Hiện nay, không chỉ Việt Nam mà rất nhiều các quốc gia trên thế giới đã và đang tiến hành quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng, từ đó mà nhu cầu về sự giao thương giữa các quốc gia diễn ra vô cùng mạnh mẽ. Chính vì vậy, ngành Kinh tế đối ngoại trở nên ngày càng phổ biến và thu hút nguồn nhân lực khổng lồ. Vậy ngành Kinh tế đối ngoại học gì? Học xong ra trường làm gì? Bạn hãy cùng tìm hiểu chi tiết về ngành học này tại UEL trong bài viết dưới đây nhé!
1. Ngành Kinh tế đối ngoại là gì?
Mã ngành: 7310106
Kinh tế đối ngoại (International Economics) là một ngành học nghiên cứu về các hoạt động trao đổi và giao thương về kinh tế giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ và địa giới khác nhau trên toàn thế giới. Cụ thể hơn, lĩnh vực của Kinh tế đối ngoại bao gồm đầu tư quốc tế, thương mại quốc tế, quan hệ tiền tệ, tín dụng quốc tế, chuyển giao công nghệ và nhiều dịch vụ quốc tế khác.
Theo học ngành này, sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức chuyên sâu về đầu tư quốc tế, quản lý thị trường ngoại hối và thương mại quốc tế; có khả năng phân tích và đánh giá hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu, sự biến động của tỷ giá hối đoái và đầu tư quốc tế; có kiến thức về xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách thương mại và dự án đầu tư trong và ngoài nước; các kiến thức về kinh tế và xã hội hiện đại của các khu vực và thế giới.
2. Học ngành Kinh tế đối ngoại tại UEL như thế nào?
Thời gian đào tạo ngành Kinh tế đối ngoại tại UEL kéo dài trong 4 năm, được chia làm 8 học kỳ.
Khối lượng kiến thức đào tạo toàn khóa của ngành là 130 tín chỉ (chưa kể phần kiến thức giáo dục quốc phòng, giáo dục thể chất và ngoại ngữ): trong đó khối kiến thức giáo dục cơ bản là 46 tín chỉ, khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp là 84 tín chỉ (gồm 22 tín chỉ kiến thức cơ sở ngành, 52 tín chỉ kiến thức chuyên ngành, 10 tín chỉ thực tập cuối khóa và khóa luận tốt nghiệp hoặc các học phần chuyên môn).
Cụ thể, bạn có thể tham khảo cấu trúc chương trình đào tạo của ngành Kinh tế đối ngoại tại UEL trong bảng dưới đây:
Tóm tắt cấu trúc chương trình đào tạo ngành Kinh tế đối ngoại của UEL
Bên cạnh chương trình đào tạo chuẩn, tại UEL còn có chương trình đào tạo ngành Kinh tế đối ngoại chất lượng cao và chất lượng cao bằng tiếng Anh với nhiều lợi thế dành cho sinh viên khi theo học, cụ thể như:
- - Sinh viên được tiếp cận chương trình học tiên tiến với nội dung chuyên sâu và nâng cao theo định hướng nghiên cứu gắn liền với thực tiễn;
- - Sinh viên được nâng cao khả năng tiếng Anh thông qua môi trường học tập và giảng dạy sử - dụng bằng tiếng Anh;
- - Sinh viên được tiếp cận với phương pháp giảng dạy và học tập hiện đại, lấy người học làm trung tâm, giúp người học hoàn thiện các kỹ năng phát triển bản thân;
- - Sinh viên được tiếp cận với chương trình đào tạo được thiết kế rất linh hoạt, tạo sự chủ động cho sinh viên trong việc học vượt, học ngành chính, ngành phụ và học song ngành;
- - Sinh viên được củng cố các kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp thông qua các chương trình kiến tập, thực tập, tham quan tại các công ty, doanh nghiệp hàng đầu cả ở trong nước và quốc tế;
- - Sinh viên được thường xuyên giao lưu, tiếp xúc với các nhà quản trị xuất sắc, các doanh nhân tiêu biểu, các nhà tuyển dụng hàng đầu và các cựu sinh viên thành đạt;
- - Sinh viên được học tập và sinh hoạt trong khu đô thị Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh với quy mô đầu tư hiện đại bậc nhất tại Việt Nam và trong khu vực;
- - Sinh viên được cung cấp nguồn học bổng đa dạng, được trao đổi với sinh viên quốc tế và có cơ hội được đi du học tại các trường đại học hàng đầu trên thế giới.
