Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), giai đoạn từ 2011 đến 2020 được xem là “thập niên xương khớp”. Điều này phản ánh một thực trạng mắc bệnh xương khớp ngày càng phổ biến và có xu hướng trẻ hóa nhiều hơn. Trong đó, các bệnh lý như thoái hóa khớp, loãng xương, bệnh gout, thoát vị đĩa đệm hay viêm khớp dạng thấp không chỉ gây ra đau đớn kéo dài, mà còn tăng nguy cơ tàn phế hàng đầu.
Vì vậy, một khuyến nghị cấp thiết dành cho mọi người là hãy chủ động bảo vệ và chăm sóc sức khỏe xương khớp ngay từ sớm. Đây là cách giúp bạn duy trì một hệ xương linh hoạt và dẻo dai, đồng thời ngăn ngừa nhiều căn bệnh nguy hiểm.
1. Lý do nên chăm sóc sức khỏe xương khớp mỗi ngày?
Hệ xương khớp đóng vai trò quan trọng trong cơ thể như nâng đỡ và hỗ trợ chuyển động linh hoạt; bảo vệ cơ quan bên trong như não, tim và tủy sống; đồng thời đây cũng là nguồn dự trữ Canxi dồi dào.
Tuy nhiên, giống như cỗ máy hoạt động nhiều trong thời gian dài, hệ xương khớp khó tránh khỏi tình trạng hư hại. Cùng với giai đoạn 30 tuổi, quá trình hình thành các xương chậm hơn so với quá trình phân hủy, dẫn đến mật độ xương giảm đi, làm cho chức năng của xương giảm theo và gây ra hàng loạt bệnh lý xương khớp. Lúc này, giữ gìn và tăng cường sức khỏe cho xương là việc làm cần thiết, nhằm giảm thiểu dấu hiệu thoái hóa, các bệnh lý xương khớp, loãng xương.
>> Tìm hiểu thêm: Tại sao người cao tuổi thường bị loãng xương?
Một lý do nữa để mỗi người phải chăm sóc xương khớp từ bây giờ, đó là hệ xương dễ bị tổn hại từ lối sống sinh hoạt. Khi chúng ta ăn thừa hoặc thiếu chất, đi kèm thói quen ít vận động, thường xuyên mang giày cao gót, làm việc quá sức hay vận động sai tư thế… đều có thể khiến khớp xương chịu áp lực nặng nề, dẫn đến xương ngày càng yếu đi, giòn và dễ gãy.
Vì thế, không chỉ chăm sóc và bảo vệ xương, mỗi người cũng phải thay đổi chế độ dinh dưỡng và vận động khoa học. Càng xây dựng thói quen tốt thì càng duy trì sức khỏe xương khớp lâu dài.
Có thể bạn quan tâm: > Tác hại của giày cao gót không phải ai cũng biết > Ngồi sai tư thế gây gù lưng, vẹo cột sống > Khi nào cần khám xương khớp, cột sống?2. Hướng dẫn cách chăm sóc và bảo vệ sức khỏe xương khớp
Để bảo vệ xương khớp khỏe mạnh, ngăn ngừa nguy cơ thoái hóa, bạn nên tham khảo 7 lời khuyên sau đây:
2.1. Xây dựng chế độ dinh dưỡng tốt cho xương khớp
Đừng ngạc nhiên khi trong quá trình tư vấn sức khỏe xương khớp, bác sĩ khuyến khích bạn nên ăn nhiều rau. Bởi, hàm lượng vitamin - khoáng chất dồi dào (vitamin B, C, E, beta-carotene, kali, magie) trong rau, giúp tăng sản xuất tế bào hình thành xương, đồng thời chống lại bệnh loãng xương, cũng như bệnh lý xương khớp khác.
Bên cạnh đó, mỗi người cũng phải ăn vừa đủ thực phẩm giàu đạm như thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu, để duy trì khối lượng và chất lượng của xương. Các loại thực phẩm giàu Canxi, vitamin D như cá béo, gan, pho mát, lòng đỏ trứng cũng là lựa chọn bổ sung cần thiết, góp phần phát triển hệ xương khỏe mạnh, dẻo dai và giảm triệu chứng đau nhức.
Cần lưu ý, chế độ ăn mỗi ngày phải có đầy đủ các loại thực phẩm trên đây. Điều này giúp cân bằng dinh dưỡng trong cơ thể, tránh tình trạng thiếu - thừa nguy hại cho sức khỏe xương khớp. Ngoài ra trong bữa ăn, bạn cũng phải hạn chế thực phẩm nhiều đường và các chất béo xấu. Đây chính là yếu tố gây ra thừa cân - béo phì, làm tăng áp lực cho xương và khiến xương dễ bị gãy hơn.
