con cá thiết kình.Trả lờiNhững chi tiết miêu tả hình dáng lạ lùng của con cá thiết kình.- Không dài quá tám mươi mét.- Chiều ngang hơi khó xác định.- Rắn như đá, không mềm như cá voi.- Đen bóng, nhẵn thín, phẳng lì, không có vảy.- Được ghép lại bằng thép lá, gõ kêu bong bong.- Quẫy mạnh làm nước biển sủi bọt- Lượn hình vòng cung, để lại phía sau một vệt sáng lấp lánh.- Hai lỗ mũi nó vọt lên hai cột nước cao tới bốn mươi mét.

Đọc thêm

Câu 2 trang 33 SGK văn 7 tập 2 KNTT

Cuộc chạm trán trên đại dương dẫn ba nhân vật Pi-e A-rôn-nác, Công-xây và Nét Len vào cuộc phiêu lưu trong không gian nào? Lúc ấy, không gian này quen thuộc hay xa lạ với họ?Trả lời- Không gian: trong khoang chiếc tàu ngầm và sau đó là dưới đáy biển sâu.- Lúc ấy, chiếc tàu ngầm tối tân và hiện đại được điều khiển hoàn toàn bằng điện năng khiến họ vô cùng kinh ngạc; bởi điện chưa phải là năng lượng chủ yếu của công nghiệp thời bấy giờ (những năm 60 của thế kỉ XIX).

Đọc thêm

Câu 3 trang 33 SGK văn 7 tập 2 KNTT

Nhan đề Hai vạn dặm dưới biển đã thể hiện ước mơ gì của Giuyn Véc-nơ và những người cùng thời với ông? Ước mơ ấy ngày nay đã được hiện thực hóa như thế nào?Trả lời- Đây hẳn là ước mơ chinh phục đáy biển sâu của Giuyn Véc-nơ và những người đương thời.- Ngày nay nhân loại vẫn đang không ngừng nỗ lực để đạt được ước mơ ấy: không chỉ khám phá đáy biển mà còn du hành quanh thế giới dưới biển sâu.

Đọc thêm

Câu 4 trang 33 SGK văn 7 tập 2 KNTT

Theo em, nhà văn đã sáng tạo ra hình ảnh chiếc tàu ngầm dựa trên cơ sở hiện thực nào?Trả lờiNhà văn đã sáng tạo ra hình ảnh chiếc tàu ngầm dựa trên cơ sở khoa học về công nghệ chế tạo tàu biển. Vào thời điểm Giuyn Véc-nơ cho ra đời tác phẩm Hai vạn dặm dưới biển, thế giới đã có tàu chạy dưới mặt nước nhưng vô cùng thô sơ (di chuyển chậm nhờ mái chèo), không hiện đại và tối tân như tàu ngầm Nau-ti-luýt (chạy bằng động cơ điện với vận tốc rất cao).

Đọc thêm

Câu 5 trang 33 SGK văn 7 tập 2 KNTT

Nêu tác dụng của việc nhà văn đã để cho một nhà khoa học vào vai người kể chuyện ngôi thứ nhất.Trả lời- Người kể chuyện ngôi thứ nhất đồng thời là vị giáo sư, trực tiếp xuất hiện và tham gia vào diễn biến cốt truyện, vì thế câu chuyện về ...

Đọc thêm

Câu 6 trang 33 SGK văn 7 tập 2 KNTT

Liệt kê những câu văn thể hiện tư duy lô-gic đặc trưng của truyện khoa học viễn tưởng trong đoạn kể lại những phán đoán của nhân vật giáo sư Pi-e A-rôn-nác - người kể chuyện - về chiếc tàu ngầm.Trả lờiNhững câu văn thể hiện tư duy lo-gic theo đặc trưng của truyện khoa học viễn tưởng:- Khả năng suy nghĩ của tôi bỗng trở lại ngay, trí nhớ được hồi phục- Nếu vậy thì tôi phải xếp quái vật này vào loại bò sát như rùa hay cá sấu.- Cái mà người ta vẫn tưởng là động vật, là quái vật, là hiện tượng kì lạ của thiên nhiên, cái đã làm cho cả thế giới bác học bế tắc đã kích động óc tưởng tượng của các thủy thủ…- Nhưng nếu đó là cái mai bằng xương của loài động vật thời cổ đại thì sao?

Đọc thêm

Câu 7 trang 34 SGK văn 7 tập 2 KNTT

Đề tài của tác phẩm Hai vạn dặm dưới biển là gì? Hiện nay, đề tài đó có còn nhận được sự quan tâm đặc biệt của chúng ta nữa hay không? Vì sao?Trả lờiTác phẩm Hai vạn dặm dưới biển viết về đề tài phát kiến khoa học công nghệ ...

Đọc thêm

Câu 8 trang 34 SGK văn 7 tập 2 KNTT

Theo em, con người cần làm gì để vừa chinh phục đại dương vừa không làm ảnh hưởng đến môi trường biển?Trả lờiCùng chung tay bảo vệ môi trường Trái Đất nói chung, môi trường biển nói riêng ngay từ những việc nhỏ bé nhất hằng ngày như không dùng chai nhựa sử dụng một lần và túi ni lông. Trong tình hình chủ quyền biển đảo đang được đặt lên hàng đầu như hiện nay, nhận thức được vai trò của kinh tế biển và an ninh hàng hải. Bên cạnh việc phát triển lực lượng hải quân trên mặt biển và lực lượng kiểm ngư vững mạnh, tối tân hoá tàu ngầm cũng là một trong những mối quan tâm hàng đầu của Chính phủ Việt Nam nhằm bảo vệ môi trường biển khỏi các hoạt động gây mất an ninh hàng hải và chủ quyền biển đảo.

Đọc thêm

5. Viết kết nối với đọc trang 34 SGK văn 7 tập 2 Kết nối tri thức

Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) kể tiếp (theo tưởng tượng của em) về sự kiện diễn ra sau tình huống nhân vật “tôi”, Công-xây và Nét Len bị kéo vào bên trong con tàu ngầm.Bài làmSau khi vào trong chiếc tàu ngầm, tôi đã phải sửng sốt về nó. Ở trong tàu ...

Đọc thêm

Bạn đã thích câu chuyện này ?

Hãy chia sẻ bằng cách nhấn vào nút bên trên

Truy cập trang web của chúng tôi và xem tất cả các bài viết khác!

cdsphagiang