- - Ngoài ra, sinh viên còn được tham gia các chương trình liên kết quốc tế, chuyển tiếp sang học tại các trường Đại học đối tác của UEL ởMỹ, Pháp, Anh, Úc…
Đối với chương trình chất lượng cao bằng tiếng Anh, ngoài các lợi thế kể trên, sinh viên còn có một số ưu thế riêng như:
- - Sinh viên được giảng dạy và học tập trong môi trường hoàn toàn bằng tiếng Anh;
- - Sinh viên được đào tạo tăng cường cả tiếng Anh cơ bản và tiếng Anh học thuật;
- - Được tích hợp các chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế: CFAB, CMA, CFA;
- - Sinh viên còn có cơ hội được đi thực tập tại các tập đoàn quốc tế và các công ty đa quốc gia.
3. Điểm chuẩn ngành Kinh tế đối ngoại của UEL
4. Cơ hội việc làm cho sinh viên ngành Kinh tế đối ngoại sau khi tốt nghiệp UEL
Sau khi tốt nghiệp ngành Kinh tế đối ngoại tại UEL, sinh viên sẽ có lợi thế ngoại ngữ vượt trội cùng với kiến thức chuyên môn vững vàng và các kỹ năng nghề nghiệp cần thiết để dễ dàng tìm được các công việc phù hợp ở các vị trí như:
- - Làm chuyên viên quan hệ quốc tế trong các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực kinh tế đối ngoại như Bộ Ngoại giao, Bộ Công thương, Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Quốc tế, Vụ hợp tác quốc tế của các Bộ, Sở thương mại, Sở Kế hoạch & Đầu tư, Cục xúc tiến thương mại…
- - Làm chuyên viên logistics, chuyên viên kinh doanh xuất nhập khẩu, chuyên viên phát triển thị trường quốc tế và thương hiệu, chuyên viên thanh toán quốc tế, chuyên viên quan hệ quốc tế,… trong các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế. Nếu có năng lực và kinh nghiệp tốt, trong tương lai có khả năng trở thành nhà quản lý cao cấp hoặc doanh nhân.
- - Làm chuyên viên trong các tổ chức, định chế kinh tế quốc tế như UNCTAD, ILO, IMF, ADB, NGOs, World Bank,… Nếu có năng lực, trong tương lai có thể trở thành các chuyên gia trong các tổ chức quốc tế này.
- - Làm chuyên viên phòng kinh doanh chuyên tìm kiếm, đàm phán và thương lượng để ký kết hợp đồng mua bán quốc tế với các đối tác là các công ty, doanh nghiệp nước ngoài;
- - Làm chuyên viên phòng nghiệp vụ xuất nhập khẩu chịu trách nhiệm xử lý quá trình kho bãi, vận chuyển, thanh toán, bảo hiểm… để đảm bảo hợp đồng được diễn ra theo đúng tiến độ;
- - Làm chuyên viên hoạch định chính sách tại các bộ phận hợp tác quốc tế và kinh tế đối ngoại tại các đơn vị liên quan đến kinh doanh quốc tế;
- - Làm chuyên gia nghiên cứu, tư vấn, phân tích hoạch định chính sách, giảng viên giảng dạy các lĩnh vực liên quan đến kinh tế đối ngoại tại các trường đại học, các viện nghiên cứu.
Qua các thông tin trong bài viết “Review ngành Kinh tế đối ngoại trường Đại học Kinh tế - Luật (UEL): Ngành học HOT nhất năm 2022” chắc hẳn bạn đã hiểu rõ hơn về ngành Kinh tế đối ngoại tại UEL. Nếu bạn vẫn đang băn khoăn không biết chọn ngành học nào thuộc khối Kinh tế thì ngành Kinh tế đối ngoại là một ngành rất đáng để cân nhắc lựa chọn, bởi ngành này có rất nhiều cơ hội việc làm cũng như tiềm năng phát triển nghề nghiệp trong tương lai. Chúc bạn sớm tìm được ngành nghề phù hợp với bản thân mình.