2.2. Thường xuyên vận động hợp lý
Tập thể dục thường xuyên giúp tăng mật độ khoáng xương, tăng sức mạnh và kích thước của xương, đồng thời ngăn ngừa thoái hóa khớp. Bạn có thể lựa chọn một số bài tập như đi bộ, chạy bộ, dưỡng sinh, đạp xe, tập yoga, bơi lội để thực hiện đều đặn mỗi ngày. Khi ấy, các cơ quanh khớp cũng được khỏe mạnh, giảm mất xương và có thể giảm sưng, viêm hoặc đau ở khớp.
Vì xương khớp là một bộ phận dễ tổn thương nên trong quá trình vận động, bạn cần trang bị dụng cụ bảo vệ và chú ý khởi động thật kỹ trước khi luyện tập. Ngoài ra, cần duy trì cường độ và tần suất vận động hợp lý, không được tập quá sức có thể ảnh hưởng xấu đến xương khớp.
2.3. Thực hiện các bài tập tốt cho xương khớp
Bên cạnh vận động thể thao, bạn có thể tham khảo một số bài tập dưới đây, để tăng cường sức khỏe và độ dẻo dai của xương:
Bài tập 1
Hãy nằm xuống thảm, sau đó hai tay đan vào nhau, co chân, ép đầu gối xuống dưới ngực, đồng thời đầu và cổ từ từ đưa lên cao và chạm nhẹ vào đầu gối. Thực hiện luân phiên ở bên trái và bên phải mỗi 5 lần giúp giảm thiểu tình trạng đau, tê, nhức ở đùi và chân.
Bài tập 2
Đứng thẳng người, hai chân mở rộng bằng vai. Lấy chân trái làm trụ để trọng tâm cơ thể dồn vào chân trái. Sau đó, đặt hai tay ra phía sau đầu và đan vào nhau. Giữ trong vòng 10 giây thì đổi bên thực hiện.
Bài tập 3
Ngồi thẳng lưng, hai tay đặt trên đùi, mắt nhìn thẳng và cổ thả lỏng. Giữ nguyên tư thế này, đồng thời nghiêng người về bên phải để trọng lực dồn về phía này. Khi ấy, bạn có thể cảm nhận cột sống đang căng ra. Thực hiện khoảng 10 lần thì đổi bên và lặp lại. Bài tập này thúc đẩy tuần hoàn máu, giảm tình trạng đau lưng và mỏi cổ.
>> Xem thêm:
- Bài tập giảm đau thắt lưng tại nhà
- Bài tập hỗ trợ giảm đau khớp gối hiệu quả
- Bài tập thoái hóa cột sống lưng 5 phút hiệu quả mỗi ngày
- Bài tập giãn cơ giúp giảm đau lưng, đau cổ vai gáy
- Bài tập giúp giảm đau thần kinh tọa
2.4. Duy trì cân nặng hợp lý
Cân nặng khỏe mạnh có tác động tích cực đến sức khỏe xương khớp. Cụ thể, khi cân nặng được kiểm soát ổn định, điều này giúp xương, khớp không phải chịu sức nặng từ cơ thể, nhờ đó tránh tình trạng gãy xương, đau khớp xảy ra. Bên cạnh đó, duy trì cân nặng hợp lý giúp tăng khả năng hấp thu Canxi diễn ra thuận lợi, làm chậm quá trình lão hóa, cũng như giảm nguy cơ tiêu xương hoặc loãng xương.
Bài viết xem nhiều: > Cảnh báo béo phì là nguyên nhân gây đau lưng > Nguy cơ mắc bệnh xương khớp do tăng cân sau Tết2.5. Tránh mang vác nặng, sinh hoạt không đúng
Cách bảo vệ xương khớp tốt nhất chính là đứng - ngồi ở tư thế thẳng. Khi bạn đứng hoặc ngồi thẳng lưng, diện tích tiếp xúc giữa hai mặt khớp đạt mức độ cao nhất, giúp hạn chế tối đa áp lực cho xương. Ngoài ra, tư thế này cân bằng các cơ quanh khớp - dây chằng, giảm bớt áp lực chèn ép lên hai mặt sụn khớp, qua đó giảm nguy cơ đau nhức và dễ thoái hóa khớp.
