Soạn bài Chiếu dời đô| Văn 8 tập 1 cánh diều
1. Soạn bài Chiếu dời đô: Chuẩn bị
Đọc trước văn bản Chiếu dời đô, tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Lý Công Uẩn giúp cho việc đọc hiểu văn bản này.
Trả lời:- Lí Công Uẩn: (974 - 1028) tức Lí Thái Tổ, ông là người châu Cổ Pháp, giải phóng Bắc Giang (nay là đảo Đình Sơn, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh).- Cuộc đời: Lên 3 tuổi, Lí Công Uẩn được Lý Khánh Văn ở chùa Cổ Pháp nhận nuôi, từ nhỏ đã thông minh, tuấn tú khác thường. Năm lên 6, 7 tuổi, Công Uẩn được gửi sang nhà sư ở chùa Lục Tổ là Vạn Hạnh, thấy Công Uẩn, sư Lý Vạn Hạnh liền khen ngợi: “Đứa bé này không phải người thường, lớn lên ắt có thể giải nguy gỡ rối, làm bậc minh chủ trong thiên hạ”.- Phong cách sáng tác: chủ yếu là để ban bố mệnh lệnh, thể hiện rõ tư tưởng chính trị lớn lao, có ảnh hưởng đến vận nước.>> Xem thêm: Soạn văn 8 cánh diều
2. Soạn bài Chiếu dời đô: Đọc hiểu
2.1 Tác giả nêu lên việc dời đô của các triều đại xưa nhằm mục đích gì?
Trả lời:Việc tác giả nêu lên việc dời đô của các triều đại xưa trong tác phẩm Chiếu dời đô không chỉ thể hiện sự am hiểu lịch sử của Lý Thái Tổ mà đó còn là minh chứng cho mục đích cao cả, tầm nhìn chiến lược của ông trong việc dời đô từ Hoa Lư về Đại La. Việc rời đô này góp phần xây dựng một quốc gia hùng mạnh, thịnh vượng, đồng thời mở ra được tương lai lâu bền cho những thế hệ sau.
2.2 Chú ý nguyên nhân của việc dời đô.
Trả lời:Tác giả đã đưa ra nguyên nhân của việc dời đô:- Chiếu dời đô nhấn mạnh vị trí của Đại La là trung tâm của đất trời, thuận lợi về giao thông, giao thương: "giao thông bốn phương", "bốn bề núi non sông bao bọc".- Vị trí này giúp dễ dàng kiểm soát ...
2.3 Thành Đại La có lợi thế như thế nào?
Trả lời:Những lợi thế của Thành Đại La:- Là nơi mà Cao Vương từng định đô.- Vị trí địa lí: là trung tâm của đất trời, mở ra 4 phương của đất nước, vừa có sông vừa có núi, đất rộng mà bằng phẳng, cao mà thoáng, có thể tránh được lụt lội, chật chội. → được coi là thế đất đẹp, rất có tương lai phát triển thịnh vượng- Về phong thủy: theo quan niệm phong thủy có thế rồng cuộn hổ ngồi.- Về sự giàu có: muôn vật phong phú, tươi tốt.- Về chính trị: đây là nơi tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước. → Thành Đại La hội tụ đủ những ưu thế vượt trội của một vùng đất xứng đáng kinh đô của đất nước.
2.4 Câu hỏi kết thúc văn bản thể hiện điều gì?
Trả lời:Tác giả Lý Công Uẩn đã kết thúc bài chiếu bằng câu hỏi: “Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?” Đây là một cách kết thúc văn bản cho thấy được sự đức độ của một vị vua anh minh, lỗi lạc. Vì chiếu chí...
3. Soạn bài Chiếu dời đô: Trả lời câu hỏi cuối bài
3.1 Câu 1 trang 119 SGK văn 8/1 Cánh diều:
“Bài Chiếu dời đô viết về sự kiện gì? Tại sao Lý Công Uẩn lại phải dùng thể chiếu?”Trả lời:- Văn bản Chiếu dời đô viết về sự kiện: vào năm Canh Tuất niên hiệu Thuận Thiên thứ nhất (năm 1010), vua Lý Công Uẩn đã viết bài chiếu nhằm bày tỏ ý định dời đô...
3.2 Câu 2 trang 119 SGK văn 8/1 Cánh diều:
“Dựa vào nội dung phần (1) và (2) của bài chiếu, hãy trình bày lí do cần dời đô.”Trả lời:Lý do cần dời đô theo phần (1) và (2) của bài Chiếu dời đô:- Lý do lịch sử:+ "Xưa nhà Thương... không thể không dời đổi": Lịch sử các triều đại Trung Quốc đã chứng ...
3.3 Câu 3 trang 119 SGK văn 8/1 Cánh diều:
“Trong phần (3) của bài chiếu, để thuyết phục triều đình về việc chọn kinh đô mới, Lý Công Uẩn đã nêu lên những lí lẽ và bằng chứng như thế nào?”Trả lời:- Lí lẽ: Vua Lý Công Uẩn đã chỉ ra Thành Đại La có những lợi thế tuyệt vời mà khó nơi nào có được....
3.4 Câu 4 trang 119 SGK văn 8/1 Cánh diều:
“Văn bản Chiếu dời đô thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa lí trí và tình cảm như thế nào?”Trả lời:- Văn bản Chiếu dời đô đã thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa lí trí và tình cảm trong cách Lí Công Uẩn đưa ra những lời lẽ, dẫn chứng phù hợp với hoàn cảnh củ...
3.5 Câu 5 trang 119 SGK văn 8/1 Cánh diều:
“Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 - 10 dòng) nêu lên ý nghĩa, tác dụng việc dời đô của Lý Công Uẩn.”Trả lời:Việc rời đô của Lý Công Uẩn hay vua Lý Thái Tổ là một việc làm có ý nghĩa vô cùng lớn cũng như có tác động tích cực tới đất nước ta. Khi đó, kinh...
Bạn đã thích câu chuyện này ?
Hãy chia sẻ bằng cách nhấn vào nút bên trên
Truy cập trang web của chúng tôi và xem tất cả các bài viết khác!