Hiện nay, không chỉ Việt Nam mà rất nhiều các quốc gia trên thế giới đã và đang tiến hành quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng, từ đó mà nhu cầu về sự giao thương giữa các quốc gia diễn ra vô cùng mạnh mẽ. Chính vì vậy, ngành Kinh tế đối ngoại trở nên ngày càng phổ biến và thu hút nguồn nhân lực khổng lồ. Vậy ngành Kinh tế đối ngoại học gì? Học xong ra trường làm gì? Bạn hãy cùng tìm hiểu chi tiết về ngành học này tại UEL trong bài viết dưới đây nhé!

1. Ngành Kinh tế đối ngoại là gì?

Mã ngành: 7310106

Kinh tế đối ngoại (International Economics) là một ngành học nghiên cứu về các hoạt động trao đổi và giao thương về kinh tế giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ và địa giới khác nhau trên toàn thế giới. Cụ thể hơn, lĩnh vực của Kinh tế đối ngoại bao gồm đầu tư quốc tế, thương mại quốc tế, quan hệ tiền tệ, tín dụng quốc tế, chuyển giao công nghệ và nhiều dịch vụ quốc tế khác.

Theo học ngành này, sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức chuyên sâu về đầu tư quốc tế, quản lý thị trường ngoại hối và thương mại quốc tế; có khả năng phân tích và đánh giá hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu, sự biến động của tỷ giá hối đoái và đầu tư quốc tế; có kiến thức về xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách thương mại và dự án đầu tư trong và ngoài nước; các kiến thức về kinh tế và xã hội hiện đại của các khu vực và thế giới.

2. Học ngành Kinh tế đối ngoại tại UEL như thế nào?

Thời gian đào tạo ngành Kinh tế đối ngoại tại UEL kéo dài trong 4 năm, được chia làm 8 học kỳ.

Khối lượng kiến thức đào tạo toàn khóa của ngành là 130 tín chỉ (chưa kể phần kiến thức giáo dục quốc phòng, giáo dục thể chất và ngoại ngữ): trong đó khối kiến thức giáo dục cơ bản là 46 tín chỉ, khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp là 84 tín chỉ (gồm 22 tín chỉ kiến thức cơ sở ngành, 52 tín chỉ kiến thức chuyên ngành, 10 tín chỉ thực tập cuối khóa và khóa luận tốt nghiệp hoặc các học phần chuyên môn).

Cụ thể, bạn có thể tham khảo cấu trúc chương trình đào tạo của ngành Kinh tế đối ngoại tại UEL trong bảng dưới đây:

Tóm tắt cấu trúc chương trình đào tạo ngành Kinh tế đối ngoại của UEL

Bên cạnh chương trình đào tạo chuẩn, tại UEL còn có chương trình đào tạo ngành Kinh tế đối ngoại chất lượng cao và chất lượng cao bằng tiếng Anh với nhiều lợi thế dành cho sinh viên khi theo học, cụ thể như:

Đối với chương trình chất lượng cao bằng tiếng Anh, ngoài các lợi thế kể trên, sinh viên còn có một số ưu thế riêng như:

3. Điểm chuẩn ngành Kinh tế đối ngoại của UEL

4. Cơ hội việc làm cho sinh viên ngành Kinh tế đối ngoại sau khi tốt nghiệp UEL

Sau khi tốt nghiệp ngành Kinh tế đối ngoại tại UEL, sinh viên sẽ có lợi thế ngoại ngữ vượt trội cùng với kiến thức chuyên môn vững vàng và các kỹ năng nghề nghiệp cần thiết để dễ dàng tìm được các công việc phù hợp ở các vị trí như:

Qua các thông tin trong bài viết “Review ngành Kinh tế đối ngoại trường Đại học Kinh tế - Luật (UEL): Ngành học HOT nhất năm 2022” chắc hẳn bạn đã hiểu rõ hơn về ngành Kinh tế đối ngoại tại UEL. Nếu bạn vẫn đang băn khoăn không biết chọn ngành học nào thuộc khối Kinh tế thì ngành Kinh tế đối ngoại là một ngành rất đáng để cân nhắc lựa chọn, bởi ngành này có rất nhiều cơ hội việc làm cũng như tiềm năng phát triển nghề nghiệp trong tương lai. Chúc bạn sớm tìm được ngành nghề phù hợp với bản thân mình.

Link nội dung: https://cdsphagiang.edu.vn/index.php/nganh-kinh-te-doi-ngoai-la-gi-a42596.html