Bên cạnh tư thế sinh hoạt đúng, bạn cũng phải hạn chế tư thế ảnh hưởng đến sức khỏe xương khớp như ngồi nhiều - ít vận động; nằm đệm hoặc võng quá lâu; nằm gối cao khi ngủ; vác đồ vật nặng hoặc xách một bên vai; đi khom người hoặc đứng xiêu vẹo.
2.6. Loại bỏ thói quen không tốt cho xương khớp
Hút thuốc lá là một trong những thói quen xấu đối với xương khớp. Khi hút thuốc thường xuyên, điều này khiến xương dễ bị gãy, đồng thời tình trạng đau thắt lưng, viêm khớp dạng thấp có thể xảy ra nhanh hơn. Cùng với thuốc lá, rượu cũng là nguyên nhân hàng đầu khiến nồng độ Canxi trong xương giảm đi, gây ra tình trạng loãng xương hoặc mất xương. Do đó, để bảo vệ xương khớp khỏi nguy cơ tổn thương thì ngay hôm nay, bạn nên từ bỏ hoàn toàn thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia.
2.7. Thăm khám khi có dấu hiệu bất thường
Nếu xuất hiện triệu chứng đau nhức, sưng hoặc viêm xương khớp sau khi vấp ngã hoặc tai nạn, tốt nhất bạn nên đi khám ngay để bác sĩ có thể kiểm tra, đánh giá mức độ tổn thương chính xác. Ngoài ra, hãy duy trì thói quen tầm soát xương khớp định kỳ để sớm phát hiện bệnh lý bất thường, đồng thời cần ưu tiên lựa chọn phòng khám uy tín - nơi có đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu chuyên môn giúp bạn xây dựng kế hoạch điều trị tối ưu, bảo vệ sức khỏe xương khớp toàn diện.
Được thành lập từ năm 2006, đến nay phòng khám ACC (thành viên của tập đoàn FV) đã có bốn cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng với đầy đủ trang thiết bị hiện đại, đáp ứng nhu cầu chăm sóc xương khớp theo tiêu chuẩn quốc tế.
Theo đó, phòng khám nổi bật với phương pháp Trị Liệu Thần kinh Cột Sống (nắn chỉnh xương), hỗ trợ điều trị các bệnh lý xương khớp an toàn, đảm bảo hiệu quả dài lâu mà không cần dùng thuốc hay phẫu thuật.
Khi bệnh nhân cảm thấy khỏe hơn, bác sĩ ACC tiến hành kết hợp Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng bằng máy móc hiện đại (máy kéo giãn giảm áp cột sống DTS, công nghệ laser thế hệ IV, sóng xung kích shockwave, thiết bị phục hồi chức năng ATM2, thiết bị giảm áp cột sống cổ Cervico 2000, thiết bị giảm áp cột sống lưng Vertetrac và nổi bật là liệu trình Pneumex Pneuback duy nhất tại Việt Nam) nhằm thúc đẩy tốc độ phục hồi, giúp người bệnh nâng cao khả năng vận động và sớm lấy lại niềm vui trong cuộc sống.
Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể tin tưởng và an tâm điều trị tại phòng khám ACC với 100% đội ngũ bác sĩ nước ngoài, được đào tạo chính quy ở các trường đại học lớn trên thế giới như Palmer University, Cleveland University, New York Chiropractic. Đồng thời, bằng kinh nghiệm thực hành nhiều năm, bác sĩ ACC đảm bảo chẩn đoán đúng, tư vấn chính xác và xây dựng phác đồ điều trị phù hợp để mang lại kết quả tối ưu.
Đặc biệt, ACC tự hào mang đến quy trình khám bệnh chuẩn Y khoa với thủ tục đơn giản và rút ngắn thời gian thăm khám. Đội ngũ nhân viên tại đây cũng được đào tạo bài bản, sẵn sàng giải đáp thắc mắc, hỗ trợ bệnh nhân nhanh chóng quay về cuộc sống bình thường.
Bài viết trên đây đã chia sẻ 7 cách chăm sóc sức khỏe xương khớp mỗi ngày. Hãy tham khảo và áp dụng ngay, để bảo vệ xương khớp toàn diện, ngăn ngừa nguy cơ thoái hóa. Ngoài ra, nếu lo lắng về tình trạng xương khớp hiện tại, bạn có thể liên hệ với phòng khám ACC TẠI ĐÂY để đặt lịch và được tư vấn cùng với chuyên gia.